Lãi suất ngân hàng các nước trên thế giới

[PLO]- Ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia đồng loạt tăng lãi suất kỷ lục để trợ lực cho kinh tế quốc gia vượt qua tình trạng lạm phát chưa từng thấy trong nhiều năm trở lại đây.

Hôm 4-5 [giờ địa phương], Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] thông báo tăng lãi suất thêm 0,5%. Đây là lần thứ hai Fed tăng lãi suất sau khi đã tăng 0,25% hồi tháng 3 và là đợt tăng lãi suất lớn nhất kể từ tháng 5-2000, trong nỗ lực kiềm chế lạm phát đang leo thang ở nước Mỹ. Thông tin trên được đưa ra vào cuối cuộc họp chính sách của cơ quan này kéo dài hai ngày.

Mỹ gấp rút kiềm lạm phát cao nhất trong 40 năm

Số liệu từ Cục Thống kê lao động Mỹ công bố vào giữa tháng 4 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng ở nước này đã tăng 8,5% so với 12 tháng trước đó.

Giá vàng kỳ hạn tại sàn COMEX của thị trường New York giảm trong phiên giao dịch ngày 4-5 sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Cụ thể, giá vàng giao tháng 6 giảm 1,8 USD [0,1%] đóng cửa ở mức 1.868,8 USD/ounce [khoảng 5,2 triệu đồng/chỉ]. Các chuyên gia dự báo giá vàng có thể giao dịch quanh ngưỡng 1.900 USD/ounce trong ngắn hạn.

Theo Chủ tịch Fed Jerome Powell, trước tình hình lạm phát đang tăng nhanh với tốc độ chưa từng thấy trong 40 năm trở lại đây, các biện pháp kiềm chế cần phải được thực thi quyết liệt và càng sớm càng tốt. Ông cho biết các đợt tăng lãi suất 0,5% nữa sẽ được đưa ra bàn tại các cuộc họp tới nhưng mức tăng 0,75% thì chưa được xem xét, theo đài CNBC.

“Nền kinh tế Mỹ vẫn rất mạnh và còn điều kiện thuận lợi để tiến hành các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn” - ông Powell nhận xét, đồng thời cho biết thêm rằng ông dự đoán nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh “mềm hoặc hơi mềm” [nghĩa là nền kinh tế chịu mức suy thoái vừa phải] bất chấp chính sách tiền tệ thắt chặt hơn.

Chứng khoán Mỹ đã bật tăng sau phát ngôn của ông Powell, với chỉ số S&P 500 tăng 1,7% trong phiên giao dịch ngày 4-5, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ giảm khỏi mức cao trước đó.

Fed cũng công bố kế hoạch giảm bảng cân đối kế toán trị giá 9.000 tỉ USD của mình để đối phó với tình trạng giá cả tăng nhanh. Theo kế hoạch, việc giảm bảng cân đối kế toán sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, với việc Fed cho phép giới hạn số tiền thu được từ trái phiếu đáo hạn được tung ra mỗi tháng trong khi tái đầu tư phần còn lại.

Người dân Mỹ mua thực phẩm ở một siêu thị tại TP Dayton, bang Ohio hồi tháng 3.
Ảnh: REUTERS

Hàng loạt nước cũng tăng lãi suất

Giá cả đang tăng vọt vào thời điểm mà nhiều quốc gia, vốn vẫn đang quay cuồng với đại dịch, đang phải đối mặt với áp lực gia tăng từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng do xung đột quân sự Nga - Ukraine gây ra, theo hãng thông tấn DW.

Hầu hết nền kinh tế phương Tây đã ít nhiều giữ lãi suất của họ bằng hoặc gần bằng 0 [mức thấp chưa từng có tiền lệ] liên tục kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 và các chính sách hỗ trợ tài chính chưa từng có tiền lệ được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới đã và đang khiến lạm phát tăng cao hơn. Các cuộc thảo luận của các cơ quan chức năng về cách để làm thay đổi tình hình đã được hâm nóng trở lại, ngay cả trước khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát làm tăng thêm áp lực lên giá lương thực và nhiên liệu.

Không chỉ ở Mỹ, ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia cũng tăng lãi suất, thắt chặt chi phí đi vay. Ngày 4-5, vài giờ trước khi Fed thông báo tăng lãi suất, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ [RBI] đã thông báo tăng lãi suất thêm 0,4%, lên thành 4,4%, với hiệu lực ngay lập tức. Lần tăng lãi suất gần nhất của Ấn Độ là vào tháng 8-2018.

Thống đốc RBI Shaktikanta Das nêu lo ngại về giá lương thực cao ở Ấn Độ, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt dầu ăn do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine.

“Khi nhiều cơn bão ập đến cùng nhau, hành động của chúng ta ngày nay là những bước đi quan trọng để giữ vững con tàu. Đáng báo động nhất là áp lực lạm phát dai dẳng và lan rộng đang trở nên gay gắt hơn mỗi ngày”, theo Thống đốc RBI Shaktikanta Das.

Hôm 3-5, Ngân hàng Dự trữ Úc [RBA] cũng đã công bố mức nâng lãi suất cao hơn dự kiến, với 0,25%, đưa tỉ lệ lãi suất cơ bản ở nước này lên mức 0,35%. Đây là đợt tăng lãi suất đầu tiên của Úc trong hơn 10 năm qua.

Ngân hàng Trung ương Anh [BoE] cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp, từ 0,75% lên 1%, trong ngày 5-5.

Ngân hàng Trung ương châu Âu [ECB] đến lúc này vẫn “án binh bất động”. Tuần rồi, Phó Chủ tịch ECB Luis de Guindos có nói rằng Hội đồng thống đốc ECB đã không thảo luận về bất kỳ đợt tăng lãi suất dự kiến nào. Tuy nhiên, một thành viên khác trong hội đồng là bà Isabel Schnabel mới đây khẳng định với hãng tin Reuters rằng nhiều khả năng ECB sẽ buộc phải tăng lãi suất trước tháng 7, trước khi tình trạng lạm phát trở nên nghiêm trọng hơn.

Động thái tăng lãi suất của các nước nằm trong nỗ lực giúp giảm thiểu tác động của lạm phát đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo rằng việc tăng lãi suất có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế và thậm chí đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái.•

Liệu lạm phát toàn cầu có đưa thế giới vào suy thoái?

Tờ Financial Times dẫn lời một số chuyên gia kinh tế nhận định dù hiện giá hàng hóa tăng mạnh tương tự như đợt suy thoái những năm 1970, lúc này có nhiều điểm khác biệt so với thời kỳ đó.

Các hộ gia đình giờ đây cũng có thể chịu được chi phí năng lượng cao hơn nhờ khoản tiền tiết kiệm được trong đại dịch. Nhiều nền kinh tế, chủ yếu là các nền kinh tế giàu có, đã thực hiện các biện pháp bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương nhất khỏi tác động của giá cả tăng cao, bao gồm trợ cấp nhiên liệu và chi phí năng lượng.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại các yếu tố gây bất ổn, bao gồm giá khí đốt tăng nhanh, thị trường lao động thắt chặt ở Mỹ và châu Âu, lãi suất tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp và hộ gia đình với thu nhập thực tế giảm mạnh do giá cả tăng.

Các chuyên gia dự báo lạm phát toàn cầu sẽ tăng trong năm tới, trong khi kỳ vọng tăng trưởng đang xấu đi, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận kinh doanh và sức mua của các hộ gia đình, các hộ gia đình thu nhập thấp vẫn sẽ là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất.

VĨ CƯỜNG

So sánh lãi suất giữa các nước là vô nghĩa

Phan Minh Ngọc

[TBKTSG Online] – Bài viết "Khi nền kinh tế làm ra trong 1 năm chưa đủ trả lãi nợ vay" của nhóm chuyên gia độc lập [“các tác giả”] trong và ngoài nước đăng trên TBKTSG Online số đầu năm 2020 đã vạch ra nguy cơ về cuộc đua tăng lãi suất sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ tại Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, do bài viết có một số điểm chưa chính xác nên khó có thể dựa vào đó để đi đến kết luận như trong bài. Xin được góp ý với các tác giả về những điểm chưa chính xác này.

Nợ công và bội chi ngân sách giai đoạn 2012-2017, %GDP

Trước tiên, cần nói ngay rằng việc so sánh lãi suất giữa các nước như của các tác giả là không có nhiều ý nghĩa, nhất là khi so sánh lãi suất của Việt Nam với lãi suất của một nước đã phát triển như Mỹ. Để minh họa rõ hơn, với sự khác biệt đáng kể về lãi suất của ngay cả các nền kinh tế đã phát triển như Nhật, Singapore, Mỹ, châu Âu…, là những nơi có lãi suất biến thiên trong phạm vi rộng từ mức âm, cận 0, cho đến dương đáng kể, liệu chúng ta có thể kết luận được rằng các nền kinh tế có lãi suất cao là có vấn đề với chuyện nợ nần [của doanh nghiệp]? Ngược lại, lãi suất cao ở Việt Nam không phải là ngoại lệ nếu so sánh với lãi suất của những nước đang phát triển như Ấn Độ, Indonesia.

Thứ hai, về mức lãi của ngân hàng ở Việt Nam, các tác giả lấy lãi suất cho vay cơ bản trừ đi lãi suất tiền gửi không kỳ hạn để tính ra ngân hàng có thể lãi 4,5%. Đồng thời, các tác giả cho rằng trong khi lạm phát là 1,65% thì ngân hàng lãi thật 2,8%.

Tính toán trên chưa chính xác ở chỗ khi tính mức lãi từ hoạt động cho vay của ngân hàng, người ta thường dùng hệ số NIM [Net Interest Margin], là tỷ lệ phần trăm của chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả chia cho tài sản sinh lãi của ngân hàng [= [Thu nhập lãi – Chi phí lãi]/Tài sản sinh lãi = Thu nhập lãi thuần/Tài sản sinh lãi].

Bởi vậy, mức lãi của ngân hàng không được tính đơn giản như các tác giả đã nêu và không nhất thiết là 4,5%.
Ngoài ra, mức lãi của ngân hàng 4,5% [nếu có như trên] không bao giờ được trừ đi mức lạm phát để tính ra “lãi thật”. Bản thân NIM đã là “lãi thật” hiểu theo nghĩa hẹp là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí nguồn vốn huy động để cho vay [tính trên tài sản sinh lãi]. Hoạt động của ngân hàng thương mại thông thường phần lớn là dùng uy tín, tín nhiệm của mình để huy động vốn rồi đem cho vay ngay theo kiểu “tay không bắt giặc” để kiếm chênh lệch thì đâu cần phải xét đến lạm phát như khi tính toán các chỉ số khác, ví dụ, GDP?

Cùng trên ý nghĩa này thì dù lạm phát có lên đến bao nhiêu phần trăm chăng nữa, ngân hàng khó mà lỗ nặng trong hoạt động cho vay [với giả định là ngân hàng vẫn phải xét duyệt cho vay cẩn thận, không làm tăng thêm nợ xấu], trái với kết luận của các tác giả rằng do chạy đua lãi suất, đẩy lãi suất huy động lên 9% trong khi cho vay ưu đãi là 10% và lạm phát dù chỉ là 3% thì ngân hàng lỗ nặng.

Thứ ba, lý giải tại sao lãi suất ở Việt Nam cao, các tác giả viện dẫn lý thuyết của Modigliani-Miller, cho rằng lãi suất tùy thuộc chính vào mức độ rủi ro [của ngân hàng/nền kinh tế?]. Tuy nhiên, đây là một diễn giải và áp dụng quá mức/không thích hợp. Bởi lý thuyết Modigliani-Miller chỉ nói rằng giá trị của một doanh nghiệp không phụ thuộc vào cấu trúc vốn của doanh nghiệp đó, bất kể doanh nghiệp này vay nợ nhiều hay ít hay có tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn cao hay thấp[1]. Thậm chí, nếu theo đúng lý thuyết này thì có thể nói ngược lại với kết luận của các tác giả rằng dù nền kinh tế Việt Nam đang có tỷ lệ nợ/GDP cao [và/hoặc đang tăng lên] nhưng “giá trị”/rủi ro của nền kinh tế Việt Nam không nhất thiết vì thế mà cao [và đang tăng lên].

Thứ tư, việc Moody’s hạ triển vọng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam gần đây [chứ không phải là hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam như các tác giả nói] không liên quan gì đến những rủi ro/bất cập mà các tác giả nêu gồm khả năng cho vay bị hạn chế [nhất là cho vay bất động sản] kèm với việc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] tăng tỷ lệ trích lập phòng ngừa rủi ro cho vay bất động sản làm tái hiện cơn sụt giá bất động sản như các năm 2009-2012. Ngoài ra, các tác giả đã không chính xác vì thị trường bất động sản hiện nay đang không hề có “cơn sụt giá” nào cả, nếu không muốn nói ngược lại.

Thứ năm, không rõ các tác giả lấy nguồn ở đâu, nhưng cứ cho là nợ của khu vực phi tài chính là 13,8 triệu tỉ đồng, và bằng 276% GDP. Dù có tỷ lệ đòn bẩycao như vậy nhưng không thể vì thế mà kết luận rằng GDP tăng 7% trong khi trả lãi 9% [bằng lãi suất danh nghĩa 12% trừ lạm phát 3%] có nghĩa là GDP làm ra một năm không đủ để trả lãi nợ.

Lập luận trên sai vì GDP có thể hiểu là thu nhập thuần cuối cùng của nền kinh tế, sau khi đã trừ đi những chi phí đầu vào, gồm tiền trả nợ lãi và gốc. Bởi vậy, GDP tăng lên 7% thì có nghĩa là quy mô nền kinh tế đã tăng ròng thêm 7% bất kể trả nợ và lãi vay tăng lên bao nhiêu phần trăm. Thêm một điểm bất hợp lý nữa là không thể so sánh mức trả lãi thuần [chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và lạm phát, như cách tính của các tác giả] với GDP, tương tự như không thể so sánh chi phí vay với lợi nhuận của doanh nghiệp. 

Các tác giả còn có một số điểm chưa chính xác khác như cho rằng NHNN chịu trách nhiệm [quản lý] nợ doanh nghiệp nói chung, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, theo Luật quản lý nợ công; hay chuyện Coco Bay không trả được lãi theo cam kết là 12% là cảnh báo ban đầu cho sự phá sản của doanh nghiệp [Thực ra việc không trả được lãi này nên hiểu chủ yếu là hiện tượng riêng lẻ, là kết quả/hậu quả marketing của doanh nghiệp mà thôi].

[1] //efinancemanagement.com/financial-leverage/capital-structure-theory-modigliani-and-miller-mm-approach

Video liên quan

Chủ Đề