Khám viêm tuyến sữa ở đâu

Viêm tuyến sữa hay còn gọi là viêm tuyến vú là tình trạng khá thường gặp ở phụ nữ cho con bú với các biểu hiện đặc trưng như sưng, nóng, thậm chí là sốt. Với các trường hợp phụ nữ mắc viêm tuyến vú nếu phát hiện và điều trị kịp thời hầu như sẽ được chữa khỏi và không để lại di chứng nào.

Phụ nữ đang cho con bú có nguy cơ cao mắc viêm tuyến sữa

Căn bệnh viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở mô vú, thường xảy ra trong giai đoạn cho con bú. Thông thường viêm tuyến vú hay gặp ở những phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, hiện nay các đối tượng khác như người phụ nữ bệnh tiểu đường, có khả năng miễn dịch thấp hoặc phụ nữ vừa trải qua phẫu thuật ngực cũng có khả năng cao mắc bệnh.

  • Nguyên nhân thường là do các bà mẹ chưa có kinh nghiệm, cho con bú sai kỹ thuật dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú dễ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
  • Một số nguyên nhân khách quan khác như mặc áo lót quá chật, sử dụng chất liệu vải kém không thoáng khí, vệ sinh không an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Vi khuẩn thâm nhập vào vú: Trong quá trình cho con bú, vi khuẩn từ bề mặt da và miệng của bé có thể xâm nhập vào ống dẫn sữa từ vết nứt trên núm vú hoặc thông qua lỗ mở của ống dẫn sữa. Trong môi trường sữa bị ứ đọng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sinh sôi.
  • Do ảnh hưởng của một số bệnh như viêm vú mãn tính, hoặc ung thư biểu mô viêm: Đối với phụ nữ mãn kinh, nhiễm trùng vú có thể liên quan đến các tình trạng viêm mãn tính của các ống dẫn dưới núm vú. Nhiễm trùng có xu hướng tái phát và lan rộng hơn.
  • Đối với phụ nữ không cho con bú, viêm tuyến vú thường xảy ra trong trường hợp tổn thương núm vú [bị nứt hoặc đau tức].

Viêm tuyến vú thường có dấu hiệu khá sớm và dễ nhận biết

Căn bệnh viêm vú thông thường xuất hiện triệu chứng khá sớm và dễ nhận biết, cụ thể như:

  • Xuất hiện các vùng đỏ sưng trên vú, các mẹ có thể cảm thấy nóng và đau khi chạm vào.
  • Mẹ sẽ cảm thấy đau nhức và mệt mỏi thường xuyên trong người.
  • Mẹ có cảm giác sờ thấy những vùng cứng lạ trên vú.
  • Các cơn đau rát xuất hiện có thể xảy ra khi cho con bú hoặc với tần suất liên tục hơn.
  • Tiết dịch vú bất thường, dịch có màu trắng hoặc có vệt máu
  • Một số trường hợp bệnh nặng hơn, mẹ có thể bị sốt, ớn lạnh và người mệt mỏi.

Hầu như viêm tuyến vú chỉ thường xảy ra vào giai đoạn những tuần đầu cho con bú. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào mà trẻ vẫn còn bú mẹ. Các triệu chứng của bệnh cũng chỉ ảnh hưởng đến một bên vú. Nếu gặp bất cứ triệu chứng nào kéo dài như sốt cao, chảy mủ từ núm vú, các vệt đỏ ngày càng lan rộng, mẹ cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị ngay.

Để phòng tránh khả năng bị viêm tuyến vú, các mẹ nên trang bị những kiến thức sau:

  • Cho em bé bú ở cả 2 bên vú.
  • Giải phóng hoàn toàn sữa sau khi con bú để giảm tắc và ứ đọng sữa.
  • Cho em bé bú đúng cách để tránh gây tổn thương núm vú.
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cả mẹ và bé. Đặc biệt vệ sinh sau khi bú để tránh vi khuẩn thâm nhập.
  • Uống đủ nước, ít nhất 2 lít/ngày. Bổ sung rau xanh, hoa quả vào thực đơn hàng ngày để xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ chất.
  • Đối với phụ nữ đang hút thuốc cần sự tư vấn từ phía bác sĩ để có các biện pháp ngừng thuốc lá hoàn toàn.
  • Cai sữa cho bé dần dần thay vì ngưng đột ngột.
  • Khám sức khỏe sinh sản định kỳ hoặc khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh để điều trị sớm và dứt điểm.

Cho em bé bú đúng cách là một trong những cách tốt nhất để phòng bệnh viêm tuyến vú.

Sau khi khám lâm sàng và thực hiện các siêu âm cần thiết, bệnh nhân được xác định mắc viêm tuyến vú sẽ được bác sĩ lên phác đồ điều trị riêng tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh. Một số phương pháp được áp dụng hiện nay như:

  • Đối với những ca viêm tuyến vú nhẹ thường không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng sinh. Quan trọng là mẹ có những biện pháp tích cực cải thiện, như việc không nên dừng cho bé bú bên vú bị viêm. Việc bé bú sẽ phần nào giúp thông tuyến sữa, tránh tình trạng tắc nghẽn trở nên trầm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng khuyên rằng bạn nên sử dụng thêm máy hút sữa để hút sạch sữa còn lại.
  • Trong trường hợp nặng hơn, viêm tuyến vú có thể gây biến chứng làm tình trạng tệ hơn, lúc này mẹ nên ngưng cho bé bú ở bên vú bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau an toàn cho bà mẹ có con bú như acetaminophen và ibuprofen trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Hoặc bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh như Cephalexin, Dicloxacilin nhằm ngăn chặn sự nhiễm trùng.
  • Một số biện pháp giảm đau có thể thực hiện tại nhà như đắp khăn xô/gạc ấm trước và sau khi cho bé bú để giảm cảm giác đau tức.
  • Uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ cùng chế độ dinh dưỡng khoa học góp phần cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.
  • Trong trường hợp viêm nhiễm xấu đi hoặc bắt đầu xuất hiện ổ áp xe vú sâu thì thuốc kháng sinh sẽ được kết hợp trong quá trình điều trị tại bệnh viện theo chỉ định của bác sĩ.
  • Một số trường hợp viêm tuyến vú biến chứng thành áp xe vú thì có thể sẽ được chỉ định phẫu thuật. Các ổ áp xe có thể chọc hút hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm và sau đó điều trị kháng sinh.

Phần lớn các trường hợp mắc viêm tuyến vú đều có thể chữa trị khỏi hoàn toàn mà không để lại bất cứ di chứng nào. Viêm tuyến vú nếu được điều trị ngay khi bệnh khởi phát cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng sữa cho con bú. Tuy nhiên, nếu có bất cứ biểu hiện bệnh trở nên trầm trọng cần đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên môn đánh giá và điều trị.

Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa từ xa xưa đã được ông bà ta truyền lại cho các thế hệ sau, đặc biệt cho các bà mẹ đã và đang cho con bú. Ngày nay, y học ngày càng phát triển, các kinh nghiệm của ông bà xưa lại được đúc kết thêm một lần nữa. Các trường hợp phụ bị viêm tuyến sữa nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể chữa khỏi và không để lại bất kỳ di chứng nào. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu về kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa cho mẹ tại nhà qua bài viết sau đây.

Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa là gì?

Viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm một hay nhiều ống dẫn sữa của vú dẫn đến mô vú bị sưng nề bất thường, gây đau đớn cho người mẹ. Viêm tuyến sữa thường liên quan đến giai đoạn mẹ đang cho con bú trong 6 tuần đầu. Việc sữa bị ứ trệ gây viêm có thể bao gồm nhiễm trùng hoặc không. Một số trường hợp bị nhiễm trùng, người mẹ phải trải qua cơn đau dữ dội, bầu vú bị sưng đỏ, phù nề, đôi khi có thể tiến triển thành áp xe khi mủ tập trung trong các mô vú.

Do đó người ta thường phân viêm tuyến sữa thành 2 loại chính để lừa chọn phương pháp theo dõi và điều tri phù hợp trên lâm sàng, bao gồm:

  • Viêm tuyến sữa không do nhiễm trùng: thường do tắc tia sữa. Đây là tình trạng ứ đọng sữ trong một hoặc nhiều ống tuyến vú ở những phụ nữ đang cho con bú, khi này chỉ cần giải phóng sữa bị ứ đọng có thể giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên, viêm tuyến sữa do tắc sữa thường tiến triển thành viêm tuyến sữa nhiễm trùng do tình trạng ứ đọng, viêm nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập.
  • Viêm tuyến sữa nhiễm trùng: đây là loại phổ biến nhất. Vi khuẩn xâm nhập qua da vùng núm vú bị tổn thương và thường là do khuẩn tụ cầu vàng gây nên tình trạng này. Khi này không chỉ núm vú mà vùng da xung quanh núm cũng bị tổn thương. Khi này các bà mẹ cần đến thăm khám tại các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị kịp thời.

Do tình trạng thường gặp của bệnh, kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa của ông bà ta từ xưa đến này đã giúp nhiều chị em thoát khỏi sự đau đớn phải gánh chịu của bệnh viêm tuyến sữa. Hạn chế tối đa việc mẹ bị viêm tuyến sữa khiến bé không có sữa mẹ để bú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dinh dưỡng của bé. Viêm tuyến sữa và cách điều trị sẽ được để cập trong các phàn sau của bài viết.

Nguyên nhân gây viêm tuyến sữa

Nguyên nhân gây viêm tuyến sữa

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tuyến sữa. Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa cũng được ông bà ta đúc kết từ các nguyên nhân trên, nhằm điều trị chính xác nguyên nhân gây bệnh. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Do các bà mẹ chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật cho con bú hiệu quả dẫn đến việc sữa bị mắc kẹt trong vú gây nên tình trạng viêm nhiễm.
  • Sử dụng áo lót mặc quá chật, chất liệu vải kém không thông thoáng khí, vệ sinh không an toàn cho cả mẹ và bé.
  • Mẹ vệ sinh bầu vú không kỹ trước và sau khi cho bé bú, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở mẹ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào núm vú thông qua các vết nứt trên da: Trong quá trình cho con bú cũng như sinh hoạt hằng ngày, vi khuẩn có thể xâm nhập vào núm vú qua các vết nứt trên da vào trong hệ thống ống dẫn sữa gây viêm tuyến sữa. Các giọt sữa bị ứ đọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật sinh sôi, phát triển.
  • Do ảnh hưởng một số bệnh mãn tính hoặc ung thư: Một số tình trạng bệnh mãn tính hoặc ung thư diễn tiến âm thầm, đặc biệt là ung thư vú có thể bắt đầu bằng tình trạng viêm tuyến sữa, khi đó người mẹ mới thấy được sự bất thường và lúc khám lại tìm ra các tế bào ung thư. Nếu có tình trạng nhiễm trùng kèm theo chúng thường có xu hướng lan rộng và tái phát nhiều lần.

Các nguyên nhân gây viêm tuyến sữa ở trên thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú hoặc phụ nữ mãn kinh. Hầu hết đều có thể điều trị và phòng ngừa được, tuy nhiên một số nguyên do các bệnh lý khác, do đó khi bị viêm tuyến sữa ngoài việc áp dụng các kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa tại nhà của ông bà ta, bệnh nhân cần đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Triệu chứng của viêm tuyến sữa

Triệu chứng của viêm tuyến sữa

Theo kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa của ông bà ta, để nhận diện tình trạng tuyến sữa bị viêm, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa râm ran vùng vú.
  • Khi cho con bú có cảm giác nóng rát, sữa tiết ra bị ngắt quãng.
  • Viêm tuyến sữa thường xảy ra ở một bên, hiếm khi ở hai bên cùng lúc.
  • Rỉ dịch núm vú bất thường.
  • Vùng da vú thay đổi, đôi khi xuất hiện dấu da cam là chỉ điểm cho bệnh ung thư.
  • Trường hợp nặng, viêm tuyến sữa có thể xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt cao, nổi hạch.
  • Mệt mỏi, xây xẩm, sinh hoạt hằng ngày bất tiện.

Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa tại nhà không chỉ bao gồm việc điều trị mà còn cả cách nhận biết các trường hợp mẹ bị viêm tuyến sữa.

Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa tại nhà

Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa tại nhà

Ngoài việc đến thăm khám bác sĩ khi bị viêm tuyến sữa, kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa của ông bà ta vẫn có thể giúp ích cải thiện tình trạng nếu như bệnh chưa xuất hiện nhiễm trùng kèm theo. Một số trường hợp bác sĩ có thể chị định thêm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau hoặc áp dụng tiểu phẫu để dẫn lưu ổ áp xe vú trong trường hợp áp xe hình thành bằng một đường rạch nhỏ. Tuy nhiên đi kèm với đó, người mẹ cần được dặn dò về vấn đề cho con bú sau đó khi được điều trị thuốc.

Một số cách chữa viêm tuyến sữa tại nhà và cách chữa viêm tuyến sữa cho bà bầu như:

  • Chườm mát vùng vú bị viêm để làm giảm tình trạng sưng đỏ, phù nề.
  • Nếu cảm thấy căng tức vùng ngực nên chườm ấm, kết hợp xoa bóp, hút bỏ hoặc vắt sữa để tránh tình trạng tắc tia sữa nếu có.
  • Cho trẻ bú đúng cách: hỗ trợ trẻ ngậm bắt vú tốt, miệng trẻ mở rộng, ngậm hoàn toàn núm vú.
  • Sau khi cho bé bú, có thể xoa vaseline để làm diệu nhẹ núm vú, tránh trường hợp núm vú bị khô nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không mặt áo ngực quá chật hoặc sử dụng miếng dán ngực, đây là nguyên nhân khiến cho núm vú dễ bị khô nứt nẻ.
  • Giữ núm vú thông thoáng, vệ sinh núm vú sạch sẽ trước và sau khi cho con bú.

Kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa từ xưa đến nay đã được ông bà ta áp dụng qua nhiều thế hệ và vẫn còn hiệu quả cho đến ngày nay. Tuy nhiêu không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm chữa viêm tuyến sữa tại nhà cho mọi người hợp mà cần đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Cách chữa viêm tuyến sữa dân gian nên được áp dụng, lưu truyền, tuy nhiên cần kết hợp với y học hiện đại.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.

Video liên quan

Chủ Đề