Mang thai mệt mỏi có nên nghỉ việc

Theo thống kê, có đến 90% phụ nữ mang thai phải chịu các cơn buồn nôn mỗi ngày và có 1% trong số đó cần đến sự trợ giúp y tế. Ốm nghén đã ảnh hưởng khá nhiều đến sức khoẻ bà bầu. Vậy lúc này họ có được hưởng bảo hiểm?

Biểu hiện của tình trạng ốm nghén

Theo y học, ốm nghén không phải là biểu hiệu tốt hay xấu của việc mang thai cũng như sự phát triển của thai nhi mà ốm nghén là tổng hợp các biểu hiện khó chịu xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ do sự thay đổi nội tiết khi mang thai. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng buồn nôn và nôn ói.Ngoài ra, một số người còn có cảm giác chán ăn, thường xuyên thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không thể tập trung vào bất cứ điều gì ngoài cảm giác buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ...

Những biểu hiện này có thể đến vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhất là khi có mùi, vị thức ăn hay âm thanh, ánh sáng và nơi đông người.

Với những trường hợp ốm nghén nặng [mất nước, rối loạn điện giải nặng, sụt cân nghiêm trọng], các bác sĩ đều khuyên nên nhập viện để được can thiệp kịp thời, thậm chí, có thể đình chỉ thai để không ảnh hưởng đến tính mạng sản phụ.

Có thể thấy, ốm nghén dù ít dù nhiều đều ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bà bầu. Chính vì vậy, việc đặt ra các chế độ bảo hiểm lúc này là cần thiết.Ốm nghén được hưởng bảo hiểm?
Trong giai đoạn ốm nghén, tùy từng trường hợp cụ thể, sản phụ có thể được hưởng các chế độ bảo hiểm khác nhau. Cụ thể:

* Chế độ thai sản

Nghỉ việc đi khám thai:

Theo Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

Nếu ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Nghỉ việc theo chế độ ốm đau:

Lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường do ốm nghén mà phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau với thời gian nghỉ là:

- 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Trường hợp làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được nghỉ:

- 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm;

- 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

- 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Xem thêm: Người lao động được hưởng chế độ ốm đau như thế nào?

Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

Sau khi nghỉ hết thời gian nêu trên, trong 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 05 ngày.

Mức trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở [thời điểm hiện tại là 447.000 đồng/ngày].

* Chế độ bảo hiểm y tế

Trường hợp do ốm nghén nặng phải cần đến sự can thiệp của y tế thì lao động nữ vẫn được hưởng bảo hiểm y tế như các trường hợp khám, chữa bệnh khác.

Lưu ý: Bảo hiểm y tế chỉ chi trả chi phí khám thai định kỳ mà không chi trả cho việc chẩn đoán, xét nghiệm thai không nhằm mục đích điều trị.

Mức hưởng bảo hiểm y tế sẽ tùy thuộc vào việc người lao động lựa chọn khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế nào.

Xem chi tiết mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến, trái tuyến tại đây.

Rõ ràng, pháp luật đã đặt ra khá nhiều chế độ và hỗ trợ một cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe sản phụ và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.

Theo Luật Việt Nam

Tình cờ đọc được bài viết “Khổ nhục vì bầu bí thất nghiệp” tôi thấy đồng cảm với bạn vô cùng. Hoàn cảnh của bạn không khác gì mấy so với cuộc sống của tôi 5 năm về trước. Đọc bài của bạn tôi bỗng nổi da gà vì nhớ lại những ngày “giông bão” đó. Tôi thật lòng khuyên chị em dù có bầu thì hãy cứ cố gắng đi làm để không phụ thuộc vào bất cứ ai. Như thế thì mẹ mới khỏe, con mới vui được.

Tôi mang bầu sau khi kết hôn 3 tháng. Vì chỗ làm của tôi cách cơ quan tận 15km, chồng lại ở xa nhà nên anh chẳng đưa đón được tôi đi về. Có lẽ vì tự đi xe máy nhiều và đường xa nên tôi có dấu hiệu dọa sảy thai. Những ngày đó tôi thấy xuất hiện đốm máu ở quần lót nên lo lắm. Không chỉ có vậy, công việc của tôi cũng khá áp lực. Vì là công ty mới thành lập nên còn khó khăn nhiều lắm. Khi thấy tôi mang bầu, các sếp đã ghét ra mặt và luôn gây khó khăn từ việc đi lại, đến công việc ở công ty. Ngày đó nhiều ngày ở công ty căng thẳng quá, về đến nhà tôi chỉ biết nằm ôm gối khóc.

Chồng tôi lại là bộ đội đóng quân cách nhà tận 30km nên hai vợ chồng chẳng chia sẻ được gì với nhau. Vì căng thẳng ở công ty cộng với sức khỏe thai kỳ yếu nên tôi đã quyết định nghỉ làm ở nhà dưỡng thai. Chồng và bố mẹ chồng cũng đồng tình với quyết định này. Những ngày đầu ở nhà, mẹ chồng tôi chiều lắm, bảo tôi chẳng phải làm gì, chỉ cần dưỡng thai cho khỏe là được. Thế nhưng tôi cũng không phải người không biết nghĩ. Vì biết mình không đi làm ra tiền nên tôi làm việc như một osin trong nhà. Ngày ngày dù bụng bầu vượt mặt nhưng tôi luôn cố gắng dậy sớm, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa trước khi bố mẹ chồng thức giấc. Có thể vì được ý mẹ chồng mà mẹ con tôi rất hiếm khi bất hòa. Dù vậy, cuộc sống không chồng, suốt ngày lủi thủi trong 4 bức tường khiến tôi buồn, nhớ những ngày đi làm lắm lắm…


Những ngày bầu bí tôi như sống trong địa ngục. [ảnh minh họa]

Thế nhưng đúng là “ngày vui ngắn chẳng tày gang”. Chẳng hiểu sao càng sống với nhau lâu, càng gặp mặt nhau nhiều, mâu thuẫn càng dễ nảy sinh. Bắt đầu từ việc những tháng cuối thai kỳ tôi khá mệt mỏi nên lười nhác hơn cũng bị mẹ chồng để ý. Rồi đến tuần 30 thai kỳ, khi đi khám thai bác sĩ nói con tôi nhỏ hơn nhiều so với chuẩn, tôi cố gắng ăn uống thì mẹ chồng bảo hoang phí, tham ăn. Mâu thuẫn cứ mỗi lúc một đẩy lên cao khi bà thường xuyên để ý tôi còn tôi thì không thể nói lại một câu với mẹ chồng.

Không ít lần thấy tôi mua đồ ăn riêng để bồi dưỡng bà đã nói cạnh khóe rằng đã không đi làm, ở nhà ăn chơi, ăn bám chồng mà không biết đường tiết kiệm, ăn hoang ở phá. Tôi buồn lắm nhưng luôn cố gắng nuốt nước mắt vào trong để cuộc sống gia đình êm ấm, để không ảnh hưởng đến con. Vì chồng không sống cạnh nên tôi không thể giãi bày mọi tâm sự với anh. Mà có kể xấu mẹ chồng thì liệu anh có bênh mình hay lại ghét mình hơn…?

Ký ức đáng sợ nhất trong tôi là những ngày ở cữ. Mẹ chồng chẳng đoái hoài đến mẹ con tôi. Khi tôi rước mẹ đẻ sang chăm bà còn luôn nói cạnh mẹ tôi rằng không biết dậy con gái. Bà cũng chẳng nấu cơm mời mẹ tôi nấy một bữa mà để mẹ tôi ra hàng mua cơm hộp ăn. Sau 2 tháng ở nhà mẹ chồng, tôi xin về nhà mẹ đẻ nhưng tôi thật không ngờ thời gian này bà lên kế hoạch bắt chồng phải ly dị tôi. Buồn nhất là chồng tôi lại chẳng thông cảm. Không những không bênh vợ, anh còn nghe mẹ viết sẵn đơn li hôn trên đơn vị mang về cho tôi ký. Những ngày đó tôi như sống trong địa ngục. Tôi đã dứt khoát không ký đơn vì tôi chẳng có lỗi gì với chồng và nhà chồng cả.

Nhưng cuộc sống là thế, sau cơn mưa trời lại sáng. Sau nhiều lần nói chuyện, chồng tôi cũng hiểu ra vấn đề và chúng tôi giờ sống rất hạnh phúc. 2 năm thất nghiệp ở nhà bầu bí và chăm con, cuối cùng tôi cũng tìm được công việc gần nhà. Con tôi gửi mẹ đẻ chăm sóc, tôi độc lập tài chính với gia đình chồng. Cuộc sống của tôi từ lúc ấy mới "ngẩng mặt" lên được. Vì vậy tôi khuyên thật lòng chị em dù có mệt mỏi vì bầu bí vẫn phải đi làm một chút nhưng còn hạnh phúc hơn rất nhiều lần khi lủi thủi ở nhà mang tiếng ăn bám. Nếu bầu bí lần 2, tôi sẽ vẫn cố gắng đi làm. Một vài dòng chia sẻ với chị em bầu…

Chia sẻ của mẹ Nguyễn Thị Hồng Nhung [Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội]

Xem thêm chủ đề Tin tức mẹ bầu

Theo Thái Nam ghi [Khampha.vn]

Nhiều bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu nhưng thực chất là tình trạng này có thể kéo dài đến tận 3 tháng cuối thai kỳ.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai là tình trạng hoàn toàn bình thường, cảm giác này xuất hiện nhiều trong lúc mang thai 3 tháng đầu và ở tam cá nguyệt thứ ba. Một số mẹ bầu miêu tả rằng bản thân dường như đang kiệt sức và luôn cảm thấy thiếu sức sống, một số phụ nữ mang thai khác lại may mắn không gặp quá nhiều sự khó chịu do tình trạng tương đối nhẹ. Nhưng dẫu cho quá trình này diễn ra như thế nào đi chăng nữa, đây vẫn là một phần gắn liền với thai kỳ.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu

Tình trạng thay đổi nội tiết tố là một trong những nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu. Cơ thể bạn đang sản xuất nhiều máu hơn để mang chất dinh dưỡng đến em bé. Ngoài ra, chỉ số đường huyết và huyết áp cũng trở nên thấp hơn. Thêm vào đó, sự thay đổi của các nội tiết tố, đặc biệt là progesterone chính là nguyên nhân lý giải vì sao bà bầu thường cảm thấy buồn ngủ.

Thực tế là việc mang thai lần này có nằm trong kế hoạch hay không thì mẹ bầu cũng sẽ co s những lo lắng về sức khỏe của em bé và trải nghiệm những điều mới lạ của thai kỳ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cảm xúc của bạn sẽ đóng góp một phần vào sức khỏe thể chất của cả mẹ lẫn bé. Bạn càng lạc quan, vui tươi thì cơ thể dường như cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng giữa

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mức năng lượng có thể sẽ tăng lên làm cho mẹ bầu không còn quá khó chịu như trước. Nhiều phụ nữ sẽ tận dụng thời gian này trong thai kỳ để tăng cường vận động nhằm cải thiện sức đề kháng cho bản thân. Dẫu cho tình trạng mệt mỏi đôi lúc vẫn sẽ xuất hiện nhưng mức độ không quá nghiêm trọng.

Khó chịu mệt mỏi khi mang thai 3 tháng cuối

Bước vào tam cá nguyệt thứ ba, bạn rất dễ dàng cảm thấy mệt mỏi khi mang thai vì những lý do như sau:

  1. Sưng phù ở tay chân
  2. Gặp khó khăn trong vấn đề tiêu hóa
  3. Mắc phải hội chứng chân không yên ở bà bầu
  4. Bạn đang mang trên người một lượng cân nặng đáng kể và em bé cũng không ngừng phát triển
  5. Bạn đang gặp khó khăn với chứng mất ngủ khi mang thai do thiên thần nhỏ dường như trở nên năng động hơn vào buổi đêm và thường đá vào bụng mẹ những lúc bạn muốn nghỉ ngơi.

Ngoài ra, mẹ bầu có cảm giác kiệt sức còn có thể do những nguyên nhân tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  1. Mất nước
  2. Đau cơ xơ
  3. Thiếu máu
  4. Nhiễm trùng
  5. Viêm cơ xương khớp
  6. Stress khi mang thai
  7. Đái tháo đường thai kỳ
  8. Hội chứng mệt mỏi mạn tính
  9. Tuyến giáp hoạt động kém [suy giáp]
  10. Thiếu vitamin cần bổ sung khi mang thai, chẳng hạn như vitamin B phức hợp
  11. Chế độ ăn uống không đáp ứng được những yêu cầu dinh dưỡng dành cho bà bầu.

Ngoài tình trạng mệt mỏi, bạn còn gặp thêm các triệu chứng khác nữa, hãy đi khám ngay. Mẹ bầu có thể cảm thấy năng lượng tràn đầy hơn một khi những tình trạng gây hào mòn sức lực được khắc phục hay điều trị.

Điều trị và cải thiện cảm giác khó chịu mệt mỏi

Việc có được một giấc ngủ ngon dường như trở nên xa xỉ trong lúc này. Tuy nhiên, để tránh bị kiệt sức, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

1. Mẹ bầu mệt mỏi phải làm sao? Ưu tiên giảm bớt hoạt động

Việc giảm bớt hoạt động sẽ phần nào ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu không cần phải ra ngoài nếu không thật sự cần thiết, nhờ người thân làm những việc nhà nặng nhọc hoặc trông con giúp.

2. Lên giường nghỉ ngơi sớm

Dẫu không thể ngủ ngay lập tức, mẹ bầu vẫn nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt sao cho bạn có nhiều thời gian để thư giãn trên giường nhất. Trong thời gian bầu bí, việc nghỉ ngơi đầy đủ là điều rất quan trọng nhằm tăng mức năng lượng cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên tránh uống nhiều nước trước khi ngủ bởi bạn có nguy cơ phải tỉnh dậy giữa đêm để đi vệ sinh

Ngoài ra, hãy tranh thủ chợp mắt từ 15 – 20 phút vào giờ trưa hoặc những lúc mệt mỏi nếu như bạn không thể yên giấc vào đêm trước đó. Việc cố gắng làm việc quá mức chỉ khiến mẹ bầu nhanh chóng kiệt sức mà thôi.

Cuối cùng, một lưu ý khi ngủ nữa dành cho bạn là hãy thay đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa chuyển sang nằm nghiêng. Việc nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và giảm bớt áp lực lên các mạch máu đang nuôi dưỡng bé yêu. Một chiếc gối đặt dưới chân hoặc bên dưới bụng bầu có thể làm giảm chứng đau thắt lưng khi mang thai.

Khi mang thai, mẹ bầu cần tăng thêm lượng calo hấp thụ mỗi ngày nhằm phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng em bé. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn phải ăn quá nhiều một lúc mà nên chia nhỏ khẩu phần thành 5 – 6 bữa. Đây là biện pháp thiết thực, giúp mẹ bầu giữ mức năng lượng ổn định, hạn chế cảm giác thờ ơ do tình trạng ăn uống không đủ chất gây nên.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn: Hãy mang theo trái cây và các loại hạt tốt cho bà bầu chẳng hạn như hạt óc chó để ăn nhẹ trong ngày. Tránh tiêu thụ quá nhiều đường hoặc thức uống chứa caffeine vì chúng rất dễ tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng.

Nếu tình trạng mệt mỏi khi mang thai đến từ việc thiếu máu do thiếu sắt, mẹ bầu hãy tăng cường những thực phẩm bổ máu cho bà bầu vào chế độ ăn uống hằng ngày hoặc dùng thêm viên sắt bổ sung dưới sự chỉ định của bác sĩ.

4. Tập thể dục đều đặn

Tình trạng mệt mỏi khi mang thai có thể làm cho bạn có xu hướng hạn chế hoạt động nhất có thể và tập thể dục sẽ là việc cuối cùng mà bạn nghĩ đến. Tuy nhiên, hãy động viên bản thân cũng như cố gắng duy trì thói quen vận động cơ thể mỗi ngày bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ. Khi đi bộ và hít thở không khí trong lành, việc sản xuất nội tiết tố endorphin sẽ được tăng cường, từ đó cải thiện lưu thông máu, làm cho mức năng lượng trở nên dồi dào.

Ngoài ra, mẹ bầu tập thể dục trong ít nhất 20 – 30 phút từ 3 – 4 lần mỗi tuần cũng giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ bé yêu trong bụng.

5. Uống nước đầy đủ

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần nhiều chất lỏng để giữ nước. Tuy điều này có thể khiến mẹ bầu đi vệ sinh nhiều hơn nhưng điều quan trọng là bạn nên uống đủ nước lọc hoặc những thức uống tốt cho sức khỏe tại thời điểm này.

Có thể bạn quan tâm: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?

Phương Uyên/HELLOBACSI

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề