Huyết áp nhỏ nhất ở đâu

Huyết áp là áp lực tác động của máu lên thành mạch, ở người khỏe mạnh huyết áp thường ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tuổi tác,…huyết áp có thể tăng hoặc giảm gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm và sự thay đổi huyết áp này có nguy hiểm hay không thông qua nội dung sau.

Tìm hiểu về huyết áp

Để giải đáp được câu hỏi: “Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm?” chúng ta cần lần lượt tìm hiểu một số khái niệm liên quan như sau:

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi thực hiện tuần hoàn trong các mạch máu và đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu cơ bản nhất để biết cơ thể còn sống hay không. Theo đó, huyết áp chủ yếu hình thành do lực co bóp của tim, sức cản của thành mạch máu và đạt giá trị lớn nhất ở tâm thu, nhỏ nhất ở tâm trương.

Sự giảm dần của chỉ số huyết áp diễn ra khi máu di chuyển từ động mạch chủ đến tiểu động mạch, thông qua mao mạch và đến tĩnh mạch. Trên thực tế có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp mà các chỉ số lại phụ thuộc thói quen ăn uống, sinh hoạt, công việc, tuổi tác,…

Hệ thống mạch máu

Mạch máu là thành phần quan trọng trong hệ tuần hoàn cùng với tim. Nó bao gồm một hệ thống ống dẫn khép kín có chức năng dẫn máu từ tim đến những cơ quan khác để thực hiện chức năng trao đổi dưỡng chất và sau đó đưa máu trở ngược về tim. Để thực hiện hoàn chỉnh chức năng trên, mạch máu được phân thành ba loại khác nhau gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Như vậy, tùy thuộc vào cấu tạo và vị trí, mỗi loại mạch sẽ có một mức huyết áp tương ứng khi máu di chuyển qua. Cụ thể:

Động mạch

Động mạch đưa máu trực tiếp từ tim đến các bộ phận khác gọi là động mạch chủ. Tiếp đó, động mạch chủ sẽ truyền máu đến những tiểu động mạch phân nhánh và từ đó đưa máu đi khắp cơ thể thông qua mao mạch. Như vậy, huyết áp tại vị trí động mạch chủ sẽ cao sẽ cao nhất trong hệ thống mạch máu.

Mao mạch

Mao mạch có thể xem là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch và tại đây sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất bao gồm O2, CO2 và các chất dinh dưỡng khác. Để quá trình trao đổi diễn ra hiệu quả tốc độ lưu thông của mao mạch cũng giảm hẳn [giảm huyết áp]. Đồng thời, mao mạch cũng chỉ có cấu tạo gồm duy nhất một lớp tế bào nội mô và giữa các tế bào còn bao gồm những lỗ nhỏ.

Tĩnh mạch

Áp lực máu tại tĩnh mạch thấp hơn động mạch

Huyết áp tại tĩnh mạch khá bé sau khi máu được di chuyển một cách chậm chạp từ mao mạch đổ vào. Máu thông qua các tiểu tĩnh mạch tụ về tĩnh mạch lớn và từ đó được dẫn ngược về tim.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Lý do càng xa tim huyết áp càng giảm

Như những gì vừa tìm hiểu có thể thấy rằng, càng xa tim huyết áp lại càng giảm đi so với ban đầu là do hai nguyên nhân chính. Cụ thể là:

  • Sự ma sát giữa những phân tử máu với nhau trong quá trình di chuyển từ tim đến các cơ quan
  • Sự ma sát giữa những phân tử máu với thành mạch máu làm tốc độ lưu thông của máu chậm đi

Nói cách khác, vận tốc của máu khi chuyển động trong hệ thống mạch máu đã không được bảo toàn. Đó cũng là lý do tại sao việc đo huyết áp thường được thực hiện tại vị trí cánh tay hơn cổ tay. Bởi nó có chiều cao ngang tầm với tim và gần tim nhất cho phép người đo có được chỉ số chính xác hơn các vị trí khác.

Huyết áp tĩnh mạch nhỏ máu được dẫn về tim như thế nào?

Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm?

So với động mạch, tĩnh mạch có chỉ số huyết áp khá thấp trong hệ thống mạch máu. Tuy nhiên, nhờ vào một số yếu tố khác nhau máu vẫn được dẫn về tim một cách dễ dàng. Sở dĩ thực hiện được điều đó là nhờ vào sức hút của tâm nhĩ khi co dãn, sức hút tại vị trí lồng ngực thông qua hít thở, sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, các van tĩnh mạch,….

Huyết áp giảm khi xa tim có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Khi hiểu được vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm chúng ta có thể thấy rằng đây là một diễn biến tự nhiên trong quá trình tuần hoàn máu và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ khi huyết áp bị giảm do thiếu hụt lượng máu cung cấp mới khiến cơ thể gặp phải những triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, choáng váng,…

Kết luận

Như vậy, vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm? Huyết áp chỉ áp lực máu tạo ra trực tiếp khi tim bơm máu vào hệ thống mạch máu. Do sự ma sát giữa các phân tử máu với nhau và giữa các phân tử máu với thành mạch khiến huyết áp càng giảm khi xa tim. Để đảm bảo tình trạng huyết áp ổn định lâu dài, cần thường xuyên rèn luyện thể thao, ăn uống khoa học và bổ trợ thêm các sản phẩm từ thiên nhiên như APHARIN. Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm cùng với NESFACO.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa nhà GIC, Lầu 1, 228B Bạch Đằng, P.24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:093 878 6025 – 1900 633 004
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:

Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch?

Mao mạch có điểm gì đặc biệt để tăng hiệu quả trao đổi chất với tế bào ?

Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:

Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

Phần nào của hệ mạch dưới đây sẽ có huyết áp lớn nhất?

Chứng huyết áp cao biểu hiện khi

Chứng huyết áp thấp biểu hiện khi:

Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào?

Tốc độ máu chảy trong một giây là?

Vận tốc máu ở các mạch giảm theo chiều?

Để phòng ngừa các bệnh tim mạch, chúng ta cần lưu ý điều gì ?

Sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của cơ thể xảy ra chủ yếu ở:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCK II Nguyễn Quốc Việt - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch.

Đối với người bình thường, huyết áp vào ban ngày thường cao hơn ban đêm. Huyết áp có xu hướng hạ xuống thấp nhất vào khoảng từ 1 - 3 giờ sáng, thời gian con người ngủ say nhất và huyết áp sẽ tăng cao nhất vào khoảng 8 – 10 giờ sáng. Đặc biệt, khi vận động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hoặc khi trải qua các xúc động mạnh đều có thể làm cho huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể sẽ hạ xuống.

Nhiệt độ lạnh gây co mạch hoặc một số thuốc co mạch, thuốc tác động lên lực co bóp cơ tim, ăn mặn... có thể làm huyết áp tăng lên. Ở môi trường nhiệt độ nóng, cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiêu chảy mất nước hoặc dùng thuốc giãn mạch... có thể gây hạ huyết áp.

Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân [mmHg], được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số.

Huyết áp là áp lực cần thiết tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể

Huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa, đây là mức huyết áp cao nhất trong trong mạch máu. Huyết áp tâm thu là áp lực của máu lên động mạch khi tim co [tim ở trạng thái co bóp]. Biểu thị là chỉ số lớn hơn hay chỉ số ở trên trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm thu thường thay đổi tùy theo độ tuổi, thường từ 90 đến 140 mmHg.

Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra [cơ tim được thả lỏng]. Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.

Theo phân độ tăng huyết áp, huyết áp tối ưu ở người trưởng thành được xác định là có huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Nói cách khác, chỉ số huyết áp nhỏ hơn 120/80 mmHg là huyết áp tối ưu. Tuy nhiên, theo WHO trạng thái có lợi nhất cho tim mạch đó là mức huyết áp tâm thu thấp hơn 105 mmHg và mức huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg.

Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg.

Huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85mmHg

Tăng huyết áp được xác định là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận... hậu quả khiến người bệnh bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động. Các bệnh tim mạch liên quan đến tăng huyết áp đang là nguyên nhân tử vong số một tại Việt Nam, chiếm đến 33% tổng số ca tử vong trên toàn quốc.

Huyết áp tăng cao hầu hết không có triệu chứng nhưng những biến chứng của bệnh thì lại có thể nguy hiểm đến tính mạng, để xác định bệnh tăng huyết áp phải dựa vào các chỉ số huyết áp. Huyết áp cao hay thấp đều ảnh hưởng tới cơ thể, thường xuyên kiểm tra huyết áp để được chẩn đoán sớm các bệnh lý huyết áp. Tầm soát sớm bệnh tăng huyết áp và các bệnh liên quan để kịp thời điều trị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp Gói khám tăng huyết áp, áp dụng cho mọi đối tượng có nhu cầu, đặc biệt những người có nguy cơ cao. Gồm hai gói cho khách hàng lựa chọn bao gồm: gói khám tăng huyết áp cơ bản và gói khám tăng huyết áp nâng cao.

Khi lựa chọn gói khám tại Vinmec, khách hàng được:

  • Khám với bác sĩ chuyên khoa Nội Tim Mạch
  • Được thực hiện một số xét nghiệm đánh giá chức năng các cơ quan. Tùy vào gói cơ bản hay nâng cao thì khách hàng được thực hiện các kỹ thuật khác nhau.

Bệnh viện Vinmec với đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, trình độ cao, hệ thống thiết bị hiện đại khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ chất lượng cao.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Đo huyết áp lúc nào cho chính xác?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề