Lớp nhân ngoài của vỏ trái đất có đặc điểm

Câu 1 trang 28, SGK Địa lí 10.

Dựa vào hình 7.1 [SGK trang 25] và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất [vị trí, độ dày, đặc điểm].

Lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất:

Lớp vỏ

Vị trí

Độ dày

Đặc điểm

Lớp vỏ Trái Đất

Nằm ngoài cùng của Trái Đất.

Đến 5 km [ở đại dương] và 70 km [ở lục địa].

- Trạng thái: Rất cứng.

- Được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trầm tích, granit, badan.

- Gồm 2 lớp:

+ Vỏ đại dương: mỏng và không có tầng granit.

+ Vỏ lục địa: độ dày lớn và có đủ cả ba tầng đá.

Lớp Manti

Nằm giữa lớp vỏ Trái Đất và lớp Nhân

Dày khoàng 2885 km [từ 15 2900 km].

- Gồm 2 tầng:

+ Manti trên: dày từ 15 -700 km, vật chất ở dạng dẻo quánh.

+ Manti dưới: từ 700 -2900 km, vật chất ở dạng rắn.

- Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái Đất.

LớpNhân

Là lớp trong cùng của Trái Đất.

Dày khoảng 3470 km. [từ 2900 6370 km].

- Gồm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: độ dày từ 2900 -5100 km, nhiệt độ tới 50000C, áp suất từ 1,3 đến 3,1 trệu atm, vật chất trạng thái lỏng.

+ Nhân trong: độ dày từ 5100 km đến 6370 km, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu atm, vật chất trạng thái rắn.

- Thành phần vật chất chủ yếu là kim loại nặng [niken, sắt] nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.

Video liên quan

Chủ Đề