Kết hôn cận huyết là gì

Hôn nhân cận huyết thống là gì? Hôn nhân cận huyết thống trong tiếng Anh là gì? Một số nguyên nhân hôn nhân cận huyết thống? Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống?

Trong giai đoạn hiện nay, ở nước ta hay tại nhiều quốc gia trên thế giới, có rất nhiều vấn nạn khó giải quyết và nó đã gây ra nhiều những ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế xã hội, và từ đó đã làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Thực chất thì đa số các vấn nạn này đều bị ảnh hưởng bởi các phong tục tập quán xa xưa. Một trong những vấn nạn cần được quan tâm đó là hôn nhân cận huyết thống. Chắc hẳn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về vấn nạn này. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu hôn nhân cận huyết thống là gì? Tác hại của kết hôn cận huyết thống?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Chúng ta hiểu hôn nhân cận huyết thống chính là việc nam và nữ thực hiện hôn nhân nội tộc, hôn nhân cận huyết thống là thuật ngữ được dùng để chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau, hay nói một cách khác thì chúng ta hiểu hôn nhân cận huyết thống thực chất là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Theo quy định tại Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 có nội dung cụ thể như sau: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”

Bên cạnh đó thì tại Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định nội dung cụ thể như sau: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Như vậy, ta nhận thấy rằng, theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn thì chúng ta cũng có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc nam và nữ thực hiện kết hôn hoặc giữa nam và nữ có sự chung sống giống như vợ chồng và giữa những người này thì sẽ có cùng dòng máu về trực hệ. Pháp luật quy định cụ thể hôn nhân cận huyết thống là giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

2. Hôn nhân cận huyết thống trong tiếng Anh là gì?

Hôn nhân cận huyết thống trong tiếng Anh là: blood access marriage.

3. Một số nguyên nhân hôn nhân cận huyết thống:

Trên thực tế hiện nay, chúng ta nhận thấy rằng, có rất nhiều nguyên nhân được cho là dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống, trong số đó thì chúng ta cũng có thể kể đến một số nguyên nhân cụ thể sau:

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì mỗi nơi sẽ có trình độ nhận thức, hiểu biết và trình độ dân trí của người dân tại một số nơi vẫn còn thấp, đặc biệt là những vùng khó khăn. Cũng bởi vì nguyên nhân đó, người dân chưa nhận thức được những hệ quả của việc kết hôn cùng huyết thống.

Xem thêm: Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của tệ nạn xã hội với bản thân, gia đình và xã hội?

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì các vùng có tình trạng hôn nhân cận huyết thống là những vùng có kinh tế khó khăn, và tại những vùng đó thiếu công ăn việc làm, hoạt động kinh tế của người dân vẫn chủ yếu là nương rẫy nên có nhiều thời gian nhà rỗi dẫn đến yêu đương và kết hôn cận huyết.

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì những tập tục lạc hậu của người dân và đặc biệt là các vùng miền núi, miền kinh tế xã hội còn nhiều những khó khăn. Một trong những hủ tục của các vùng miền núi, miền kinh tế xã hội khó khăn đó là do sự sắp xếp của gia đình 2 bên.

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì trong quan niệm của một bộ phận người dân còn cho rằng những người cùng họ hàng lấy nhau thì gần gũi nhau hơn, thương yêu nhau hơn, khó bỏ nhau giữa chừng. Và, bên cạnh đó nếu như lựa chọn việc lấy cùng họ hàng thì của cải, ruộng đất của mình sẽ không bị phân chia cho họ hàng người khác.

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì điều kiện giao thông khó khăn, địa hình hiểm trở nên trai gái tại các vùng miền núi, miền kinh tế xã hội khó khăn khác buôn làng khó có dịp gặp nhau nên trai gái trong buôn làng gần nhau nên dẫn đến tình trạng kết hôn cận huyết.

– Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôn nhân cận huyết thống là bởi vì tình trạng nới lỏng pháp luật và các chế tài xử phạt vi phạm hôn nhân cận huyết thống chưa đủ mạnh mẽ để nhằm mục đích có thể ngăn ngừa , răn đe tình trạng hôn nhân cận huyết thống giữa các bên, bên cạnh đó thì vấn đề xử phạt của cơ quan Nhà nước chưa quyết liệt. Bên cạnh đó thì các công tác tuyên truyền vận động người dân về vấn nạn hôn nhân cận huyết thống được tiến hành không thường xuyên và thiếu hiệu quả.

4. Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống:

Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống đối với bản thân và gia đình:

Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống đối với bản thân đó chính là làm người đó mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để nhằm mục đích có thể cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, đặc biệt và việc kết hôn cận huyết thống cũng sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số cũng như làm cho đất nước bị suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực.

Thông thường, những trẻ em được sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết sẽ rất dễ bị mắc các dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Không những thế thì khi sức khỏe không đảm bảo khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến gây tử vong mẹ và trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Họ hàng nội ngoại cách nhau mấy đời thì được phép kết hôn?

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp, các em đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học để có thể lấy vợ lấy chồng cận huyết với mình, từ đó mà những em bé này cũng đã mất cơ hội học tập, kinh nghiệm cuộc sống của các em vẫn còn non trẻ, nhưng các em đã phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế của gia đình cũng sẽ bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo ở các miền quê.

Những gia đình hôn nhân cận huyết thống thông thường sẽ có cuộc sống rất khó khăn, đa số thì sẽ chưa hiểu biết nhiều về kiến thức nuôi dạy con cái, cũng như là có những nhận thức về trách nhiệm, bổn phận của những người làm cha, làm mẹ, nên các cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thường sẽ bị khủng hoảng về tâm lý, thường xảy ra mâu thuẫn. Hạnh phúc gia đình dễ bị rạn nứt, tỷ lệ ly hôn cao.

Tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống đối với xã hội: 

Ta nhận thấy rằng, tác hại và ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống đối với xã hội là rất lớn. Việc các chủ thể hôn nhân cận huyết thống có những ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, những cặp kết hôn cận huyết thống dù khoẻ mạnh nhưng khi kết hôn cận huyết cũng sẽ rất dễ làm tăng tỷ lệ bệnh tật do quá trình hai bên kết hợp gen mang lại, gây ra những suy thoái chất lượng giống nòi, cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống có thể sinh ra những đứa con bị dị dạng hoặc bệnh tật di truyền mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời mà nhiều chủ thể là những chuyên gia Y tế đã cảnh báo cụ thể như các bệnh hay dị tật sau đây: Bệnh mù màu [Không phân biệt được màu xanh, màu đỏ]. Bệnh bạch tạng, da vẩy cá. Bệnh tan máu bẩm sinh… Việc này sẽ khiến cho đất nước kém phát triển hơn so với các nước khác và nảy sinh nhiều những vấn nạn khác.

Từ những nguyên nhân và những hậu quả được nêu trên về hôn nhân cận huyết thống cho chúng ta thấy được rằng, nhằm mục đích để có thể ngăn ngừa, đẩy lùi tình trạng hôn nhân cận huyết thống, xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thì Nhà nước ta cần phải trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của con người, từ đó góp phần quan trọng và trực tiếp vào việc cải thiện chất lượng giống nòi và nâng cao chất lượng dân số nhằm để có thể bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Cần phải tuyên truyền về bình đẳng giới; bảo vệ bà mẹ, trẻ em và những người yếu thế khác; quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình, của Nhà nước và xã hội.

Việc đẩy lùi hôn nhân cận huyết thống cũng là trách nhiệm mỗi chủ thể là những cá nhân, gia đình cộng đồng và toàn xã hội, cũng chính bởi vì vậy cần thực hiện tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 nói riêng cùng với các tập quán cần vận động xóa bỏ và những tập quán lạc hậu.

Việc hôn nhân cận huyết thống trên thực tế cũng đã đi ngược với thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam, và đây chính là một hành vi vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình.

Xem thêm: Giải quyết mối quan hệ sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn

Video liên quan

Chủ Đề