Hướng dẫn cách vào nước hồ thủy sinh

trong bài viết này chúng em sẽ giới thiệu từng bước làm hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu. Từ cách trải cốt nền tới vào cây, lên nước cũng như nắp đặt thiết bị một cách chi tiết nhất.

Như trong phần 1 em đã giới thiệu sơ bộ về những phụ kiện cần và đủ cho 1 hồ thủy sinh cho người mới bắt đầu. Trong phần 1 em chưa giới thiệu tới hệ thống lọc cho hồ thủy sinh, bây h em sẽ bắt đầu từ lọc. Lọc cho hồ thủy sinh thông thường chúng ta dùng lọc thùng nhiều hơn là lọc tràn, thứ nhất là mang tính thẩm mỹ, tiếp đến là hiệu quả mang lại và thứ 3 là không tốn không gian cho hồ thủy sinh. Để chúng ta có thể nhìn hồ thủy sinh của mình trọn vẹn hơn. Với hệ lọc kín là điều cần thiết với hồ thủy sinh ngoại trừ những hồ nhỏ, hồ cá để bàn, hồ cá mini... Thứ Tự Setup Hay Quy Trình Làm Hồ Thủy Sinh Cơ Bản. Sau khi lên ý tưởng và đã chọn xong các phụ kiện cần và đủ như ở phần 1 đã nêu. Chúng ta lần lượt sắp xếp thứ tự setup cho hồ thuỷ sinh như sau. Cốt nền giải xuống đầu tiên. Lưu ý khi giải nếu là bố cục 2 bên thì chúng ta tập chung giải qua 2 bên. Tốt nhẩt là chúng ta giải ở khu vực trồng cây nhiều hoặc những cây cần dinh dưỡng cao. Nhớ rằng ko nên để sát bề mặt kính để khi nhìn không thấy lớp cốt nền sẽ đẹp hơn. Tiếp đền đổ phân nền với độ dày vừa phải để phần tiếp theo chúng ta cho đá hoặc lũa trong ý tưởng thiết kế hồ thủy sinh của mình. Bố cục xong lũa đá thì chúng ta dặm thêm phân nền ở vị trí cần thêm. Bước tiếp theo lấy bình xịt nước xịt nhẹ lên lớp phân nền vừa mới setup để bụi lắng xuống và chúng ta dần cho nước lên. Cho nước vào hồ chúng ta dùng ống nhỏ hoặc mở nhỏ nước, dưới đầu vòi nước vào nên dùng bao nilong hoặc cái dĩa để cho nước ko tung lớp nền và cốt nên. Dâng nước cho tới khi cao bằng mực phân nền ở vị trí cao nhất thì chúng ta tiến hành cắm cây. Cắm cây với người mới bắt đầu nên dùng nhíp cắm mũi cong, sẽ đơn giản hơn so với nhíp mũi thẳng. Xin lưu ý không dùng nhíp nhổ nông lách ra cắm cây vì nó rất sắc,làm hư cây hết. Với những anh chị hồ chơi có dán rêu hoặc dán cây trên lũa thì có thể dùng keo chuyên dán cây thủy sinh để cố định chung trên nhũng vị trí mình mong muốn. Sau khi cắm cây xong thì từ từ rút nước và hút mặt váng cũng như vớt những lá cây trôi nổi trên mặt hồ. Làm xong phân đoạn này là chúng ta đã setup gần như xong 1 hồ thủy sinh. Vào nước trở lại. lần này cho full hồ nếu như nước đã trong. Tiến Hành nắp đặt bộ lọc cho hò thủy sinh, co2 cho cây thủy sinh, đèn thủy sinh, hẹn giờ cho đèn thủy sinh, lọc váng.... Cách chăm sóc và thay nước cũng như chế độ đèn cho hồ thủy sinh mới setup. Nên dùng vi khuẩn quang hợp cho hồ thủy sinh khi mới setup để khởi tạo 1 hệ vi sinh ổn định và làm trong nước cũng như làm cho cây phát triển tốt hơn. Mới setup hồ thì tuần đầu nên thay nước đều đặn 1 ngày 30% cho tuần đầu tiên và châm vi sinh bù lại số nước thay ra. đèn bật 6-8 tiếng và nên cách nhau. VD sáng và chiều. co2 mở nếu hồ cần co2. Tới tuần tiếp theo thì thay nước với tần xuất ít hơn có thể 2-3 ngày mới thay Lưu ý. trong quá trình mới setup ngoài việc thay nước thường xuyên thi ta lên để ý tới cây trồng. Quan sát sự thích nghi và sự phát triển của cây. Nếu có gì khúc mắc hoặc không hiểu lý do, xin vui lòng pm cho chung tôi. Chung tôi sẽ có câu trả lời cho quý anh chị. Xin chúc anh chị mới bắt đầu chơi hồ thủy sinh thành công. Xin đón đọc phần tiếp theo của chung tôi viết về cây thủy sinh Trân Châu Ngọc Trai sự khác biệt giữa gieo hạt và cắm từng cọng. Bài Được Viết Bởi Thủy Sinh 365.

Chăm sóc, vệ sinh hồ thủy sinh đúng cách sẽ giúp sinh vật thủy sinh trong hồ phát triển tốt. Tuy nhiên, những người mới chơi hồ thủy sinh thường không biết chăm sóc, vệ sinh hồ như thế nào để hồ luôn đẹp. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu các cách tự chăm sóc và vệ sinh hồ thủy sinh cho người mới.

Hướng dẫn cách vào nước hồ thủy sinh

Hồ thủy sinh là một hệ sinh thái khép kín gồm động, thực vật và các loại vi khuẩn. Trong quá trình chơi bể thủy sinh, trong hồ sẽ sản sinh nhiều cặn bẩn như phân cá, lá cây bị chết, các loại rêu, tảo gây hại,…

Nếu không chăm sóc và vệ sinh hồ thủy sinh thường xuyên thì các cặn bẩn sẽ gây ô nhiễm hồ, nước sẽ bị đục. Từ đó gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các loài sinh vật thủy sinh có trong hồ.

Việc chăm sóc, vệ sinh hồ thủy sinh định kỳ còn mang đến rất nhiều lợi ích khác như:

  • Cung cấp lượng CO2 cần thiết, lượng oxi lớn, lượng Ca, Mg và một số khoáng chất quan trọng cho hồ thủy sinh.
  • Loại bỏ được phần lớn các độc tố, mầm bệnh, cặn bẩn,… ra khỏi hồ.
  • Nước hồ trong hơn, khử mùi tanh của cá, nâng cao thẩm mỹ của hồ thủy sinh.

Hướng dẫn cách vào nước hồ thủy sinh

Cách chăm sóc hồ thủy sinh cho người mới

Với những người mới chơi hồ thủy sinh, việc chăm sóc hồ đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây chính là những bước chăm sóc bể thủy sinh để hồ duy trì được vẻ đẹp tự nhiên và ngày một phát triển.

Thời gian chiếu sáng hồ

Với những bể mới setup thì tổng ánh sáng cung cấp cho bể thủy sinh chỉ nằm trong khoảng 8 giờ đến 12 giờ/ ngày. Tuần đầu tiên nên giảm cường độ ánh sáng xuống còn 50% và tăng dần cường độ chiếu sáng vào các tuần sau đó.

Những bể đang hoạt động ổn định thì nên chiếu sáng thành hai giai đoạn trong ngày để ngăn ngừa tảo hại phát triển. Nhưng vẫn cần đảm bảo thời gian chiếu sáng cho sinh vật trong hồ luôn phát triển ổn định.

Cắt tỉa cây thủy sinh

Những cây thủy sinh khi phát triển cần được cắt tỉa định kỳ, giúp cây có hình dáng bắt mắt hơn. Đồng thời, bạn cũng cần loại bỏ những lá già, yếu, bị tổn thương của cây để rêu hại không bám vào đó mà phát triển.

Cho cá ăn đúng cách

Không nên cho cá ăn quá nhiều làm dư thừa thức ăn trong bể. Thức ăn của cá thủy sinh thường có nhiều đạm, nếu dư thừa dễ gây ô nhiễm môi trường nước. Bạn chỉ nên cho cá ăn từ 1 đến 2 ngày một lần.

Quan sát hồ thường xuyên

Bạn cũng cần phải quan sát cây cối, cá tép trong hồ thủy sinh một cách thường xuyên. Nếu như cây cối bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng thì rất dễ phát bệnh, rêu hại cũng sẽ bùng phát rất nhanh. Quan sát kỹ sự phát triển của sinh vật trong hồ giúp bạn phát hiện sớm và xử lý vấn đề dễ dàng hơn.

Hướng dẫn cách vào nước hồ thủy sinh

Các bước vệ sinh hồ thủy sinh cho người mới

Vệ sinh hồ thủy sinh định kỳ là cách để các sinh vật thủy sinh trong hồ có được môi trường sống sạch đẹp, thông thoáng. Dưới đây chính là các cách vệ sinh hồ để bạn có được một bể cá cảnh đẹp, trong suốt:

Vệ sinh đáy, kính hồ thủy sinh

Để vệ sinh mặt kính và đáy hồ thủy sinh, bạn cần phải sử dụng cây cạo kính và ống hút nền. Các bước thực hiện như sau:

  • Cây cạo kính giúp làm sạch mặt kính hồ rất hiệu quả, đặc biệt là các hồ lớn và sâu. Trong quá trình làm sạch mặt kính, bạn không nên lấy các vật dụng trong hồ ra gây ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật trong hồ.
  • Ống hút nền được sử dụng để hút cặn bẩn dưới nền của hồ thủy sinh. Khi hút cặn bẩn, bạn nên hút từ từ, chậm rãi, không gây xói mòn sỏi nền. Nhằm đảm bảo cấu trúc nền không bị hư hại và cây thủy sinh không bị bật gốc.
  • Ngoài ra, mặt trong và ngoài kính cũng cần được vệ sinh để tạo vẻ đẹp thẩm mỹ cho hồ thủy sinh. Bạn hãy sử dụng khăn vải sạch để lau mặt trong kính, sử dụng nước lau kính chuyên dụng để vệ sinh mặt ngoài của kính.

Dọn dẹp lá cây, xác cá, rêu tảo trong hồ

Đây là bước quan trọng cần thực hiện trước khi thay nước hồ thủy sinh. Bạn cần loại bỏ tảo đóng trên mặt hồ, trên các vật trang trí bằng dụng cụ chuyên dụng. Bạn có thể thả vào hồ cá lau kiếng để dọn dẹp sạch tảo vì thức ăn của loài cá này là tảo.

Bên cạnh đó, bạn hãy vớt toàn bộ lá cây rụng và xác cá chết ra khỏi hồ. Đây là những thứ gây ô nhiễm nước hồ, khiến hồ nhanh bị bẩn, đóng váng, nước bị đục mờ.

Vệ sinh thiết bị lắp đặt trong hồ

Khi lắp đặt hồ thủy sinh, bạn cần đưa vào trong hồ khá nhiều thiết bị để sinh vật có thể phát triển tốt. Các dụng cụ trong hồ bạn cần chú ý vệ sinh đó là:

  • Bộ lọc nước: Nếu cần làm mới bộ lọc, bạn không được thay đổi các thiết bị bên trong bộ lọc nước ngay. Mà hãy rửa sạch các thiết bị lọc mới bằng nước ở nhiệt độ thường. Sau đó thay thế từng bộ phận trong bộ lọc để lớp vi khuẩn được tạo ra trong quá trình chơi hồ thủy sinh được giữ nguyên.
  • Hệ thống CO2: Một phần của đầu ống bơm CO2 ở trong hồ thủy sinh dễ bị bám rêu, tảo, bụi bẩn. Bộ phận này rất dễ tháo rời, bạn chỉ cần rửa sạch và lắp lại vào đúng vị trí.
  • Hệ thống chiếu sáng: Sau một thời gian dài, các đèn chiếu sáng có thể bám bụi bẩn. Bạn hãy lau sạch các bóng đèn để lấy lại nguồn sáng ban đầu cho các sinh vật trong bể.

Thay nước hồ thủy sinh

Quá trình thay nước cho hồ thủy sinh cũng cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Khi thay nước, bạn không nên thay 100% nước có trong hồ sẽ khiến cá bị mệt mỏi hoặc chết vì không quen với môi trường nước mới.

Bạn nên thay khoảng 15% đến 30% lượng nước cũ trong hồ bằng nước mới. Làm như vậy sẽ tạo được một môi trường hài hòa, sinh vật sẽ không bị sốc nước khi thay đổi môi trường sống một cách đột ngột.

Trên đây là một số phương pháp để những người mới có thể tự chăm sóc và vệ sinh hồ thủy sinh của mình ngay tại nhà. Qua những thông tin này, hy vọng bạn có thể tìm được những cách chơi hồ thủy sinh đúng cách. Chúc bạn có được một chiếc hồ thủy sinh đẹp mắt với các sinh vật phát triển toàn diện.

Nếu bạn không có thời gian tự chăm sóc cho hồ của mình, hãy sử dụng dịch vụ vệ sinh, chăm sóc hồ thủy sinh định kỳ của Ylang Aquarium.