Hướng dẫn cài đặt zorin os 15

Với việc phát hành Zorin OS 15 Lite, người dùng Linux có cấu hình thấp có được tùy chọn phân phối mới đầy phong cách.

Zorin OS Lite là phiên bản rút gọn của Zorin OS 15 đầy đủ [dựa trên nền tảng Gnome] dựa trên Ubuntu 18.04.3 LTS và sử dụng Linux Kernel 5.0.

Mặc dù phần xoay được điều chỉnh theo hướng PC cũ hơn, spec thấp hơn, bản phân phối không tiết kiệm về độ hấp dẫn thị giác.

Môi trường máy tính để bàn Xfce 4.14 [vâng, phiên bản mới nhất] có giao diện đẹp mắt và bố cục vừa hợp lý vừa có trật tự, bắt chước một máy tính để bàn Windows truyền thống. Một lựa chọn hợp lý của các ứng dụng và tiện ích mặc định cũng có sẵn.

Nhóm Zorin nói: Chúng tôi tin rằng Zorin OS 15 Lite đại diện cho sự pha trộn hoàn hảo giữa sức mạnh, hiệu suất và khả năng sử dụng với sức mạnh cho phép bất cứ ai hít thở cuộc sống mới vào máy tính cũ của họ. Chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ thích sử dụng nó!

Và với bản phát hành này dựa trên Ubuntu 18.04 LTS, người dùng Zorin OS 15 Lite có thể mong muốn được tiếp tục cập nhật cho đến năm 2023 – thật tuyệt!

Tổng quan về các tính năng chính trong Zoin OS 15 Lite:

  • Nhân Linux 5.0
  • Hỗ trợ Flatpak
  • Bảng thông báo mới
  • Chế độ không làm phiền
  • Chủ đề với sự lựa chọn của các điểm nhấn màu sắc

Các yêu cầu hệ thống cho Zorin OS 15 Lite như sau:

CPU700 MHz Single CoreRAM512MBStorage8GBDisplay640 × 480 resolution

Khá thấp phải không?

Phiên bản Zorin OS 15 Ultimate đầy đủ bao gồm một loạt các bố cục máy tính để bàn, bao gồm bố trí lấy cảm hứng từ trung tâm và macOS.

Thật tuyệt khi thấy ít nhất một chiếc macOS được thiết kế miễn phí vì có khả năng các trình chuyển đổi Mac đang chú ý đến phiên bản Lite cũng như từ Windows 7 vào đầu năm tới.

Download Zorin OS 15 Lite

Zorin OS 15 Lite miễn phí tải xuống và sử dụng trên bất kỳ máy tính nào hỗ trợ nó.

Nếu trước đó bạn đã mua Zorin OS 15 Ultimate, bạn có thể tải xuống phiên bản nâng cao. Cùng với một chồng phần mềm và trò chơi được tải sẵn, bạn có thể chọn giữa bố cục máy tính để bàn Windows, macOS và Gnome 2 trong ứng dụng Giao diện Zorin.

Bạn có thể tải xuống Zorin OS 15 Lite file .iso 32 bit và 64 bit trực tiếp từ trang web

Sử dụng một công cụ như Etcher để flash tệp .iso vào thẻ nhớ USB hoặc thẻ SD để tạo phương tiện có thể khởi động mà bạn có thể sử dụng để cài đặt Zorin OS 15 Lite trên bất kỳ thứ gì có thể được khởi động từ thẻ USB hoặc thẻ SD!

Một trong những yếu tố làm cho việc Linux ngày càng thân thiện với người dùng hơn là việc thử ngay hệ điều hành mới mà không cần phải mất thời gian cũng như tiền bạc. Với vài phút download và một máy tính cỡ vừa thôi, công thêm một chiếc USB chừng 4GB, ta thỏa sức thử mọi hệ điều hành mới mà không cần tốn kém tiền mua bản quyền hay dung lượng ổ cứng trống thừa để cài đặt. Vậy n ngay sau khi đọc trên trang chủ thông tin về phiên bản mới 15 [đang 12 nhảy sang 15 mà không có 13 và 14], mình lập tức tải vè thử ngay. Laptop của mình màn hình đa chạm, phiên bản Ubuntu mới nhất 18.10 đã hỗ trợ một phần nhưng không mượt lắm, vẫn còn một số lỗi và hay bị khựng với tính năng chạm. Do đó mình thử qua một số các Distro để tìm xem bản thích hợp nhất với màn hình chạm mà dễ dùng thì đang dừng lại ở Elementary OS Juno, bản linux được xem là đẹp và đơn giản, thích hợp với mấy tay coder như mình nhưng vẫn có một số trở ngại nhất định và quan trọng là hỗ trợ màn hình chạm rất kém. Mình hay ngồi trên ghế sopha hay giường ngủ để gõ, mỗi lần mở màn hình góc lớn hơn 90 độ thì màn hình lại quay đủ hướng, lúc quay ngang, lúc lộn ngược dù đã chạy code để khóa xoay nhưng vẫn không mang lại hiệu quả gì.

Giờ nói qua một chút về ZORIN OS đã nhé. Như các bạn biết, hệ điều hành này dựa trên nên Ubuntu Gnome, được viết bởi cậu học sinh người Nga tên là Zorin hợp tác với người anh, cả hai đang theo học ở xứ Băng Đảo. Vậy nên khi mới phát hành lần đầu thì Zorin OS được cho là có xuất xứ từ Ireland cũng không có gì sai cả. Anh SV ban đầu chỉ muốn vọc chút cho đẹp và đơn giản dễ dùng nhất, nhẹ nhất cho người mới tập làm quen với thê giới chim cánh cụt. Sau đấy anh ta nhận ra rằng, việc tùy biến hệ điều hành này sang giao diện gần gũi với Windows chỉ được cái dễ làm quen nhưng không đẹp, đa số người dùng lại muốn chuyển giao diện của “chim” sang “táo” để nhìn sang chảnh hơn. Điều này kích thích ai chàng SV, sau lần phát hành thứ 2, họ có thêm giao diện của MAC OS. Nhưng càng tích hợp nhiều thứ thì càng nặng, vậy lại không còn phù hợp với tiêu chí ban đầu. Từ đó, mới sinh ra bản Core và bản Full để cái thỏa mãn cái đẹp, cái thỏa mãn cái nhẹ. Sau đấy để có khả năng duy trì công cuộc này, hai anh em người Nga quyết định thương mại một phần hệ điều hành này, bản Core và Lite vẫn miễn phí cho đại chúng và trường học. Kể từ ngày phát hành bản beta đầu tiên - tháng 8/2008, bản chính thức đầu tiên vào tháng 6/2009, anh chàng Artyom Zorin chỉ mới 12 tuổi và anh họ Kyrill chỉ mới 14 tuổi, đến nay được 12 phiên bản và thời gian gần đây, Zorin OS luôn dẫn đầu trong top 10 phiên bản linux tốt nhất, đẹp nhất và thân thiện nhất.

Zorin rất nhẹ và mượt, với máy có cấu hình yếu cỡ CoreDuo cách đây chừng 10 năm tuổi vẫn chạy phà phà. Với phiên bản mới nhất: Zorin 12, nó được tích hợp giao diện của Windows XP và 7 [mặc định] để cho bất cứ ai muốn làm quen cũng dễ dàng. Đối với người Việt, bản này có chút khó khăn trong việc gõ phím tiếng Việt. Dù đã được tích hợp bộ gõ ibus nhưng nó vẫn không hoạt động dù mình đã dùng rất nhiều cách để khởi chạy ibus. Mình chuyển qua dùng bộ gõ Fcitx thì gõ tiếng Việt một cách ngon lành và đơn giản, bộ gõ này có vẻ tốt hơn ibus-unikey vì nó ít xảy ra lỗi chữ hơn. Với phiên bản này, Zorin đá tích hợp khả năng sử dụng được cho các laptop lai 2-1, nhưng thỉnh thoảng việc touch vẫn bị trễ vài giây. Mình dùng bản Core, bản thấp nhất và miễn phí vẫn đủ dùng cho một coder, cái gì thiếu thì cài thêm, chủ yếu máy nhanh, mượt và ổn định. Giờ mới nói đến bản beta 15, download mất hơn 20p vì thời gian này “cáp quang biển gặp sự cố”, máy và đường truyền chậm có thể mất hơn 1 giờ với 2.4GB của một đĩa ISO. Với mọi trang web hướng dẫn dùng Etcher để tạo đĩa boot vì Etcher có thể chạy trên Win, Mac, Linux nhưng với mình, mình khuyên các bạn đang xài Win nên dùng Rufus. Rufus là bản Portable, không phải cài cắm gì sất cho mệt, nhưng bảo đảm tạo đĩa boot xong là chạy ngay, không một lần trở ngại với bất cứ hệ điều hành nào và với bất cứ ổ cứng định dạng nào. Sau khi boot được vào Zorin thì cảm nhận một trời khác biệt với bản 12. Đầu tiên là logo boot, đã thay đổi. Quá trình boot hơi lâu hơn với bản 12 nhưng đây chỉ mới là bản beta, không quan trọng lắm. Giao diện với hình nền nhẹ nhàng, rất có cảm tình ngay từ cái nhìn đầu tiên. Cái thay đổi nhiều nhất vẫn là giao diện. Phần giao diện giống Windows không thay đổi nhiều, nhưng họ đã cho tùy chỉnh mọi thứ trên đó. Bản 12, bạn muốn thay theme hay icon phải cài thêm Gnome Tweak, bản này đã được tích hợp luôn trong phần theme. Riêng giao diện Gnome đã được tùy biến lại, với thanh tác vụ nằm nổi lên bên trên và hàng icon mở nhanh cho phép di chuyển vào giữa hay ra một bên, tiện tay theo sở thích từng người. Đây là tính năng mới được cải tiến cho màn hình chạm. Thanh tác vụ được ẩn phía dưới màn hình và chạm để kéo lên, điều này làm cho nó có cảm giác dễ dàng hơn khi sử dụng ngón tay với màn hình. Thử chép bộ icon và theme của Mac OSX down trên trang Gnome-look.com, thay được giao diện nhanh chóng và mượt mà. Biểu tượng Zorin góc bên trái có thể được tùy biến là nút đa nhiệm hay menu, một cải tiến đáng giá lắm luôn. Cái nổi bật trong việc thay đổi hình nền là cho phép tự động thay hình nền tối và ban đêm và chuyển sáng vào ban ngày, giao diện tối là sự tích hợp “thời thượng” trong lúc này. Không điều chỉnh gì sau khi cài đặt hoàn tất thì icon mặc định có độ lớn vừa phải, giao diện không còn thưa như bản 12, do đó nội dung hiển thị được nhiều hơn trên màn hình, nhưng bù lại, kém thân thiện hơn cho màn hình đa chạm [đây là cải lùi rồi]. Mình thử nghiệm trên chiếc laptop HP Elitebook 820 G3 với màn hình fullHD touch 12inch, việc giảm khoảng cách giữa các icon trong giao diện [decreased DPI] làm hơi khó khăn trong việc chạm, nhưng vẫn mượt hơn trước. Việc bật bàn phím nhập liệu ngay tức thì khi dùng ngón tay chạm vào màn hình lúc đang nhập liệu làm cho bạn có cảm giác như đang dùng tablet thực thụ, Zorin khác biệt với các phiên bản khác chỗ này. Điều này có thể code lại được nhưng tích hợp sẵn thì dễ dàng hơn đúng theo tiêu chí ban đầu của Zorin là dễ dùng, dùng được ngay. Them cái mới là việc dùng 3 ngón tay để kéo mở màn hình đa nhiệm và 4 ngón tay để chuyển sang một trang desktop mới là một cải tiến không mới [Deepin đã tích hợp nó trước rồi] nhưng nó làm cho việc chạm trở nên thân thiện hơn với người dùng. Một điều mình cảm thấy vớ vẩn là Zorin chuyển trình duyệt mặc định sang Firefox - trình duyệt này kém thân thiện với màn hình touch, nhưng với Zorin thì chỉ cần nạp một dòng lệnh đơn giản thì Firefox vẫn touch mượt mà. Zorin bản Core không được cài sẵn bộ LibreOffice, khi cài thêm từ AppStore thì giao diện hoàn toàn khác hẳn với giao diện trên các bản phân phối linux khác. Nó được cải tiến lại giống hệt bộ Ofice 2016 trên Win với các thanh công cụ và bố trí tương đồng. Thêm nữa, trong phần cài sẵn có app To Do, tiện việc theo dõi kế hoạch làm việc và học tập mà không phải cài thêm.

Đối với người dùng Android, ứng dụng Zorin Connect mới là một tích hợp đáng hoan nghênh. Nó được thiết kế tích hợp sâu cho máy tính, cho phép bạn kết nối và đồng bộ hóa điện thoại Android của mình và thực hiện một số hoạt động hữu ích:

- Đồng bộ hóa thông báo điện thoại của bạn với máy tính của bạn

- Duyệt ảnh từ điện thoại của bạn

- Trả lời tin nhắn SMS và xem các cuộc hội thoại với các liên hệ của bạn

- Chia sẻ tệp và liên kết web giữa các thiết bị

- Sử dụng điện thoại của bạn làm điều khiển từ xa cho máy tính của bạn

- Điều khiển phát lại phương tiện trên máy tính của bạn từ điện thoại và tự động tạm dừng phát lại khi có cuộc gọi điện thoại

Sau khi cài tool quản lý pin cho laptop thì một bất ngờ rất lớn là laptop của mình chạy windows 10 với ổ cứng PCie M2 thì được 5 giờ pin. Với Zorin trên ổ cứng SSD 2.4 thì nó được đến 6 giờ sử dụng, đây quả là một thay rất lớn vì Linux trước giờ nổi tiếng là đốt năng lượng ghê gớm.

Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng về các tính năng đáng chú ý trong bản beta này [bạn có thể đọc nhiều hơn trên blog Zorin OS] là bổ sung hỗ trợ Flatpak bản địa. Do đó người dùng có một kho ứng dụng tốt nhất và rất dễ dàng cài đặt một loạt phần mềm từ kho ứng dụng khổng lồ.

Chủ Đề