Làm thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm

Số lượng tiêu thụ sản phẩm tỉ lệ thuận với chất lượng của sản phẩm đó. Vậy làm sao để sản phẩm đạt chuẩn đầu ra trước khi chúng được phân phối đến tay người dùng? Việc này sẽ tùy thuộc vào quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì?

Khái niệm quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Kiểm soát chất lượng sản phẩm [Quality control viết tắt là QC] là yếu tố cần thiết để đánh giá sự thành công của một doanh nghiệp. Quy trình kiểm soát chất lượng đảm bảo sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện tốt hơn. Trong đó, quản lý và nhân viên có trách nhiệm kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm/dịch vụ.

Những yếu tố cần giám sát và kiểm soát bao gồm: nguyên vật liệu, thiết bị/máy móc, con người, phương pháp, thông tin, môi trường làm việc, Đặc biệt, nguyên vật liệu chính là yếu tố đầu vào. Chúng có sự tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu tốt mới đảm bảo được sản phẩm đạt chất lượng cao.

Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ hiệu quả khi kế hoạch kiểm soát được thiết lập rõ ràng. Những biện pháp kiểm soát giúp tiêu chuẩn hóa quá trình sản xuất. Khi thực hiện kiểm soát chất lượng theo một quy trình cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian, năng suất làm việc cũng được cải thiện.

Lợi ích của quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Quy trình này đảm bảo những sản phẩm bạn cung cấp ra thị trường là tốt nhất. Người tiêu dùng thông minh luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì vậy, nếu việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hiệu quả, doanh nghiệp bạn sẽ được khách hàng tin cậy và chọn lựa. Lúc này, giá cả sẽ không còn là trở ngại lớn đối với các mặt hàng của bạn.

Bên cạnh đó, khi làm việc theo quy trình, ý thức trách nhiệm của nhân viên sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ. QC có khả năng truyền cảm hứng cho nhân viên để họ tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Phương pháp này chính là nhân tố giúp bạn chinh phục người tiêu dùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn sẽ tiết kiệm chi phí cho việc kiểm tra và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả.

6 bước triển khai quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bước 1: Triển khai tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp có thể tuân theo một số tiêu chuẩn chất lượng do các cơ quan, tổ chức bên ngoài quy định như: thanh tra an toàn thực phẩm, hiệp hội ngành, cơ quan quản lý chính phủ, Tuy nhiên, một số lĩnh vực sẽ không có các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Thế nên, bạn cần xây dựng những tiêu chuẩn riêng cho mình.

Tiêu chuẩn chất lượng sẽ phụ thuộc vào mỗi bộ phận trong doanh nghiệp bạn. Dù vậy, chúng vẫn có một điểm chung là: phải được đo lường một cách khách quan.

Bước 2: Xác định tiêu chuẩn chất lượng trọng tâm

Chắc hẳn ai cũng muốn đảm bảo chất lượng trong mọi khía cạnh sản xuất sản phẩm. Nhưng trên thực tế, chẳng mấy ai thực hiện được điều đó một cách dễ dàng.

Trước tiên, bạn cần tập trung vào các tiêu chuẩn quan trọng nhất. Đây là những tiêu chuẩn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và trải nghiệm khách hàng của bạn. Việc chọn tiêu chuẩn trọng tâm giúp bạn đạt kết quả nhanh chóng. Đồng thời, nhóm làm việc của bạn cũng không bị quá tải bởi các tiêu chuẩn ít quan trọng hơn.

Bước 3: Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Bước tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch xây dựng một quy trình kiểm soát chất lượng hiệu quả. Theo W.Edwards Deming nhà sáng lập kiểm soát chất lượng hiện đại, quy trình được thiết kế tốt sẽ mang lại các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao.

Khi bạn tạo ra một quy trình mang tính nhất quán, sản phẩm và dịch vụ của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn. Bạn có thể dựa trên tiêu chuẩn trọng tâm để thiết kế một quy trình phù hợp nhất.

Bước 4: Đánh giá lại kết quả

Bạn có thể đánh giá quy trình của mình dựa trên: phần mềm kinh doanh, ứng dụng tài chính và kế toán hoặc các công cụ quản lý khách hàng. Những thông tin thu thập được sẽ giúp bạn đánh giá chính xác việc kiểm soát chất lượng của mình. Tốt nhất, bạn nên thực thi công đoạn này nhiều lần để đưa ra những nhận định trực quan và hiệu quả hơn.

Bước 5: Tiếp nhận phản hồi

Sau khi nắm bắt được tình hình nội bộ ở bước trên, bạn cần tiếp thu thêm nguồn ý kiến bên ngoài. Để có bức tranh đầy đủ hơn về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, bạn có thể khảo sát khách hàng, tạo bảng đánh giá và xếp hạng trực tuyến, xét điểm số người quảng cáo ròng [NPS Net Promoter Score],

Bên cạnh đó, bạn có thể nhận phản hồi từ các nhân viên của mình. Hãy đặt ra một số câu hỏi như:

  • Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm đang hoạt động ra sao? Có mang lại chất lượng tốt?
  • Làm sao cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt hơn?
  • Cần chú trọng tiêu chuẩn nào để duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm?,

Bước 6: Bắt tay thực hiện

Công đoạn cuối cùng chính là hiện thực hóa quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Ở bước này, bạn chỉ cần xem lại, sửa đổi hoặc bổ sung [nếu có] cho bản kế hoạch của mình được hoàn thiện hơn, sau đó bắt tay vào và thực hiện chúng.

Nếu đã đáp ứng được các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng đã đặt ra, đừng dừng lại tại đó. Bạn hãy thực hiện quy trình này nhiều lần để chất lượng sản phẩm đạt mức tối ưu nhất.

Trên thực tế, để tạo ra một sản phẩm chất lượng không hề đơn giản. Tuy nhiên, khi triển khai kiểm soát chất lượng theo một quy trình cụ thể, bạn sẽ dễ dàng theo dõi và quản lý công việc hiệu quả hơn. Cơ hội không dành cho kẻ đến sau, vì thế hãy tận dụng mọi cơ hội để giúp doanh nghiệp bạn chạm đến thành công nhanh hơn nhé!

FAQs về quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

Chi phí chất lượng có bao nhiêu loại?

Chi phí chất lượng [Costs of Quality] là những chi phí mà doanh nghiệp phải chịu để đảm bảo sản xuất sản phẩm có chất lượng. Có 4 loại chi phí chất lượng phổ biến:
Chi phí hỏng hóc do sự cố bên ngoài
Chi phí lỗi nội bộ
Chi phí thẩm định hay chi phí kiểm tra
Chi phí phòng ngừa

Yếu tố con người trong kiểm soát chất lượng sản phẩm là gì?

Yếu tố con người bao gồm tất cả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Từ ban lãnh đạo cấp cao đến các nhân viên khi tham gia và quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Trong yếu tố con người, vấn đề được quan tâm là vai trò của nhà lãnh đạo, tổ trưởng các phòng ban, bộ phận hoặc những người có trách nhiệm trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

Tại sao cần kiểm soát chất lượng sản phẩm?

Những doanh nghiệp thực thi quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm sẽ nhận được những giá trị sau:
Sản phẩm hạn chế bị lỗi, hỏng hóc
Tiết kiệm chi phí, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Củng cố và xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng
Củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và xây dựng thương hiệu bền vững cho sản phẩm

Thế nào là đảm bảo chất lượng?

Đảm bảo chất lượng là một phần nhỏ của quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. Nhiệm vụ chính của đảm bảo chất lượng là tạo dựng lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện. Đảm bảo chất lượng là công việc liên quan đến các mối quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Đây chính là phương pháp đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đảm bảo chất lượng gồm những công việc có kế hoạch dựa trên một hệ thống nhất định, giúp đảm bảo chất lượng nội bộ liên đới với chất lượng bên ngoài.

Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay Tino Group để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Tinh gọn quy trình chạm đỉnh doanh thu Tino Group tự tin đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trên hành trình chuyển đổi số!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email:
  • Website: www.tino.org
Tags: tự vận hành doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề