Hướng dẫn thành lập đội pccc cơ sở chuyên ngành

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG của Đội phòng cháy chửa cháy cơ sở

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC. TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ

Số: 332a/QĐ-PCCC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Phước Lý, ngày 30 tháng 9 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH Về việc thành lập Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC LÝ

- Căn cứ Luật PCCC năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013; - Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; - Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC; - Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; - Xét đề nghị của Đội trưởng Đội phòng cháy cháy và chữa cháy cơ sở;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở gồm 10 người, có tên theo danh sách đính kèm. Điều 2. Đội PCCC cơ sở có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về PCCC, CNCH. Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên do Đội trưởng phân công; Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2022; Điều 4. Đội trưởng, các đội viên có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký. /.

Nơi nhận: - Như Điều 4 [để thực hiện]; - Lưu. HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Loan

DANH SÁCH ĐỘI PCCC CƠ SỞ

[Ban hành kèm theo Quyết định số 332/QĐ-PCCC ngày 30/9 /2022 ]

TT Họ và tên Nơi, khu vực làm việc Chức danh Ghi chú Nguyễn Thị Kim Loan Ấp Phước Lý Đội trưởng Mai Thị Thanh Vân Ấp Phước Lý Đội phó Thiều Thị Ngọc Trân Ấp Phước Lý Đội viên Ngô Thị Xuân Đào Ấp Phước Lý Đội viên Nguyễn Thị Ngọc Linh Ấp Phước Lý Đội viên Phan Thị Mộng Tuyền Ấp Phú Ân Đội viên Nguyễn Thị Tuyết Nga Ấp Phú Ân Đội viên Phạm Thị Điệp Ấp Phú Ân Đội viên HuỳnhVăn Huy Ấp Phước Lý Đội viên Nguyễn Văn Thái Ấp Phú Ân Đội viên HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Loan

UBND HUYỆN CẦN GIUỘC. TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ

Số: 404 /QĐ-PCCC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Phước Lý, ngày 27 tháng10 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế hoạt động của Đội PCCC cơ sở HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẪU GIÁO PHƯỚC LÝ

- Căn cứ Luật PCCC năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC năm 2013; - Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; - Căn cứ Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC; - Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 20/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC; - Xét đề nghị của Đội trưởng Đội phòng cháy cháy và chữa cháy cơ sở;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở của Trường mẫu giá Phước Lý Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2022; Điều 3. Đội trưởng, các đội viên có tên trong danh sách chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký.

Nơi nhận: - Như Điều 3 [để thực hiện]; - Lưu. HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Loan

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG của Đội phòng cháy chửa cháy cơ sở [Ban hành kèm theo Quyết định số 404 /QĐ-PCCC ngày 27/10/2022 ]

Điều 1. Nhiệm vụ của Đội PCCC cơ sở: 1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy. 3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC. 4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. 5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu. * Nhiệm vụ CNCH: 1. Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quản lý về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền. 2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức CNCH. 3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động. 4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý. 5. Bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ. 6. Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ. 7. Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ. Điều 2. Bố trí lực lượng PCCC cơ sở: gồm 15 đội viên. Điều 3. Chế độ làm việc: 1. Nhiệm vụ của Đội trưởng Đội PCCC cơ sở Đội trưởng là người được phân công và chịu trách nhiệm trực tiếp trước người đứng đầu cơ sở về toàn bộ hoạt động của công tác PCCC. Tham mưu cho người đứng đầu cơ sở tổ chức và duy trì các hoạt động PCCC tại cơ sở; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đông đảo nhân viên chấp hành nghiêm các quy định an toàn PCCC; xây dựng lực lượng tại chỗ; đề xuất mua sắm phương tiện, dụng cụ PCCC và có nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy ban đầu khi người đứng đầu cơ sở chưa có mặt. 2. Nhiệm vụ của đội phó Đội phó là người giúp việc đội trưởng và thay thế đội trưởng khi vắng mặt theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. 3. Nhiệm vụ của các tổ

  1. Tổ Thông tin liên lạc: - Nhiệm vụ: + Khi xảy ra cháy, nhanh chóng sử dụng các dụng cụ, phương tiện thông tin [gồm kẻng, điện thoại, loa … hoặc hô to] thông báo cho toàn bộ nhân viên biết diễn biến tình hình và yêu cầu sơ tán khẩn cấp theo hướng dẫn của tổ hướng dẫn thoát nạn ra bên ngoài đến vị trí an toàn. + Lập tức báo cho tổ điện cắt điện toàn bộ cơ sở, báo cho người đứng đầu cơ sở và Đội chữa cháy và CNCH khu vực gần nhất. + Đồng thời gọi điện thoại báo cho Công an đơn vị địa phương, Bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất, Điện lực biết diễn biến của đám cháy để điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn - cứu hộ.
  2. Tổ Hướng dẫn thoát nạn và cứu nạn: - Nhiệm vụ: + Xác định là đám cháy lớn, lập tức theo cửa thoát hiểm và kiểm tra tất cả các khu vực, sử dụng loa phóng thanh, còi hướng dẫn mọi người đang có mặt bình tĩnh, không chen lấn, xô đẩy thoát theo các lối thoát nạn đã quy định ra khu vực vị trí an toàn. + Trong quá trình hướng dẫn thoát nạn lưu ý hướng dẫn người thoát nạn bình tĩnh, cúi thấp để không bị nhiễm khói, khiêng dìu những người bị ngã trong quá trình thoát nạn ra nơi an toàn, tổ chức sơ cấp cứu và chuyển giao cho lực lượng y tế chuyển thương. + Tổ chức tìm kiếm, cứu người bị nạn bị thương từ khu vực cháy, trên đường thoát nạn theo lối thoát nạn ra khu vực tập kết nạn nhân, phối hợp với nhân viên y tế tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và chuyển thương đến bệnh viện gần nhất. + Tổ chức điểm danh những người đã thoát ra khu vực an toàn, tiếp tục tổ chức tìm kiếm để đảm bảo chắc chắn không còn người, nếu còn người bị nạn lập tức đưa ra khu vực an toàn, lưu ý tìm kiếm trong các khu vực khuất do người bị nạn mất bình tĩnh và ẩn nấp.
  3. Tổ Di chuyển tài sản: - Nhiệm vụ: Tập trung hỗ trợ di chuyển tài sản và các loại chất cháy nguy hiểm ra khỏi khu vực bị cháy đến khu vực tập kết quy định, trường hợp không thể thì di chuyển tạo khoảng cách chống cháy lan, cháy lớn sang khu vực xung quanh.
  4. Tổ Xung kích chữa cháy: - Nhiệm vụ: Triển khai ngay công tác chữa cháy. Nhanh chóng sử dụng các phương tiện chữa cháy ban đầu, bình chữa cháy xách tay phun vào đám cháy ngăn chặn cháy lan. - Khi thấy đám cháy phát triển lớn không thể sử dụng các bình chữa cháy xách tay khống chế được thì nhanh chóng triển khai máy bơm, lăng, vòi phun nước vào đám cháy chóng cháy lan, khống chế và dập tắt đám cháy.
  5. Tổ Bảo vệ - Nhiệm vụ: bảo vệ hiện trường đám cháy và cùng với lực lượng địa phương, lực lượng dân phòng chốt chặn khu vực cổng ra vào không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực đám cháy, bảo vệ tài sản; tiếp đón và hướng dẫn cho các lực lượng tham gia chữa cháy đến điểm cháy và nguồn nước chữa cháy tại cơ sở và khu vực xung quanh. 4. Nhiệm vụ của đội viên Mỗi cán bộ, đội viên phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ PCCC khi được phân công, đồng thời phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ chung của đội, luôn luôn đoàn kết, sẵn sàng tổ chức chữa cháy nhanh và có hiệu quả. Điều 4. Chế độ trực PCCC, CNCH: Đúng ca trực, đảm bảo đủ về số lượng trong mỗi ca. Điều 5. Tổ chức chữa cháy, CNCH: - Khi phát hiện cháy tại Bệnh viện CB-CNV phải nhanh chóng tổ chức cứu chữa và đồng thời báo ngay cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp theo số điện thoại 114 hoặc 02723.989.257 hoặc 0947409559, Công an, y tế ở địa phương và các lực lượng có liên quan khác biết diễn biến của đám cháy để điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. - Chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở chia làm 05 tổ và phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: * Tổ thông tin liên lạc: Khi nghe báo động cháy [bằng chuông báo cháy, tri hô “Cháy!...Cháy!...Cháy!...”] hoặc kẻng, nhanh chóng đến vị trí cháy xem diễn biến tình hình đám cháy, vị trí phát sinh cháy, diện tích đám cháy, chất cháy, phân công người cúp điện khu vực cháy, đồng thời điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH theo số điện thoại 114 hoặc 02723.989257 hoặc 0947409559 và đồng thời báo cháy cho lực lượng Công an nơi khu vực xảy ra cháy biết. Phân công người đón xe chữa cháy và hướng dẫn các lực lượng vào làm nhiệm vụ. * Tổ bảo vệ: Bảo vệ hiện trường, chốt chặn khu vực cháy không cho người không có phận sự ra vào, bảo vệ tài sản cứu được, hướng dẫn các lực lượng chi viện vào tham gia chữa cháy. * Tổ hướng dẫn thoát nạn, cứu người bị nạn: Tổ này có nhiệm vụ phân công từng thành viên trong tổ thực hiện các nhiệm vụ, hướng dẫn thoát nạn, cứu người bị nạn ra nơi an toàn, sơ cấp cứu người bị nạn chuyển đến các cơ sở y tế gần nhất. * Tổ chữa cháy: Nhanh chóng sử dụng các bình chữa cháy xách tay và triển khai các hộp chữa cháy vách tường xung quanh khu vực cháy để phun nước dập tắt đám cháy và ngăn cháy lan sang các khu vực xung quanh cơ sở. * Tổ di chuyển tài sản: Nhanh chóng di chuyển tài sản và các loại chất cháy nguy hiểm nơi khu vực cháy ra bên ngoài để tạo khoảng cách, ngăn cháy lan. - Trong trường hợp đám cháy phát triển lớn cần phải huy động nhiều lực lượng thì phải thành lập ban chỉ huy chữa cháy và tổ chức hậu cần phục vụ cho công tác chữa cháy. Đảm bảo cho công tác chữa cháy được xuyên suốt và không bị gián đoạn. - Đồng thời, điện thoại cho Công an quản lý khu vực biết để hỗ trợ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường chờ cơ quan có chức năng đến điều tra nguyên nhân cháy và thống kê thiệt hại do cháy gây ra. * Tổ chức triển khai thoát nạn: - Khi xảy ra sự cố cháy, nổ thì nhanh chóng tri hô, báo động cho tất cả mọi người có trong cơ sở biết và di chuyển qua các cửa gần nhất để di chuyển ra bên ngoài và tập kết tại khu vực an toàn theo quy định đã được ban hành tại cơ sở. Nếu có người bị nạn mắt kẹt bên trong khu vực đang cháy thì nhanh chóng tổ chức các biện pháp cứu nạn đưa nạn nhân ra bên ngoài, tiến hành sơ cấp cứu ban đầu và chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa kịp thời. * Điện thoại báo cho các lực lượng khác tham gia hỗ trợ và thực hiện các nhiệm vụ như: - Công an địa phương: nắm tình hình cùng triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, di chuyển tài sản và ngăn chặn cháy lan, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường chờ cơ quan có chức năng đến tìm nguyên nhân cháy và thống kê thiệt hại do cháy gây ra. - Điện lực đóng cắt điện theo sự phân công của ban chỉ huy chữa cháy để đảm bảo an toàn. - Bệnh viện cấp cứu người bị nạn trong đám cháy và trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. - Các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy. Điều 6. Quan hệ phối hợp với các bộ phận, đơn vị khác thuộc cơ sở: - Công an địa phương: nắm tình hình cùng triển khai chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, di chuyển tài sản và ngăn chặn cháy lan, đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ tài sản, bảo vệ hiện trường chờ cơ quan có chức năng đến tìm nguyên nhân cháy và thống kê thiệt hại do cháy gây ra. - Điện lực đóng cắt điện theo sự phân công của ban chỉ huy chữa cháy để đảm bảo an toàn. - Bệnh viện cấp cứu người bị nạn trong đám cháy và trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ. - Các lực lượng khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của người chỉ huy chữa cháy.

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Kim Loan

…UBND HUYỆN CẦN GIUÔC T TRƯỜNG MG PHƯỚC LÝ

Số: 405/QĐ-PCCC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

Phước Lý, ngày 27 tháng 10 năm 2022

Đội PCCC cơ sở do ai thành lập?

Cách đây 60 năm, ngày 29/9/1961, Cục PCCC được thành lập. Ngày 04/10/1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Lệnh công bố Pháp lệnh quy định việc quản lý của Nhà nước đối với công tác PCCC. Đến nay, ngày 04/10 hàng năm đã trở thành Ngày Truyền thống của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH.

Trách nhiệm duy trì hoạt động của đội PCCC cơ sở của ai?

Theo nội dung Khoản 1 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm thành lập đội PCCC cơ sở và trực tiếp duy trì hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

Đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là gì?

Đội PCCC chuyên ngành là gì? Đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành là đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức để đáp ứng yêu cầu hoạt động đặc thù của cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, quản lý.

Đội phòng cháy chữa cháy cơ sở là gì?

Theo Luật Phòng cháy chữa cháy thì đội PCCC cơ sở là tổ chức gồm những người được giao nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở, hoạt động theo chế độ chuyên trách hoặc không chuyên trách.

Chủ Đề