Hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp đại học

Luận văn tốt nghiệp đại học, ngưỡng cửa cuối cùng mà mọi sinh viên đều phải vượt qua, để có thể chạm tay đến tấm bằng đại học. Hầu hết các sinh viên đều không có kinh nghiệm làm đúng, làm hay về dạng bài luận văn này. Bài viết dưới đây của Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn chi tiết cách viết luận văn tốt nghiệp làm hài lòng giảng viên, người đọc,… thông qua 10 bước chi tiết từ lúc chọn đề tài đến khi bảo vệ luận văn.

Luận văn tốt nghiệp đại học, hiểu đơn giản là một kỳ đánh giá cuối cùng dành cho sinh viên, kỳ thi này đánh giá năng lực, khả năng sinh viên có được, sau chặng đường 3-4 năm tích lũy kiến thức ở giảng đường.

Nhiều ý kiến cho rằng luận văn tốt nghiệp rất khó, nó đúng với những người không biết nên bắt đầu từ đâu. Tuy nhiên, tại đây, Luận Văn 24 sẽ hướng dẫn bạn cách viết luận văn tốt nghiệp trở nên dễ dàng hơn nhiều qua 10 bước sau:

  • Bước 1: Chọn đề tài/ đăng ký đề tài
  • Bước 2: Chọn giáo viên hướng dẫn, chốt đề tài và phân tích đề tài 
  • Bước 3: Xác định cấu trúc của bài làm luận văn tốt nghiệp 
  • Bước 4: Tìm kiếm, tổng hợp các nguồn tài liệu tham khảo 
  • Bước 5: Lên đề cương viết luận văn tốt nghiệp
  • Bước 6: Triển khai viết luận văn tốt nghiệp 
  • Bước 7: Kiểm tra, soát lỗi, hoàn thiện bài 
  • Bước 8: Làm slide thuyết trình 
  • Bước 9: Xây dựng kịch bản thuyết trình
  • Bước 10: Bảo vệ bài làm luận văn tốt nghiệp đại học

1. Bước 1: Chọn đề tài/ đăng ký đề tài

Bước 1 trong cách viết luận văn tốt nghiệp là Chọn đề tài

1.1. Các yêu cầu  

Ở bước đầu tiên khi tiến hành viết luận văn tốt nghiệp, chính là chọn đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp đại học, cần tuân thủ một số yêu cầu cơ bản sau:

  • Chọn đề tài phù hợp với ngành học.
  • Gắn liền với thực tiễn, có thể áp dụng được vào thực tế.
  • Phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội hiện tại.
  • Phù hợp với những yêu cầu, tiêu chí của ngành học.
  • Đề tài phù hợp với khả năng bản thân.

1.2. Cách tiến hành  

Liệt kê ra tất cả đề tài chuẩn bị cho bài luận, sau đó liệt kê ra những tiêu chí căn bản phù hợp với yêu cầu của ngành. Sàng lọc đề tài dựa trên những tiêu chí, yêu cầu đặt ra, loại bỏ dần các chủ đề không phù hợp.

2. Bước 2: Chọn giáo viên hướng dẫn, chốt đề tài và phân tích đề tài 

Chọn giáo viên hướng dẫn, chốt đề tài và phân tích đề tài

2.1. Nên 

Một số lưu ý nên làm khi chọn giáo viên hướng dẫn và chọn đề tài:

  • Chọn giáo viên cảm thấy phù hợp với điểm mạnh bản thân, yêu cầu đề tài.
  • Học hỏi kinh nghiệm từ các anh, chị đi trước trong việc chọn giảng viên.
  • Nêu ra thế mạnh, giảng viên định hướng chủ đề phù hợp.
  • Phân tích kỹ càng các đề tài được sàng lọc, chọn ra chủ đề làm bài luận.
  • Sau khi chọn được đề tài, lên một dàn bài chi tiết về đề tài đã chọn, phục vụ quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp đại học dễ dàng hơn.

2.2. Không nên 

Một số lưu ý nên tránh khi chọn giáo viên hướng dẫn và chọn đề tài:

  • Vội vàng chọn giảng viên thông qua thông qua lời nói người khác.
  • Chọn giảng viên theo cảm tính, không qua phân tích, yêu cầu đề tài ngành.
  • Giảng viên là người gợi ý chọn đề tài, không để giảng viên là người chọn đề tài.

3. Bước 3: Xác định cấu trúc của bài làm luận văn tốt nghiệp 

Xác định cấu trúc của bài làm luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp đại học, hay cái dạng luận văn khác, cấu trúc chung đều được chia làm 3 phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận. Tuy vào ngành học, yêu cầu của trường đại học, chủ đề,… mà độ dài của bài luận dài, ngắn khác nhau. Độ dài trung bình của một bài luận văn tốt nghiệp đại học thường không dưới 60 trang.

3.1. Phần mở đầu 

Phần mở đầu là nơi vẽ ra bức tranh tổng quát về chủ đề làm luận văn tốt nghiệp. Ở phần mở đầu, không cần quá dài dòng, đưa quá nhiều thông tin vào phần này, chỉ cần đảm bảo một số ý chính sau:

  • Vấn đề nghiên cứu
  • Mục tiêu nghiên cứu
  • Ý nghĩa, lý do của đề tài
  • Nội dung nghiên cứu
  • Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu của đề tài
  • Phương pháp nghiên cứu
  • Nguồn tài liệu tham khảo

3.2. Phần nội dung 

Phần nội dung của đề tài, phần quan trọng, nhất dài nhất khi làm bài luận văn tốt nghiệp đại học. Nội dung của phần này được chia làm 3 chương: tổng quan tài liệu, cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu và kết quả.

Phần 1: Tổng quan về tài liệu

  • Phân tích, đánh giá những tài liệu được sử dụng trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp, hoặc những tài liệu có liên quan.
  • Mục đích đánh giá phân tích tài liệu làm cho nội dung trong bài luận văn trở nên đa dạng hơn, là dẫn chứng bổ nghĩa cho quan điểm, ý kiến trong bài luận.
  • Tránh sử dụng những loại tài liệu, không liên quan, không có nhiều tác dụng, trích dẫn tài liệu cô đọng nội dung cần thiết, không lấy quá nhiều, lan man.
  • Nên liệt kê các tài liệu sẽ sử dụng thành một bảng biểu, dễ dàng nắm bắt và sử dụng.

Phần 2: Phương pháp nghiên cứu

  • Phương pháp thu thập thông tin: nếu là dữ liệu sơ cấp cần đưa ra thông tin phương pháp thu thập số liệu, nếu dữ liệu thứ cấp cung cấp nguồn thông tin của tài liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu cho bài luận.
  • Phương pháp phân tích, đánh giá thông tin: đưa ra phương pháp dùng để phân tích đánh giá, lý do chọn phương pháp đó, phác thảo những khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Phần 3: Kết quả.

Trình bài kết quả của quá trình nghiên cứu, có thể trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau: bảng biểu, biểu đồ, hình ảnh, mô tả,… dùng cách có thể diễn đạt chi tiết, cụ thể kết quả nhất có thể.

3.3. Phần kết luận 

Tóm tắt xâu chuỗi lại kiến thức và củng cố lại quan điểm ý kiến đưa ra cho bài luận văn tốt nghiệp. 

4. Bước 4: Tìm kiếm, tổng hợp các nguồn tài liệu tham khảo 

Tìm kiếm, tổng hợp các nguồn tài liệu tham khảo 

Tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo thông qua 2 nguồn chính: online và offline.

  • Một số nguồn tài liệu tham khảo offline thông dụng như: sách, giáo trình của giảng viên, các bài luận của anh/chị đi trước, các nghiên cứu được công bố,…
  • Các nguồn tài liệu online có thể tham khảo: ebook, tạp chí, các diễn đàn, các công cụ tìm kiếm [google, cốc cốc, microsoft, firefox,…]

5. Bước 5: Lên đề cương viết luận văn tốt nghiệp 

Lên đề cương viết luận văn tốt nghiệp là 1 bước quan trọng trong cách viết luận văn tốt nghiệp

Lên đề cương là 1 bước quan trọng trong cách viết luận văn tốt nghiệp. Cách viết đề cương cho bài luận văn tốt nghiệp gồm 5 bước như sau:

  • Chọn đề tài nghiên cứu hay và phù hợp
  • Xác định phương pháp và đối tượng chọn lựa nghiên cứu
  • Xây dựng đề cương luận văn
  • Dự đoán những khó khăn khi viết đề cương và đưa ra các giải pháp phù hợp
  • Lên kế hoạch triển khai từng đầu mục

Bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn viết đề cương luận văn tốt nghiệp, đề biết cụ thể hơn về quá trình viết ra đề cương luận văn tốt nghiệp chất lượng.

6. Bước 6: Triển khai viết luận văn tốt nghiệp

Triển khai viết luận văn tốt nghiệp

6.1. Lời cam đoan 

a] Mục đích/lý do nên viết/ tầm quan trọng

  • Mục đích: khẳng định mức độ chính xác của dữ liệu, thông tin được sử dụng trong bài luận.
  • Lý do: là căn cứ xử lý nếu phát hiện vi phạm, sao chép trong bài luận.
  • Tầm quan trọng: thông qua lời cam đoan người đọc, giảng viên có thể biết được phần nào sự nỗ lực trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp đại học.

b] Cách viết 

Viết lời cam đoan cho luận văn tốt nghiệp cần đảm bảo được các nội dung sau:

  • Khẳng định được bài luận văn tốt nghiệp là do bạn làm ra, và không sao chép ở bất kỳ đâu khác
  • Cam kết về nguồn dữ liệu tài liệu sử dụng trong bài
  • Lời kết lại sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu trong bài có bất cứ điều gì sai sự thật

Nếu bạn không có thời gian làm bước này, có thể sử dụng các lời cam đoan có sẵn, để dành thời gian nhiều hơn cho những phần khác.

6.2. Lời cảm ơn 

a] Mục đích/lý do nên viết/ tầm quan trọng

  • Mục đích: thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đến giảng viên, những người có tác động tích cực, thúc đẩy quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp đại học.
  • Lý do: cần gửi lời cảm ơn đến những người giúp đỡ trong quá trình bài luận, đây là cách nâng cao giá trị bài luận.
  • Tầm quan trọng: lời cảm ơn tạo ra nhiều cảm xúc tích cực hơn cho bài văn, thay đổi cảm xúc người đọc trong quá trình đọc bài luận.

b] Cách viết 

Viết lời cảm ơn khi làm luận văn tốt nghiệp cần có đủ 2 ý chính sau: lời cảm ơn và lời chúc.

  • Lời cảm ơn gửi đến những người giúp đổ trọng quá trình làm bài: ba, mẹ, anh, chị, bạn bè, giảng viên,…
  • Lời chúc tùy từng đối tượng mà gửi lời chúc phù hợp, thường lời chúc chỉ cần cho giảng viên là đủ.

Tham khảo bài viết những lời cảm ơn hay trong luận văn tốt nghiệp, để có tư duy viết lời chúc ấn tượng.

6.3. Mục lục và Phụ lục 

Phần phục lục và mục lục là bước cuối cùng khi làm bài luận để hoàn tất bài làm, nhưng ở đây theo mạch của bài viết, chúng mình sẽ trình bày luôn để bạn có cái nhìn tổng quan khi viết luận văn tốt nghiệp.

a] Vai trò/mục đích/ tầm quan trọng 

  • Mục đích: hệ thống lại tất cả những thứ xuất hiện trong bài luận văn tốt nghiệp.
  • Vai trò: người đọc có thể hệ thống, nắm bắt những nội dung xuất hiện trong bài luận văn.
  • Tầm quan trọng: thiếu phần mục lục người đọc không biết bài viết ba gồm những phần nào, hệ thống kiến thức trong bài, không nắm bắt được bao quát bài luận.

b] Các yêu cầu 

Trong phần mục lục của luận văn cần phải có đầy đủ những yếu tố sau: hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, bảng dữ liệu thô, ghi chú, phiếu câu hỏi khảo sát, bản sao nội dung cuộc phỏng vấn – nhằm minh họa, giải thích, chứng minh cho những nội dung trong luận văn là có cơ sở.

Nếu bạn không biết trình bày mục lục, tham khảo bài viết hướng dẫn trình bày mục lục trong luận văn, để có thể tự tạo ra một mục lục đúng chuẩn.

6.4. Viết chương mở đầu 

a] Lý do chọn đề tài 

Phần lý do chọn đề tài cần viết đầy đủ những ý sau: mức độ quan trọng, cấp thiết của đề tài, vai trò đề tài trong cuộc sống, khó khăn bất cập của đề tài còn hiện hữu trong xã hội.

b] Mục tiêu của đề tài 

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài phải được nêu ra một cách cụ thể, chi tiết, đảm bảo được tiêu chuẩn SMART: Specific [cụ thể], Measurable [có thể đo lường, Achievable [khả thi], Reasonable [hợp lý], Timely [có thời gian cụ thể].

c] Nội dung của bài làm luận văn tốt nghiệp 

Phần nội dung của bài làm luận văn tốt nghiệp cần trình bày các yếu tố chính: khái niệm kiến thức liên quan đến đề tài nghiên cứu,cơ sở lý luận, thực trạng đề tài nghiên cứu, đề xuất giải pháp.

d] Đối tượng nghiên cứu của bài làm luận văn tốt nghiệp đại học 

Cần nêu cụ thể về đối tượng: đối tượng đó là gì, là sự vật hiện tượng nào, bản chất của đối tượng,..

e] Các phương pháp nghiên cứu sử dụng 

Nêu ra phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài làm luận văn tốt nghiệp đại học, một số phương pháp nghiên cứu phổ biến:

  • Phương pháp nghiên cứu định lượng – định tính
  • Phương pháp liệt kê – so sánh
  • Phương pháp nghiên cứu tổng hợp
  • Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp – thứ cấp

h] Phạm vi nghiên cứu 

Phạm vi nghiên cứu gồm có: phạm vi không gian và phạm vi thời gian.

  • Phạm vi không gian: nới nghiên cứu diễn ra ở đâu, địa điểm nào.
  • Phạm vị thời gian: nghiên cứu về đề tài diễn ra vào thời gian nào, khi nào sẽ bắt đầu nghiên cứu.

6.5. Phần nội dung khi viết luận văn tốt nghiệp 

a] Phần Cơ sở lý luận 

  • Cơ sở lý luận: hệ thống các phương pháp phân tích lý luận sử dụng phân tích trong bài luận, lý giải các định nghĩa quan trọng sử dụng trong bài.
  • Lưu ý: tránh phân tích quá dài dòng, hệ thống lại các phương pháp ngắn gọn, cô đọng.

b] Phần Thực trạng/nội dung 

  • Thực trạng vấn đề: nêu lên hiện trạng của vấn đề, nguyên nhân dẫn đến, ảnh hưởng tác động của đề tài đến thực tiễn xã hội.
  • Lưu ý: tránh phân tích lan mang quá nhiều, nêu thẳng vào thực trạng vấn đề và ảnh hưởng của nó.

c] Phần giải pháp đề xuất 

    • Giải pháp đề xuất: đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề, khả năng thực hiện của giải pháp và giải pháp có giải quyết một cách triệt để vấn đề hay không.
  • Lưu ý: giải pháp từ đầu đến cuối không thay đổi, nhất quán giải pháp trong xuyên suốt bài luận.

6.6. Phần kết luận 

    • Tóm tắt lại toàn bộ nội dung của bài tiểu luận và khẳng định lại quan điểm. Độ dài của phần này phụ thuộc vào nội dung đã đưa ra trong bài tiểu luận.
    • Viết phần kết luận liên quan với phần mở đầu, tạo ra sự liên kết cho bài luận.
  • Không viết bất kỳ nội dung nào mới ở phần kết luận.
  • Tóm lược phần quan trọng của bài, không tổng hợp quá dài dòng.
  • Dùng ngôn từ xúc tích, cô đọng.

6.7. Tài liệu tham khảo 

Hệ thống lại tất cả những tài liệu sử dụng phục vụ trong quá trình làm bài luận văn tốt nghiệp đại học. Trích dẫn có phương pháp và đúng chuẩn, sử dụng các nguồn tài liệu uy tín, đáng tin cậy.

Tham khảo bảo viết hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo, để tìm ra phương pháp trích dẫn phù hợp với từng trường hợp, loại tài liệu khác nhau.

7. Bước 7: Kiểm tra, soát lỗi, hoàn thiện bài 

Kiểm tra, soát lỗi, hoàn thiện bài

Sau khi hoàn thành bài luận, có rất nhiều những lỗi khác nhau, dưới đây là một số lỗi cơ bản, bạn cần kiểm tra lại tránh mất điểm oan:

  • Dàn ý không bám sát chủ đề của bài luận
  • Sử dụng ngôn ngữ địa phương, ngôn ngữ không phù hợp trong bài.
  • Vấn đề về văn phong
  • Lỗi chính tả
  • Đạo văn
  • Lỗi đánh số trang
  • Lỗi trình bày
  • In trang bìa thiếu nội dung cần thiết

Ở phần này bạn có thể liên hệ lại với giảng viên hướng dẫn sửa những lỗi gặp trong bài.

8. Bước 8: Làm slide thuyết trình 

Làm slide thuyết trình

Sau khi đã làm bài luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh, bước tiếp theo là làm slide thuyết trình cho bài luận. Phần làm slide cần nhớ 1 lưu ý luôn bám sát theo những nội dung trong bài luận, mỗi slide được làm ra đều chứa nội dung của bài luận.

Một vài lưu ý cần tránh khi làm slide thuyết trình:

  • Tránh lan man, đưa những thông tin không cần thiết vào slide.
  • Không đưa toàn bộ nội dung của bài luận vào slide, trích dẫn những thông tin cần thiết, cô đọng.
  • Khi nên đi vào nội dung quá chi tiết.
  • Không quá lạm dụng các hiệu ứng, đồ họa.

Nếu bạn không còn thời gian để làm slide cho buổi thuyết trình, hãy tham khảo những mẫu slide ấn tượng mà chúng tôi đã tổng hợp được.

9. Bước 9: Xây dựng kịch bản thuyết trình

Xây dựng kịch bản thuyết trình
  • Kịch bản của buổi thuyết trình dựa trên nội dung của slide, kịch bản được xây dựng bao gồm cả trang và thời gian phân bổ cho nội dung từng mục, tạo nên kịch bản. 
  • Kịch bản thuyết trình gồm 5 bước như sau: mở đầu, đặt vấn đề, lý thuyết chung, giải quyết vấn đề, kết quả đạt được. Dựa vào thời gian của buổi thuyết trình, phân bố độ dài ngắn của mỗi bước cho phù hợp.

10. Bước 10: Bảo vệ bài làm luận văn tốt nghiệp đại học

Bảo vệ bài làm luận văn tốt nghiệp đại học

Bảo vệ luận văn là công đoạn cuối cùng của làm bài luận văn tốt nghiệp đại học. Bảo vệ luận văn là điều rất quan trọng, cần chuẩn bị kỹ càng tránh nhận được kết quả không như mong muốn.

 Tham khảo bài viết tổng hợp kinh nghiệm bảo vệ luận văn thạc sĩ, để bảo vệ luận văn một cách tốt nhất.

Như vậy, qua bài viết trên Luận văn 24 đã hướng dẫn cho bạn cách viết luận văn tốt nghiệp đại học, thông qua 10 bước siêu cụ thể mà chúng tôi vừa nêu ở trên. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức bổ ích đó, góp phần tạo ra cho bạn kết quả tốt khi còn ở giảng đường đại học.

Nếu Bạn sắp tốt nghiệp cao học và đang mệt mỏi với việc làm luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp của mình? Bạn bận rộn với công việc, gia đình, con cái… Bạn nên suy nghĩ đến việc Thuê làm luận văn tốt nghiệp tại  Luận văn 24- Đơn vị  đã giúp rất nhiều sinh viên năm cuối ra trường với khóa luận xuất sắc. Luanvan24 sẽ giúp bạn giải quyết hết tất cả những vấn đề này. Nhắn tin trực tiếp, hoặc liên hệ qua số Hotline 0988 55 2424 để được chăm sóc, hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề