Quỹ chỉ số s&p 500 là gì

Sàn giao dịch chứng khoán Mỹ uy tín nhất và nạp rút tiền dễ dàng nhất cho nhà đầu tư Việt Nam. Xem chi tiết

Với khối tài sản gần 90 tỷ USD hiện nay, Warren Buffett được mệnh danh là nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại. Phong cách đầu tư của ông nổi tiếng dựa trên kỷ luật, giá trị và sự kiên nhẫn. Chính những yếu tố này đã mang lại kết quả giao dịch vượt trội so với các nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán qua nhiều thập kỷ. Một trong những lời khuyên vô cùng giá trị của Nhà đầu tư lỗi lạc Warren Buffet dành cho các trader mới tham gia vào lĩnh vực đầu tư tài chính, cụ thể là chứng khoán, thậm chí cả những người đã có ít nhiều kinh nghiệm đó chính là “Quỹ chỉ số chi phí thấp là khoản đầu tư thông minh nhất mà cả nhà đầu tư lớn và nhỏ nên nắm giữ”.

Quỹ chỉ số là gì?

Quỹ chỉ số [index fund] là một loại hình quỹ tương hỗ hoặc quỹ hoán đổi danh mục ETF, sở hữu một quỹ chỉ số chính là mua tất cả các cổ phiếu trong quỹ chỉ số đó. Hiểu một cách đơn giản, quỹ chỉ số chính là một tập hợp các cổ phiếu hoặc trái phiếu đại diện cho một phân khúc cụ thể của thị trường tài chính tổng thể. Ví dụ Standard & Poor’s 500 [S & P 500] là một chỉ số đại diện cho khoảng 500 công ty lớn nhất của Mỹ, như Apple, [AAPL], Amazon [AMZN], Wal-Mart [WMT], Microsoft [MSFT] và Exxon Mobil [XOM],…Đầu tư vào S&P 500 có nghĩa là mua toàn bộ các cổ phiếu trong  đó.

Tính đến nay, có hơn 140 quỹ đầu tư chỉ số cổ phiếu – theo dõi hầu hết các chỉ số phổ biến của các công ty lớn, vốn trung và các công ty nhỏ, cũng như các chỉ số thị trường trái phiếu và một vài chỉ số quốc tế.

Khi bạn mua một quỹ chỉ số, bạn sẽ có được các mã cổ phiếu/trái phiếu khác nhau, tạo ra sự đa dạng ngay trong cùng một khoản đầu tư với mức chi phí thấp mà không cần nghiên cứu thị trường. Điều này giúp giảm thiểu mức độ rủi ro tổng thể cho số vốn của các nhà đầu tư.

Các quỹ đầu tư theo chỉ số ngày càng trở nên phổ biến vì kết quả của một số chỉ số trái phiếu và cổ phiếu chính thường cao hơn so với các khoản thu nhập mà những người quản lý các quỹ tương hỗ chuyên nghiệp có thể đạt được bằng cách theo đuổi một chiến lược đầu tư cụ thể nào đó. Việc đầu tư vào các quỹ chỉ số có thể loại bớt việc nhà đầu tư phải quyết định chọn giữa các quỹ trái phiếu và quỹ cổ phiếu, đồng thời tạo ra một sự cân bằng với các khoản đầu tư khác.

Những lợi ích từ việc đầu tư vào quỹ chỉ số 

Do tính chất thụ động của các chỉ số, nên nó thường có chi phí thấp hơn và có khả năng mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với các quỹ đầu tư khác.

Hầu hết các nhà đầu tư đều biết rằng chỉ số chính là sự lựa chọn thông minh, giúp các trader xây dựng cho mình một danh mục đầu tư an toàn, đa dạng và hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết những lợi thế thực sự từ việc đầu tư vào chỉ số Mỹ.

Những lợi thế chính của các quỹ chỉ số là quản lý thụ động, chi phí thấp và đa dạng hóa.

  • Chi phí thấp: Qũy chỉ số được quản lý thụ động, không cần nhóm quản lý nghiên cứu và phân tích cổ phiếu, trái phiếu, do đó mà nó có chi phí thấp. Chi phí thấp được đánh giá là một lợi thế lớn cho các quỹ chỉ số, đem lại lợi nhuận lâu dài cho nhà đầu tư, nhiều khoản chi phí nhỏ cộng lại sẽ trở thành vấn đề đối với rất nhiều các nhà đầu tư. Vì lý do này, hãy tìm các quỹ chỉ số với tỷ lệ chi phí thấp nhất.
  • Đa dạng hóa: Nhà đầu tư có thể nắm bắt lợi nhuận của một phân khúc lớn của thị trường bằng một quỹ chỉ số. Các quỹ chỉ số thường đầu tư vào hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn cổ phần; trong khi các quỹ được quản lý tích cực đôi khi đầu tư vào ít hơn 50 cổ phần. Nói chung, các quỹ có số lượng nắm giữ cao hơn có rủi ro thị trường tương đối thấp hơn so với các quỹ có ít nắm giữ hơn; và các quỹ chỉ số thường cung cấp khả năng tiếp xúc với nhiều chứng khoán hơn so với các đối tác được quản lý tích cực của họ.
  • Chứng khoán riêng lẻ có thể tăng giá hoặc giảm giá, nhưng các chỉ số luôn có xu hướng tăng theo thời gian. Ví dụ như chỉ số S & P 500 [là một nhóm gồm 500 công ty lớn của Hoa Kỳ] từ tháng 1 năm 1928 – tháng 7 năm 2019.

  • Quản lý thụ động: Các quỹ tương hỗ có thể được quản lý tích cực hoặc quản lý thụ động. Ví dụ, người quản lý quỹ tương hỗ sẽ được quản lý tích cực, mua và bán cổ phiếu với mục tiêu “đánh bại thị trường”, được đo lường bằng một điểm chuẩn cụ thể, chẳng hạn như S & P 500. Tuy nhiên, có một rủi ro có thể xảy ra đó là người quản lý tích cực đưa ra những quyết định sai lầm. Ngược lại, người quản lý quỹ chỉ số, được quản lý thụ động, do đó các nhà đầu tư chỉ việc bỏ vốn, mua và nắm giữ mã chứng khoán đại diện cho chỉ số đã cho với mục đích phù hợp với hiệu suất của chỉ số.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về quỹ đầu tư chỉ số mà bạn cần biết. Chúc các bạn thành công!

Investing.vn

Tài liệu này được viết và phát hành bởi công ty Dragon Capital Việt Nam [DCVFM]. Các thông tin trong tài liệu được công ty DCVFM xem là đáng tin cậy, dựa trên các nguồn đã công bố ra công chúng và công ty DCVFM không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin trong tài liệu này, ngoại trừ những thông tin, số liệu của các Quỹ do Công ty DCVFM quản lý, được cung cấp trong tài liệu này. Tài liệu này thể hiện quan điểm, đánh giá của người viết tại thời điểm phát hành, mang tính chất tham khảo và có thể thay đổi mà không cần thông báo. Tài liệu này không phải là bản cáo bạch, lời đề nghị hay là bất kỳ cam kết nào của Công ty DCVFM hay các Quỹ do Công ty DCVFM quản lý. Công ty DCVFM không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi tài liệu này dưới mọi hình thức khi các vấn đề thuộc về quan điểm, dự báo và ước tính trong tài liệu này thay đổi hoặc trở nên không chính xác

Ngân hàng giám sát

Ngân Hàng TMCP BIDV – chi nhánh Hà Thành

Đại lý chuyển nhượng

Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam [VSD]

Công ty kiểm toán

Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Thành viên lập quỹ

SSI, VCBS, BVSC, VNDS, MAS

THÀNH VIÊN LẬP QUỸ

SSI, MAS, BSC, KIS,VCSC, BVSC

NGÂN HÀNG GIÁM SÁT

Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Hội sở chính

ĐẠI LÝ CHUYỂN NHƯỢNG

Trung Tâm Lưu Ký Chứng Khoán Việt Nam [VSD]

S&P 500 [viết đầy đủ trong tiếng Anh là Standard & Poor's 500 Stock Index - Chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor] là một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Tỉ lệ và loại cổ phiếu sử dụng để tính toán chỉ số S&P 500 được quyết định bởi hãng S&P Dow Jones Indices. Điều này khiến chỉ số S&P 500 khác với các chỉ số thị trường chứng khoán khác của Mĩ như chỉ số công nghiệp Dow Jones hay chỉ số Nasdaq Composite. Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất, rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mĩ cũng như là một chỉ số chủ đạo của nền kinh tế [4]. Ủy ban nghiên cứu kinh tế quốc gia cũng xác nhận giá trị cổ phiếu phổ thông là nhân tố hàng đầu của mỗi chu kì kinh tế [5].

S&P 500/chứng khoán Chỉ số S&P 500 từ năm 1950 tới 2012Thành lập1957[1]Điều hànhS&P Dow Jones Indices[2]Giao dịchNYSE, NASDAQSố thành phần500[2]LoạiLarge-cap[2]Vốn thị trườngUS$ 14,199 billion
[as of ngày 30 tháng 4 năm 2013][1]Phương thức
đánh giáFree-float capitalization-weighted[3]Các mục lục 
liên quan

Danh sách

  • S&P 1500
    S&P Global 1200

Trang webS&P 500

Tập tin:Daily Linear Chart of S&P 500 from 1950 to 2013.png

Daily Linear Chart of S&P 500 from 1950 to 2013

Tập tin:Daily Log Chart of S&P 500 from 1950 to 2013.png

A logarithmic chart of the S&P 500 using closing values from January 3rd, 1950 to April 15th, 2013.

Tập tin:Daily Volume in the S&P 500 Index.png

Logarithmic graph of the S&P 500 index with simple trend lines

S&P 500 được phát triển và cập nhật bởi liên doanh S&P Dow Jones Indices, với chủ sở hữu lớn nhất là tập đoàn McGraw Hill Financial. Ngoài S&P 500, McGraw Hill còn phát hành rất nhiều chỉ số chứng khoán khác như S&P MidCap 400, S&P SmallCap 600 và S&P Composite 1500. S&P 500 là một chỉ số tỉ lệ giá thị trường [capitalization-weighted index hay market-value-weighted index][3] và có nhiều mã giao dịch như: ^GSPC,[6] INX,[7] và $SPX.[8]

Phần này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [September 2013]

Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor giới thiệu chỉ số chứng khoán đầu tiên vào năm 1923. Chỉ số S&P 500 ra đời vào ngày mùng 4 tháng 3 năm 1957. Công nghệ thời đó cho phép chỉ số này được tính toán và niêm yết công khai theo thời gian thực. Bao gồm cả cổ phiếu tăng trưởng và cổ phiếu đầu tư giá trị, chỉ số S&P 500 được sử dụng rông rãi như một công cụ để tính toán giá trị chung của cổ phiếu trên thị trường.

S&P 500 đạt chỉ số nội nhật cao nhất [trong vòng hơn 7 năm] là 1,552.87 vào ngày 24 tháng 3 năm 2000 trong giai đoạn Bong bóng Dot-com, sau đó mất khoảng 50% giá trị, xuống còn 768.63 vào mùng 10 tháng 10 năm 2002 trong cuộc suy thoái chứng khoán năm 2002. Ngày 30 tháng 5 năm 2007, chỉ số S&P 500 đóng cửa ở mức 1,530.23, đạt mức kỉ lục trong vòng hơn 7 năm sau đó. Mặc dù, S&P 500 phá kỉ lục mới với mức 1,576.09 ngày 11 tháng 10 năm 2007, sau khi cán mốc 1,565.15 ngày mùng 9 tháng 10, S&P 500 kết thúc năm 2007 ở 1,468.36 điểm, chỉ thấp hơn mức đóng cửa năm 1999. Chưa đầy một tháng sau, S&P 500 rớt xuống còn 1,400 điểm, thấp nhất trong vòng 5 năm.

Giữa năm 2007, cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 lan rộng ra toàn bộ khu vực tài chính Mĩ. Vào tháng 9 năm 2008, khởi đầu một giai đoạn biến động bất thường, tình hình trở nên khẩn cấp với mức trồi sụt kỉ lục lên tới 100 điểm và cũng là mức dao động cao nhất kể từ năm 1929.[9] Ngày 20 tháng 11 năm 2008, S&P 500 đóng cửa ở 752.44, thấp nhất kể từ đầu năm 1997.[10] Sự hồi phục khiêm tốn trong những ngày còn lại vấn khiến S&P 500 kết thúc năm với mức suy giảm 45.5%. Đây cũng là mức suy giảm lớn nhất kể từ sau năm 1931, khi thị trường mất hơn 50% giá trị.[11] Cuối năm 2008, khủng hoảng tài chính năm 2008 tiếp tục kéo thị trường đi xuống đến đầu năm 2009. S&P 500 gần như đã chạm mức thấp nhất trong vòng 13 năm, đóng cửa ở 676.53 điểm ngày mùng 9 tháng 3 năm 2009.

Ngày 23 tháng 3 năm 2009, S&P 500 hồi phục 20% giá trị và cán mốc 822.92, kéo theo chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng điểm ngay sau đó.[12] Kết thúc năm 2009, S&P 500 đạt 1,115.10 điểm, mức cao thứ hai trong suốt thập kỉ. Mặc dù tiếp tục trải qua một vài biến động đáng kể khác do bất ổn tài chính và chính trị, S&P 500 tiếp tục xu hướng hồi phục, kết thúc năm 2012 S&P 500 đạt mức cao thứ ba trong lịch sử, 1,426.22 điểm. 28 tháng 3 năm 2013 và mùng 10 tháng 4, S&P 500 lần lượt đạt mức đóng cửa cao nhất[13] và chỉ số nội nhật cao nhất[14] kể từ năm 2007. Ngày 3 tháng 5 năm 2013, hơn 13 năm sau lần đầu tiên vượt mốc 1500 điểm, S&P 500 đã phá vỡ mốc 1600 lần đầu trong lịch sử, đạt 1,614.42 điển. Đây là cột mốc đầu tiên trong ba cột mốc 100 điểm của chỉ số này trong năm 2013: 1700 vào ngày mùng 1 tháng 8, và 1800 vào 22 tháng 11.

Các dấu mốc kỉ lục của chỉ số S&P 500

Loại Ngày lập Giá trị
Mức nội nhật 31 tháng 12 năm 2013 1823.75
Mức đóng của 31 tháng 12 năm 2013 1818.32

Các cổ phiếu thành phần phục vụ tính toán chỉ số S&P 500 được lựa chọn bởi một hội đồng. Điều này tương tự với chỉ số công nghiệp Dow Jones, nhưng khác với một số chỉ số khác được quy định chặt chẽ theo luật như Russell 1000. Khi xem xét để thêm một cổ phiếu mới, hội đồng này sẽ đánh giá giá trị của công ty đó theo tám tiêu chuẩn cơ bản: vốn hóa thị trường, tính thanh khoản, trụ sở công ty, số lượng cổ phiếu công chúng, nhóm ngành, năng lực tài chính, thời gian niêm yết giao dịch và cổ phiếu niêm yết.[3]

Hội đồng chọn lựa các công ty là đại diện cho các ngành công nghiệp trong nền kinh tế Hoa Kỳ để tính toán chỉ số S&P 500. Để vào danh sách tính toán S&P 500, mỗi công ty phải thỏa mãn các yêu cầu về khả năng thanh khoản:[3]

  • vốn hóa thị trường lớn hơn hoặc bằng 4 tỷ đô la Mĩ
  • annual dollar value traded to float-adjusted market capitalization is greater than 1.0
  • khối lượng cổ phiểu giao dịch hàng tháng trong vòng 6 tháng liên tiếp cho đến ngày tiến hành đánh giá phải đặt từ 250,000 trở lên.

Chứng khoán phải được niêm yết công khai trên sàn NYSE [NYSE Arca hay NYSE MKT] hoặc sàn NASDAQ [NASDAQ Global Select Market, NASDAQ Select Market hay the NASDAQ Capital Market]. Những chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để đưa vào danh sách là limited partnerships, master limited partnerships, OTC bulletin board issues, closed-end funds, ETFs, ETNs, royalty trusts, tracking stocks, preferred stock, unit trusts, equity warrants, convertible bonds, investment trusts, ADRs, ADSs and MLP IT units.[3]

Cần phân biệt danh sách của S&P 500 với Fortune 500, Fortune 500 chỉ là danh sách của 500 công ty đại chúng lớn nhất nước Mĩ, sắp xếp theo tổng thu nhập, mà không quan tâm đến cổ phiếu của công ty đó có niêm yết công khai hay không [nếu không niêm yết công khai, cổ phiếu được gọi là không thanh khoản]. Fortune cũng không điều chỉnh danh sách nhằm mục đích đại diện cho ngành công nghiệp của Mĩ, đồng thời cũng không tính đến các công ty đăng ký thành lập ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ.

S&P 500 bao gồm cả các công ty ngoài Hoa Kỳ [27 kể từ ngày 23 tháng 12 năm 2013], bất kể đó là công ty đã từng thành lập tại Hoa Kỳ nhưng thực hiện đảo ngược công ty, hay công ty đó không thành lập tại Hoa Kỳ.

Bài chi tiết: Danh sách 500 công ty S&P 500

Chỉ số "S&P 500" thông thường được trích dẫn dưới dạng chỉ số tỉ lệ thu hồi vốn; ngoài ra, còn có các phiên bản "tỉ lệ lợi nhuận" và "tỉ lệ lợi nhuận sau thuế". Các phiên bản này khác nhau ở cách ghi nhận cổ tức. Chỉ số "tỉ lệ thu hồi vốn" không xét đến tỉ lệ cổ tức; nó chỉ thể hiện sự thay đổi về giá của từng cổ phiếu thành phần. Chỉ số tỉ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả tái đầu tư của cổ tức. Chỉ số "tỉ lệ lợi nhuận sau thuế" cũng phản ánh hiệu quả tái đầu tư của cổ tức nhưng sau khi khấu trừ thuế thu nhập.[15][16]

Trước kia, chỉ số S&P 500 được xác định theo phương pháp tỉ lệ giá trị vốn hóa; tức là, sự biến động của một cổ phiếu có vốn hóa thị trường [giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu phát hành ra công chúng] lớn sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến giá trị chung của chỉ số so với các cổ phiếu có giá trị vốn hóa nhỏ.

Hiện nay, S&P 500 được tính toán theo phương pháp "tỉ lệ cổ phiếu công chúng". Tức là, Standard & Poor's sẽ xác định giá trị thị trường của mỗi công ty liên quan đến chỉ số S&P 500 mà chỉ quan tâm đến số lượng cổ phiếu được phát hành ra công chúng [còn gọi là "cổ phiếu công chúng"]. Đây là kết quả sau hai lần chuyển đổi, lần đầu vào ngày 18 tháng 3 năm 2005 và lần thứ hai là vào 16 tháng 9 năm 2005.[17]

Để đảm bảo luôn theo sát tình hình thực tế, chỉ số S&P 500 luôn được điều chỉnh để thể hiện sự tác động đến giá trị thị trường của các quyết sách của cổ đông công ty, như phát hành thêm cổ phiếu, chia cổ tức và các quyết định cơ cấu lại công ty như sáp nhập hoặc chia tách. Thêm vào đó, để đảm bảo luôn là chỉ thị của thị trường chứng khoán Mĩ, các cổ phiếu thành phần sẽ được cập nhật liên.[3]

Tuy nhiên để ngăn chặn sự thay đổi chỉ bắt nguồn từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tất cả các hoạt động tác động đến giá trị thị trường của S&P 500 đều được điều chỉnh thông qua một ước số. Ngoài ra, khi một công ty tụt hạng và bị thay thế bởi một công ty khác với giá trị vốn hóa thị trường khác, ước số này cũng được điều chỉnh để giá trị của S&P 500 là không đổi. Tuy nhiên, người ta chỉ điều chỉnh ước số sau khi kết thúc phiên giao dịch và sau khi tính toán giá trị S&P 500. Các hoạt động của một công ty yêu cầu phải điều chỉnh ước số vô cùng đa dạng và được liệt kê trong bảng dưới đây:[18]

Loại hoạt động Điều chỉnh ước số
Tách gộp cổ phiếu [e.g. 2×1] Không
Phát hành cổ phiếu
Mua lại cổ phần
Chia lợi tức ngẫu sinh
Thay đổi công ty
Chào bán quyền mua
Tách công ty
Sáp nhập

Để tính giá trị của chỉ số S&P 500, người ta lấy tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu chia cho một thừa số, hay còn được gọi là Divisor[Ước số].[18] Ví dụ, nếu tổng giá trị vốn hóa thị trường của 500 cổ phiếu thành phần là 13 nghìn tỷ đô la Mĩ và ước số là 8.933 tỉ, thì chỉ số S&P 500 có giá trị là 1,455.28. Mặc dù, tổng giá trị vốn hóa của chỉ số S&P 500 được công bố công khai trên trang web của Standard & Poor's,[1] giá trị của ước số lại được hãng giữ bí mật. Tuy nhiên, giá trị này luôn xấp xỉ ở mức 8.9 tỉ.[19]

Công thức tính toán chỉ số S&P 500 là:

Index Level = ∑ [ P i ⋅ Q i ] D i v i s o r {\displaystyle {\text{Index Level}}={\sum \left[{P_{i}}\cdot {Q_{i}}\right] \over Divisor}}  

Trong đó P là giá của mỗi cổ phiếu thành viên, Q là số lượng cổ phiếu công chúng mỗi loại.

Ước số sẽ được điều chỉnh trong một số trường hợp như phát hành cổ phiếu, chia tách công ty hoặc các thay đổi tương đương về cơ cấu công ty, để đảm bảo rằng những sự kiện này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số cuối cùng.[18]

Chỉ số S&P 500 được cập nhật 15 giây một lần trong suốt phiên giao dịch và được công bố rộng rãi bởi hãng Reuters America, Inc., một chi nhánh của hãng Thomson Reuters Corporation.[20]

Rất nhiều quỹ chỉ số và quỹ hoán đổi danh mục theo dấu sự biến động [trước phí] của chỉ số S&P 500 bằng cách nắm giữ cùng loại cổ phiếu với cùng tỉ lệ như danh sách của S&P 500. Nhiều quỹ tương hỗ khác sử dụng S&P 500 như một mốc chuẩn. Kết quả là nếu cổ phiếu của một công ty được đưa vào danh sách của S&P 500 thì cổ phiếu đó sẽ tăng giá, vì các quỹ đầu tư chỉ số phải mua các loại cổ phiếu này để tiếp tục theo dấu S&P 500. Các nhà quản lý quỹ tương hỗ thường cung cấp dịch vụ quỹ đầu tư chỉ số theo dấu S&P 500, trong đó tiên phong chính là quỹ Vanguard 500 của tập đoàn The Vanguard Group năm 1976.[21] Rất nhiều quỹ lương hưu cũng cung cấp các hình thức đầu tư như vậy. Ví dụ như, quỹ Thrift Savings Plan's C Fund theo dấu tỉ suất lợi nhuận của chỉ số S&P 500.

Ngoài việc đầu tư vào các quỹ tương hỗ theo dấu S&P 500, nhà đầu tư cũng có thể mua chứng chỉ quỹ của các quỹ hoán đổi danh mục [ETF] which represents ownership in a portfolio of the equity securities that comprise the Standard & Poor's 500 Index. Exchange Traded Funds track the S&P 500 index and may be used to trade the index. Một số quỹ ETF theo dấu S&P 500 được liệt kê dưới đây.[22]

Ký hiệu ETF Tên ETF Expense Ratio
IVV Lưu trữ 2011-08-24 tại Wayback Machine iShares Core S&P 500 0.0700%
SPY SPDR S&P 500 Trust ETF 0.1102%
VOO Vanguard S&P 500 0.0500%

S&P 500 ETFs are available on the London Stock Exchange e.g. iShares S&P 500 [LSE:IUSA] and Vanguard S&P 500 [LSE:VUSA].

In the derivatives market, the Chicago Mercantile Exchange [CME] offers futures contracts [ticker symbols /SP for the full-sized contract and /ES for the E-mini contract that is one-fifth the size of /SP] that track the index and trade on the exchange floor in an open outcry auction, or on CME's Globex platform, and are the exchange's most popular product. Additionally, the Chicago Board Options Exchange [CBOE] offers options on the S&P 500 as well as S&P 500 ETFs, inverse ETFs and leveraged ETFs.

Phần này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. [August 2012]

Bài chi tiết: Các dấu mốc của chỉ số S&P 500

Ngày 11 tháng 10 năm 2007, chỉ số S&P lập kỉ lục về chỉ số nội nhật với mức 1,576.09.[23] Ngày 28 tháng 3 năm 2013, S&P phá vỡ kỉ lục giá trị đóng cửa với mức điểm 1,565.15, lấy lại toàn bộ giá trị đã mất do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.[23] Tuy nhiên, để lập kỉ lục mới it would need to close well above the 2,000 level to set new inflation-adjusted highs [không xét đến cổ tức] so với lần đầu tiên phá mốc 1500 điểm của năm 2000.

Tỉ suất lợi nhuận hàng năm

Năm Biên độ dao động S&P 500 Tỉ suất lợi nhuận bao gồm cổ tức Giá trị $1.00 ngày 1/1/1970 Tỉ suất lợi nhuận niên hạn 5 năm Tỉ suất lợi nhuận niên hạn 10 năm Tỉ suất lợi nhuận niên hạn 15 năm Tỉ suất lợi nhuận niên hạn 20 năm Tỉ suất lợi nhuận niên hạn 25 năm Cao nhất 34.11% 37.58% 28.56% 19.21% 18.93% 17.88% 17.25% Thấp nhất −38.47% −37.00% −2.35% −1.38% 4.47% 7.81% 9.28% CAGR   9.94%             Trung bình 12.40% 15.06%   13.20% 13.38% 12.17% 12.32% 12.73%
1970 0.01% 4.01% $1.04 - - - - -
1971 10.79% 14.31% $1.19 - - - - -
1972 15.63% 18.98% $1.41 - - - - -
1973 −17.37% −14.66% $1.21 - - - - -
1974 −28.72% −26.47% $0.89 −2.35% - - - -
1975 31.55% 37.20% $1.22 3.21% - - - -
1976 19.15% 23.84% $1.51 4.87% - - - -
1977 −11.50% −7.18% $1.40 −0.21% - - - -
1978 1.06% 6.56% $1.49 4.32% - - - -
1979 12.31% 18.44% $1.77 14.76% 5.86% - - -
1980 25.77% 32.50% $2.34 13.96% 8.45% - - -
1981 −9.73% −4.92% $2.23 8.10% 6.47% - - -
1982 14.76% 21.55% $2.71 14.09% 6.70% - - -
1983 17.26% 22.56% $3.32 17.32% 10.63% - - -
1984 1.40% 6.27% $3.52 14.81% 14.78% 8.76% - -
1985 26.36% 31.73% $4.64 14.67% 14.32% 10.49% - -
1986 14.62% 18.67% $5.51 19.87% 13.83% 10.76% - -
1987 2.03% 5.25% $5.80 16.47% 15.27% 9.86% - -
1988 12.40% 16.61% $6.76 15.31% 16.31% 12.17% - -
1989 27.25% 31.69% $8.90 20.37% 17.55% 16.61% 11.55% -
1990 −6.56% −3.10% $8.63 13.20% 13.93% 13.94% 11.16% -
1991 26.31% 30.47% $11.26 15.36% 17.59% 14.34% 11.90% -
1992 4.46% 7.62% $12.11 15.88% 16.17% 15.47% 11.34% -
1993 7.06% 10.08% $13.33 14.55% 14.93% 15.72% 12.76% -
1994 −1.54% 1.32% $13.51 8.70% 14.38% 14.52% 14.58% 10.98%
1995 34.11% 37.58% $18.59 16.59% 14.88% 14.81% 14.60% 12.22%
1996 20.26% 22.96% $22.86 15.22% 15.29% 16.80% 14.56% 12.55%
1997 31.01% 33.36% $30.48 20.27% 18.05% 17.52% 16.65% 13.07%
1998 26.67% 28.58% $39.19 24.06% 19.21% 17.90% 17.75% 14.94%
1999 19.53% 21.04% $47.44 28.56% 18.21% 18.93% 17.88% 17.25%
2000 −10.14% −9.10% $43.12 18.33% 17.46% 16.02% 15.68% 15.34%
2001 −13.04% −11.89% $37.99 10.70% 12.94% 13.74% 15.24% 13.78%
2002 −23.37% −22.10% $29.60 −0.59% 9.34% 11.48% 12.71% 12.98%
2003 26.38% 28.68% $38.09 −0.57% 11.07% 12.22% 12.98% 13.84%
2004 8.99% 10.88% $42.23 −2.30% 12.07% 10.94% 13.22% 13.54%
2005 3.00% 4.91% $44.30 0.54% 9.07% 11.52% 11.94% 12.48%
2006 13.62% 15.79% $51.30 6.19% 8.42% 10.64% 11.80% 13.37%
2007 3.55% 5.49% $54.12 12.83% 5.91% 10.49% 11.82% 12.73%
2008 −38.47% −37.00% $34.09 −2.19% −1.38% 6.46% 8.43% 9.77%
2009 23.49% 26.46% $43.11 0.42% −0.95% 8.04% 8.21% 10.54%
2010 12.64% 15.06% $49.61 2.29% 1.41% 6.76% 9.14% 9.94%
2011 0.00% 2.11% $50.65 −0.25% 2.92% 5.45% 7.81% 9.28%
2012 13.29% 16.00% $58.76 1.66% 7.10% 4.47% 8.22% 9.71%
  • Chỉ số chỉ thị nền kinh tế của Conference Board
  • Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones
  • Danh sách 500 công ty S&P
  • E-mini S&P
  • Quỹ hoán đổi danh mục
  • Fortune 500
  • FTSE 100
  • Quỹ đầu tư chỉ số
  • S&P 100
  • S&P 400
  • S&P 600
  • S&P 1500
  • Standard & Poor's

  1. ^ a b c “S&P 500 Details”. Standard & Poor's. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ a b c “S&P 500 Overview”. S&P/Dow Jones Indices LLC. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ a b c d e f “S&P U.S. Indices Methodology”. Standard & Poor's. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2013.
  4. ^ “Standard & Poor's 500 Index - S&P 500”. Investopedia. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ “Edward Renshaw, The Stock Market, Oil Price Shocks, Economic Recessions and the Business Cycle With An Emphasis on Forecasting, December 2002”. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2014.
  6. ^ “Yahoo! Finance: ^GSPC”. Yahoo!.
  7. ^ “Google Finance:.INX”. Google.
  8. ^ “MarketWatch: $SPX”. //marketwatch.com/quotes/. Dow Jones Inc. Liên kết ngoài trong |work= [trợ giúp]
  9. ^ S&P 500 actual volatility at highest since 1929
  10. ^ Stocks Plunge, Leaving Dow Below 7600
  11. ^ Sommer, Jeff [ngày 23 tháng 11 năm 2008]. “A Friday Rally Can't Save the Week”. The New York Times. |ngày truy cập= cần |url= [trợ giúp]
  12. ^ Peter Mckay, Geoffrey Rogow and Rob Curran [ngày 26 tháng 3 năm 2009]. “Stocks' Momentum Keeps Building”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2013.
  13. ^ S&P 500 Closes At All-Time High
  14. ^ Dow and S&P 500 close at new record highs
  15. ^ “S&P - Indices > Equity Indices - S&P 500 - Index Table”. standardandpoors.com.
  16. ^ “Description”. standardandpoors.com.
  17. ^ “Standard & Poor's Announces Changes to U.S. Investable Weight Factors and Final Float Transition Schedule”. PRNewswire. ngày 9 tháng 3 năm 2005. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  18. ^ a b c “S&P Indices Index Mathematics Methodology” [PDF]. The McGraw-Hill Companies, Inc. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  19. ^ “How is the value of the S&P 500 calculated?”. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2013.
  20. ^ “S&P Indices” [PDF]. Bản gốc [PDF] lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016.
  21. ^ “Investopedia Vanguard Profile”.
  22. ^ “S&P 500 ETFs”.
  23. ^ a b Park, JeeYeon. “Record-Smashing Quarter: S&P 500 Ends Above 2007's Record Close, Dow Posts Best Q1 Since 1998”. CNBC.com Writer. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2013.

  • CNN Money page for SPX
  • Standard & Poor's page on S&P 500 index
  • S&P 500 Fact Sheet Lưu trữ 2013-06-16 tại Wayback Machine [PDF]
  • Logarithmic Chart of S&P 500 [1950-present] at Yahoo! Finance
  • s&p 500 Training

Bản mẫu:Các chỉ số thị trường chứng khoán

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=S%26P_500&oldid=65309942”

Video liên quan

Chủ Đề