Kinh tế xây dựng chuyên ngành quản lý dự án xây dựng

Tìm hiểu ngành Kinh tế xây dựng là gì? học gì? ra trường làm gì?

Với sự phát triển năng động không ngừng xây dựng trên khắp cả nước, có thể thấy rằng cơ hội nghề nghiệp khá mở rộng với người tốt nghiệp ngành kinh tế xây dựng tham gia vào các công ty tư nhân về xây dựng.

Đối với các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực xây dựng thì Ngành kinh tế xây dựng sẽ là một trong những lựa chọn tốt, trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểuNgành Kinh tế Xây dựng là gì? học những gì? ra trường làm gì?để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp cho nghề nghiệp tương lai nhé các bạn.

Ngành Kinh tế xây dựng là gì?

Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành của ngành xây dựng, được kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng. Ngành này đáp ứng các yêu cầu liên quan mật thiết giữa các vấn đề tài chính, thống kê và quá trình xây dựng triển khai dự án xây dựng.

Ngành kinh tế xây dựng học gì? ra trường làm gì?

Ngành kinh tế xây dựng học những gì?

Khi theo học ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình;…

Như vậy có thể thấy rằng chương trình học của ngành này liên quan rất nhiều đến kinh tế trong lĩnh vực xây dựng và chuyên môn quản lý học trong lĩnh vực kinh tế, không đi quá sâu kỹ thuật xây dựng.

Học Kinh tế xây dựng ra trường làm gì?

Cử nhânKinh tế Xây dựng sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm, có thể đảm nhận các vị trí như:

  • Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp trung ương như ở các bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng phát triển, các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện.
  • Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng
  • Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản
  • Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng
  • Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm
  • Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình
  • Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo,…

Học ngành kinh tế xây dựng ở đâu?

Ngành kinh tế xây dựng được đào tạo ở khá nhiều trường, dưới đây là một số trường đào tạo ngành này để bạn tham khảo.

  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Xây dựng – Hà Nội
  • Đại học Công nghệ TP.HCM

Ngoài ra, có thể còn có các trường ĐH và CĐ khác đào tạo ngành này, nếu bạn cần thông tin tư vấn hay biết thêm trường nào đào tạo ngành Kinh tế xây dựng, hãy để lại thông tin ở phần bình luận để bổ sung bài viết được đầy đủ. Chúc các bạn chọn được trường học phù hợp để theo đuổi đam mê ngành học của mình.

Hướng nghiệp - Tags: hướng nghiệp, Kinh tế xây dựng, ngành Kinh tế xây dựng, nghề nghiệp, xây dựng
  • Tìm hiểu ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng là gì? học gì? ra trường làm gì?

  • Tìm hiểu ngành Hệ thống thông tin quản lý là gì? học gì? ra trường làm gì?

  • Tìm hiểu ngành Công nghệ thực phẩm là gì? học gì? ra trường làm gì?

  • Tìm hiểu ngành Kỹ thuật tàu thuỷ là gì? học gì? ra trường làm gì?

  • Tìm hiểu ngành Kỹ thuật cơ điện tử là gì? học gì? ra trường làm gì?

  • Tìm hiểu ngành Thiết kế đồ hoạ là gì? học những gì? ra trường làm gì?

  • Tìm hiểu ngành Kiến trúc cảnh quan là gì? học gì? ra trường làm gì?

Kinh tế xây dựng là chuyên ngành thuộc nhóm ngành xây dựng, kết hợp giữa lĩnh vực thiết kế và quản lý xây dựng. Đây là ngành học được đánh giá cao, đáp ứng yêu cầu liên quan mật thiết giữa các vấn đề tài chính, thống kê và quá trình xây dựng, triển khai dự án xây dựng. Để giúp bạn tìm hiểu về ngành học này, bài viết dưới đây xin chia sẻ thông tin tổng quan ngành Kinh tế xây dựng.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

1. Giới thiệu chung về ngành Kinh tế xây dựng

Kinh tế xây dựng [Mã ngành: 7580301] là ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng…

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư xây dựng công trình; lập kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh; xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng; hạch toán kế toán và kiểm toán trong xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu; quản lý, triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình…

Bên cạnh đó, sinh viên ngành Kinh tế xây dựng còn được chú trọng phát triển toàn diện các kỹ năng cần thiết như: kỹ năng đàm phán, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc độc lập.. để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc sau tốt nghiệp.

2. Các trường đào tạo ngành Kinh tế xây dựng

Khu vực miền Bắc:

Khu vực miền Trung:

Khu vực miền Nam:

  • Đại học Công nghệ TP.HCM
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

3. Các khối xét tuyển ngành Kinh tế xây dựng

  • A00: Toán - Lý - Hóa học
  • A01: Toán - Lý - Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn - Toán - Tiếng Anh
  • D02: Ngữ văn - Toán - Tiếng Nga

4. Chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng

PHẦN 1: KHỐI KIẾN THỨC CHUNG CỦA NGÀNH

1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

1

Giải tích

2

Đại số tuyến tính

3

Ngoại ngữ F1

4

Ngoại ngữ F2

5

Pháp luật đại cương

6

Tin học đại cương

7

Giáo dục quốc phòng

8

Giáo dục thể chất F1+F2+F3+F4+F5

9

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin F1

10

Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin F2

11

Đường lối Cách mạng Đảng CSVN

12

Tư tưởng Hồ Chí Minh

13

Xác suất thống kê

14

Kỹ năng làm việc nhóm

2. Khối kiến thức cơ sở ngành và cơ sở chuyên ngành

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế học

2

Tài chính tiền tệ

3

Nguyên lý thống kê

4

Kinh tế lượng

5

Điều tra quy hoạch

6

Hình họa và vẽ kỹ thuật

7

Trắc địa đại cương

8

Địa kỹ thuật

9

Máy xây dựng

10

Sức bền vật liệu

11

Cơ học xây dựng

12

Thiết kế đường ô tô

13

Xây dựng đường ô tô

14

Công trình nhân tạo F1

15

Công trình nhân tạo F2

16

Vật liệu xây dựng

17

Đo bóc khối lượng xây dựng

18

Thực tập kỹ thuật

b. Các học phần tự chọn

1

Khoa học quản lý

Quản trị kinh doanh

2

Pháp luật xây dựng

Pháp luật kinh tế

3

Tài chính doanh nghiệp xây dựng

Thị trường tài chính

4

Đường sắt

Thủy văn

5

Quản lý hợp đồng xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng

PHẦN 2: KHỐI KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

1. Kinh tế - Quản lý khai thác cầu đường

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế quản lý khai thác công trình cầu đường

2

Kế hoạch khai thác và an toàn g. thông [bài tập lớn]

3

Định mức k.thuật và định giá khai thác thác cầu đường [bài tập lớn]

4

Bảo dưỡng, sửa chữa đường ô tô

5

Kế toán đơn vị khai thác [bài tập lớn]

6

Tổ chức thi công bảo dưỡng sửa chữa công trình [bài tập lớn]

7

Phân tích hoạt động khai thác công trình [bài tập lớn]

8

Khai thác và kiểm định cầu

9

Thực tập tốt nghiệp

10

Đồ án tốt nghiệp

b. Các học phần tự chọn

1

Quản lý tài chính trong khai thác công trình cầu đường

Thanh toán, quyết toán trong xây dựng

2

Thống kê khai thác cầu đường

Quản lý đơn vị khai thác

2. Kinh tế xây dựng công trình giao thông

a. Các học phần bắt buộc

1

Kinh tế xây dựng

2

Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hóa [bài tập lớn]

3

Định mức kỹ thuật và định giá sản phẩm xây dưng [bài tập lớn]

4

Thống kê đầu tư xây dựng

5

Kế toán xây dựng cơ bản [bài tập lớn]

6

Tổ chức và quản lý thi công xây dựng [bài tập lớn]

7

Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp xây dựng [bài tập lớn]

8

Lập và phân tích dự án đầu tư

9

Thực tập tốt nghiệp

10

Đồ án tốt nghiệp

b. Các học phần tự chọn

1

Thanh toán, quyết toán trong xây dựng

Hạch toán nội bộ

2

Marketing trong xây dựng

Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu trong xây dựng

5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Kinh tế xây dựng sau khi tốt nghiệp

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh tế xây dựng, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:

  • Làm quản lý xây dựng ở các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng từ cấp trung ương như ở các bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước, Ngân hàng phát triển...
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ khác đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện, như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các phòng quản lý xây dựng và tài chính của các quận, huyện.
  • Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng;
  • Làm quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường ở các doanh nghiệp xây dựng, các công ty đầu tư kinh doanh bất động sản;
  • Làm tư vấn lập và phân tích dự án đầu tư, lập và thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng;
  • Làm thẩm định dự án tại các ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm;
  • Làm quản lý dự án tại các ban quản lý dự án và các chủ đầu tư xây dựng công trình;
  • Làm công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

Lời kết

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Kinh tế xây dựng. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

Đức Anh

Theo tuyensinhso.vn

Xem thêm bài viết tại đây:

Ngành Kỹ thuật xây dựng là gì? Học ngành Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình Giao thông là gì? Học ngành Kỹ thuật xây dựng công trình Giao thông ra trường làm gì?

Video liên quan

Chủ Đề