Luật phòng cháy chữa cháy tiếng anh là gì

và không thể thiếu đối với bất kỳ chung cư cao ốc tòa nhà cao tầng hiện nay.

and indispensable systems for any highrise apartment building or building.

kế để dập tắt đám

cháy

hoặc bảo vệ người dùng khỏi hỏa hoạn.

or protect the user from fire.

and good fireproof performance;

toàn yên tâm khi gửi hàng tại các kho hàng của VTL.

sending goods at VTL's warehouses.

Ellen DeGeneres and

Hiển thị thông tin về các dịch vụ vận hành khẩn cấp[ ví dụ hiển thị

Displaying the information of emergency operations services[for example

Các lớp phủ chống

cháy

chuyên dụng

These specialist

fire

coatings

Nạn nhân là những người từ 18- 70 tuổi hãng tin Kyodo tường thuật

The victims were aged between 19 and 70 the Kyodo news agency

Phạm vi công việc Cung cấp và lắp đặt trạm biến áp 3x1600KVA hệ thống điện động lực

Scope of work Supply& Installation of electric substation 3x1600KVA Main power supply

Ở Hồng Kông để kinh doanh phải có giấy phép từ bộ lao động

In Hong Kong shop owners had to get licenses from the labor

Bạn nên được khen thưởng cho các loại hình của bạn nhanh chóng

You should be commended for your kind speedy

trong tình hình hiện nay.

trong tiêu chuẩn API6FA/ API607 và thiết kế chống tĩnh điện tuân thủ các quy định trong API6D và BS5351.

and

the

design of

the

anti-static conforms to regulations in API6D and BS5351.

Sáng 28/ 11 Trường Quốc tế Nhật Bản[ JIS]

In the morning of November 28th Japanese International School[JIS]

Kết quả: 59, Thời gian: 0.0632

Phòng cháy chữa cháy [Fire prevention and fighting] là gì? Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì? Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy? Phương pháp phòng cháy? Phương pháp chữa cháy?

Hỏa hoạn, cháy nổ là điều không một ai mong muốn xảy ra, nó đem lại rất nhiều những hệ lụy to lớn. Tuy nhiên, hiện nay các vụ việc về cháy, nổ xảy ra rất nhiều. Phòng cháy là công tác luôn được chú trọng đầu tiên nhằm hạn chế tối đa hậu quả đáng tiếc xảy ra do cháy nổ, hỏa hoạn. Còn chữa cháy là khâu nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại có thể xảy ra. Phòng cháy chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội chứ không thuộc về một chủ thể duy nhất nào.

Cơ sở pháp lý:

– Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Phòng cháy chữa cháy là gì?
  • 2 2. Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?
  • 3 3. Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy 
  • 4 4. Phương pháp phòng cháy
  • 5 5. Phương pháp chữa cháy

Tại Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định:

Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường. [ Khoản 1 Điều 3]. Từ đây, có thể hiểu phạm vi của phòng cháy, chữa cháy chính là áp dụng trong các trường hợp cháy lớn, ngoài sức khống chế, kiểm soát của còn người, còn các phản ứng cháy trong kiểm soát của con người như việc sử dụng dụng lửa trong đun nấu, sinh hoạt, thí nghiệm,… thì không thuộc phạm vi phòng cháy, chữa cháy.

“Phòng” trong “phòng cháy” được hiểu là việc phòng chống, ngăn chặn không cho xảy ra. Từ đó, hiểu phòng cháy chính là thực hiện các hoạt động nhằm phòng chống, ngăn chặn để không xảy ra trường hợp cháy mất kiểm soát, ngoài mức khống chế của con người.

“Chữa” trong “chữa cháy” được hiểu là tìm những biện pháp nhằm khắc phục nhanh chóng, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất. Chữa cháy thức thực hiện những hoạt động nhằm khống chế đám cháy, thực hiện cứu người, cứu nạn, khắc phục những thiệt hại khi có cháy xảy ra.

Tại Luật Phòng cháy chữa cháy đưa ra khái niệm “Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy. “[Khoản 8 Điều 3] Khái niệm này liệt kê những hoạt động cần làm khi thực hiện chữa cháy.

Công tác phòng cháy chữa cháy là việc ngăn chặn tối đa các nguy cơ cháy nổ, nhanh chóng giải quyết để cháy không phát nổ, không đe dọa đến tính mạng của con người và thiệt hại về tài sản.

Xem thêm: Mẫu phương án phòng cháy chữa cháy của cơ sở mới nhất năm 2022

2. Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là gì?

Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh là:  “Fire prevention and fighting”.

3. Ý nghĩa của phòng cháy chữa cháy 

Phòng cháy chữa cháy giúp ngăn chặn các vụ cháy nổ xảy ra. Thông qua việc tìm hiểu kỹ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy có thể tránh, đề phòng được những trường hợp dễ xảy ra cháy, những trường hợp xấu dễ xảy ra, trong tình huống nguy cấp có thể giảm thiểu, hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản của cá nhân, công ty, cộng đồng xã hội. Người dân có thể hiểu rõ những nguyên nhân nào dẫn đến cháy, cách nào hạn chế thấp nhất lửa lan rộng, dập lửa đúng cách để không bùng phát trở lại, các kỹ năng thoát hiểm, thoát nạn.

Phòng cháy chữa cháy giúp hạn chế rủi ro không mong muốn. Trong trường hợp có cháy xảy ra, hoạt động chữa cháy giúp tìm kiếm, cứu những nạn nhân của đám cháy, cứu tài sản, chống việc lửa lây lan gây cháy diện rộng,….

Phòng cháy chữa cháy giúp con người trong tập thể, cộng đồng gắn kết với nhau bằng cách thông qua các buổi tập huấn mọi người trong tập thể trở nên gần gũi, cùng giúp đỡ, hỗ trợ nhau, tăng tình đoàn kết cộng đồng.

Sự hiểu biết về phòng cháy, chữa cháy giúp ngăn chặn những trường hợp tiêu cực, các trường hợp lợi dụng cơ hội cháy nổ vì những mục đích cá nhân để vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của người khác.

4. Phương pháp phòng cháy

Tại Điều 14 Luật Phòng cháy chữa cháy quy định về các biện phạm phòng cháy cơ bản gồm:

– Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

– Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy hưởng lương như thế nào?

Để thực hiện các phương pháp này, thì cần

– Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.

– Sử dụng điện an toàn, luôn kiểm soát nguồn điện và các thiết bị điện, đóng, ngắt các thiết bị điện khi ra ngoài. Định kỳ kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điện, đường dây điện.

– Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy. Như việc để xa dầu hỏa khỏi các nguồn lửa.

– Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.

– Trang bị bình chữa cháy bột, bình chữa cháy CO2 chuyên dụng đúng với các vật liệu và phù hợp với khả năng gây cháy của các vật liệu cháy trong nhà.

– Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữ cháy tự động, bán tự động.

– Thực hiện tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về hoạt động phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, doanh nghiệp, trường học,…

Xem thêm: Điều kiện đối với doanh nghiệp, cơ sở thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy, chữa cháy

– Đối với nhà ở, thì nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

– Đối với kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi, khí nguy hiểm dễ cháy, nổ; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.

–  Công trình cao tầng phải có giải pháp chống cháy lan, chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; bảo đảm các điều kiện thoát nạn an toàn nhằm cứu người, tài sản khi có cháy xảy ra; trang bị hệ thống tự động phát hiện cháy, trang bị phương tiện, hệ thống chữa cháy bảo đảm khả năng tự chữa cháy; sử dụng vật liệu xây dựng khó cháy; không sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm, cách nhiệt dễ cháy.

–  Công trình ngầm, đường hầm, hầm lò khai thác khoáng sản phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió, giải pháp chống cháy lan và các điều kiện bảo đảm thoát nạn an toàn, triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người, tài sản và chữa cháy.

– Tại các chợ, trung tâm thương mại phải tách riêng hệ thống điện phục vụ kinh doanh với hệ thống điện bảo vệ và chữa cháy; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có lối thoát nạn bảo đảm theo quy định và phương án thoát nạn, giải tỏa hàng hóa khi có cháy xảy ra; phải trang bị hệ thống báo cháy, chữa cháy, giải pháp chống cháy lan phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động.

– Các trường học cần được bảo đảm công tác phòng chống cháy nổ một cách nghiêm túc và cẩn thận nhất.

…..[ Điều 17 đến Điều 28 Luật Phòng cháy chữa cháy]

5. Phương pháp chữa cháy

Điều 30 Luật Phòng cháy chữa cháy quy định các biện pháp cơ bản trong chữa cháy gồm:

Xem thêm: Những công trình yêu cầu phải có thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy

– Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy. Khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy;  mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy  được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

–  Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

–  Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Các phương pháp chữa cháy khi có cháy xảy ra thường được dùng đó là

Thứ nhất, phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy. Phương pháp này dùng các chất, thiết bị có tác dụng cách ly như cát, chăn nệm, bao tải, vải bạt,… để úp, chụp, đậy, phủ lên bề mặt của chất cháy. Việc này giúp ngăn chặn ôxy trong không khí tiếp xúc với vật cháy, do oxi là điều kiện cần đề sự cháy tiếp tục, nên khi không có oxi, sự cháy sẽ lụi dần. Kết hợp với việc phủ, che vật cháy, thì cần đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.

Thứ hai, đó là làm loãng nồng độ oix và hỗn hợp chất cháy bằng cách dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy để giảm nồng độ oxi và hỗn hợp cháy. Các chất chữa cháy như khí CO2, N2,….

Thứ ba, phương pháp làm lạnh,  là tổng hợp các phương pháp có thể hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn nhiệt độ có thể bốc cháy. Phương pháp làm lạnh chủ yếu được sử dụng để chữa cháy chất rắn [gỗ, giấy, nhựa,…]. Thường sử dụng nước, và các khí trơ lạnh để chữa cháy bằng phương pháp này.

Các nguyên tắc chung trong hoạt động của đám cháy

Xem thêm: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy, chữa cháy

Trong công tác chữa cháy, thì cần xác định được hướng phát triển đám cháy, hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy. Theo đó,

– Hướng phát triển của đám cháy là hướng mà lửa lan truyền nhanh nhất, nó phụ thuộc vào hướng gió, hướng trao đổi không khí trong đám cháy và cách sắp xếp các loại chất cháy, tính chất của các chất trong đám cháy.

 – Hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy là hướng được tập trung nhiều lực lượng, phương tiện và chú ý của người chỉ huy trong cứu chữa đám cháy. Để xác định hướng quyết định dựa trên các tình huống sau:

 + Phải chặn đứng đám cháy để cứu người bị nạn.

 + Phải chặn đứng không cho đám cháy lan đến khu vực có chất cháy, nổ, độc…. có khả năng gây nguy hại lớn.

 + Phải ngăn chặn không cho lửa lan đến khu vực để nhiều tài liệu, hàng hoá có giá trị cao.

 + Ngăn chặn không cho lửa tiếp tục cháy lan sang các phần nhà bên cạnh có khả năng dẫn đến cháy lớn.

+ Chặn đứng hướng phát triển của đám cháy.

Xem thêm: Hỏi về thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy

 – Để chặn đứng không cho lửa lan tràn và dập tắt đám cháy cần: Nhanh chóng triển khai phun nước vào gốc lửa và ngăn chặn các hướng lửa phát triển; Phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc tháo dỡ tạo khoảng cách chặn đứng đám cháy. Di chuyển các chất cháy phía trước ngọn lửa lan truyền để tạo khoảng cách không còn chất cháy không cho lửa cháy lan đến.

 – Khi chữa cháy, các đơn vị tham gia phải luôn luôn chú ý bảo vệ những người tham gia chữa cháy, những người còn mắc kẹt trong đám cháy, tài sản, vật liệu, phương tiện… không để nước phun tràn lan làm hư hỏng.

Chủ Đề