Mạng vnm and viettel là gì

Nhà mạng Vietnamobile mập mờ trong quảng cáo?

Theo lời giới thiệu của một nhân viên tên Thùy, Siêu Thánh Sim của nhà mạng Vietnamobile với kho số đẹp cực nhiều, liên lạc và nhắn tin nội mạng được miễn phí, gọi ngoại mạng chỉ 550 VNĐ / 1 phút, đặc biệt là dùng 4G cực nhanh với mỗi tháng từ 20 - 40 nghìn đồng để gia hạn.

Tin lời nhân viên tiếp thị của nhà mạng, nhiều người nhẹ dạ, cả tin đã mua Siêu Thánh sim với giá 150.000 VNĐ [giá niêm yết 60.000 VNĐ] về dùng nhưng không thể sử dụng được tốc độ 4G trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa như những lời quảng cáo của nhân viên này.

Tuy nhiên, theo chị Hồ Anh Thư - Trưởng phòng Truyền thông Công ty Golden Communication Group - Đại diện truyền thông của Vietnamobile thì nhà mạng hiện chỉ mới phủ sóng mạng 4G tại 10 tỉnh thành ở phía Bắc [Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An và Thanh Hóa], còn Khánh Hòa thì chưa.

Ngoài ra, theo những lời tiếp thị của nhân viên, Vietnamobile cũng thoải mái không kém, khi mà khách hàng mua và hòa mạng mới cũng không cần đăng ký thông tin cá nhân, cung cấp hình ảnh, chỉ cần mua sim bỏ vào máy là dùng được ngay. Bên cạnh đó, nhiều người không khỏi băn khoăn khi nhà mạng này vô tư khuyến mãi cho khách hàng lên đến 50-100% giá trị thẻ nạp.

Lý giải về việc mua sim mà không cần đăng ký thông tin cá nhân, anh Sỹ nhân viên kinh doanh của Vietnamobile tại Khánh Hòa cho biết: Các thẻ sim này bên em đã đăng ký hết rồi, khách hàng chỉ việc mua về dùng. Bên em mỗi số CMND có thể đăng ký cả trăm sim, khách hàng chỉ việc mua để dùng chứ không cần phải đăng ký bất cứ thủ tục nào và nếu khách cần sang tên chính chủ thì mới cần ra cửa hàng để sang lại. Anh Sỹ cũng phân trần, sim này chỉ có những điện thoại hiện đại, đời mới nhất mới dùng được như: Iphone 5s trở lên, apple mới dùng được 4G.

Vietnamobile có sai phạm?

Được biết, Theo Thông tư quy định hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành và có hiệu lực từ 01/3/2018, tổng giá trị tối đa dùng để khuyến mại trong một chương trình khuyến mại cho thuê bao dịch vụ thông tin di động trả trước không được vượt quá 20% tổng giá trị được khuyến mại và không vượt quá 50% thuê bao di động trả sau. Vậy nhà mạng này có vi phạm?.

Trong văn bản trả lời về vấn đề này, chị Hồ Anh Thư cũng cho biết: Vietnamobile luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật và chúng tôi luôn tuân thủ đúng những quy định pháp luật của nhà nước Việt Nam. Vietnamobile xin nhấn mạnh là luôn luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Và chúng tôi hành động vì một mục đích duy nhất là hướng đến quyền lợi của họ. Đó cũng là tôn chỉ và mục đích mà chúng tôi hướng đến. Chúng tôi cam đoan sẽ không để những khách hàng của Vietnamobile, những người đã luôn yêu mến và ủng hộ chúng tôi có bất cứ phàn nàn nào.

Bên cạnh đó, theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP nhằm thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng sim rác, sim ảo, mỗi chứng minh nhân dân chỉ được đăng ký một sim, thì chị Thư cho biết: việc nhân viên của nhà mạng thông tin mỗi CMND có thể đăng ký cả trăm sim chúng tôi sẽ kiểm tra lại vấn đề này và có phản hồi khi có kết quả chính thức.

★ Xem thêm: Khúc mắc từ vụ kiện bảo lãnh kéo dài 6 năm

Buổi công bố chất lượng đo kiểm dịch vụ điện thoại và dịch vụ vụ truy cập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất trong Quý 4/2020 và Quý 1/2021. [Ảnh: Trọng Đạt]

Kết quả đo kiểm dịch vụ di động

Đối với dịch vụ điện thoại di động, việc đo kiểm được Cục Viễn thông thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang. 

Kết quả cho thấy, về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 100%, VNPT 99,99%, Viettel 100% và Vietnamobile 99,21%, cao hơn tiêu chuẩn [95%].

Đối với tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, kết quả đo kiểm của MobiFone là 0,39%, VNPT 0,42%, Viettel 0,24%, Vietnamobile 0,09%, tốt hơn so với tiêu chuẩn [2%].

Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ điện thoại di động tại Cần Thơ, Hậu Giang

Về tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ này của MobiFone là 99,97%, VNPT 99,85%, Viettel 99,97%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn [98%].

Về số cuộc gọi có điểm chất lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3, tỷ lệ này của MobiFone là 99,85%, VNPT 99,82%, Viettel 99,94%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn [90%]. 

Bên cạnh đó, các chỉ số về tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước sai, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị lập hóa đơn sai đều ở trong mức quy chuẩn. 

Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Cần Thơ, Hậu Giang là 2 tỉnh có địa hình đồng bằng, ít bị che chắn nên các chỉ tiêu chất lượng của cả 4 doanh nghiệp đều tốt hơn nhiều so với quy chuẩn.

Kết quả đo kiểm dịch vụ 3G

Đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng 3G, việc đo điểm được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. 

Kết quả cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 4 nhà mạng là MobiFone [15,57 Mbps], VNPT [12,25 Mbps], Viettel [20,51 Mbps], Vietnamobile [5,83 Mbps].

Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone [2,61 Mbps], VNPT [2,41 Mbps], Viettel [3,69 Mbps], Vietnamobile [2,46 Mbps].

Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 3G tại Tây Ninh, Bình Phước

Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 99,3%, VNPT 99,58%, Viettel 99,8% và Vietnamobile 95,28%, cao hơn tiêu chuẩn [95%].

Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 4 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn [5%].

Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 4,26 giây, VNPT 3,79 giây, Viettel 3,84 giây, Vietnamobile 4,33 giây, thấp hơn tiêu chuẩn [10 giây].

Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 100%, VNPT 99,21%, Viettel 99,89%, Vietnamobile 99,54%, cao hơn tiêu chuẩn [95%]. 

Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Chỉ tiêu “Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến” của Vietnamobile tính trung bình trên cả hai địa bàn Tây Ninh và Bình Phước đạt yêu cầu của quy chuẩn. Tuy nhiên, riêng địa bàn tỉnh Bình Phước là 93,87% thấp hơn theo yêu cầu của quy chuẩn QCVN 81:2019/BTTTT [95%].

Các khu vực có vùng phủ sóng kém của Vietnamobile tập trung trên các địa bàn huyện Bù Gia Mập và huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, huyện Tân Châu và huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.

Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G

Việc đo điểm dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 4G được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh. 

Kết quả đo kiểm tại Thái Nguyên cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone [34,79 Mbps], VNPT [26,19 Mbps], Viettel [62,92 Mbps].

Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone [25,18 Mbps], VNPT [29,4 Mbps], Viettel [24,31 Mbps].

Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 97,35%, VNPT 98,45%, Viettel 98,88%, cao hơn tiêu chuẩn [95%].

Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn [5%].

Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại Thái Nguyên

Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,57 giây, VNPT 1,76 giây, Viettel 1,62 giây, thấp hơn tiêu chuẩn [10 giây].

Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 97%, VNPT 95,23%, Viettel 98,91%, cao hơn tiêu chuẩn [95%]. 

Kết quả đo kiểm tại Bắc Ninh cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone [37,01 Mbps], VNPT [23,3 Mbps], Viettel [52,35 Mbps].

Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone [25,33 Mbps], VNPT [32,4 Mbps], Viettel [24,22 Mbps]

Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G tại Bắc Ninh

Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 98,23%, VNPT 99,98%, Viettel 99,98%, cao hơn tiêu chuẩn [95%].

Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn [5%].

Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,65 giây, VNPT 1,79 giây, Viettel 1,72 giây, thấp hơn tiêu chuẩn [10 giây].

Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 98,8%, VNPT 95,1%, Viettel 98,69%, cao hơn tiêu chuẩn [95%]. 

Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tăng tốc độ Internet Việt Nam để tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước đang phát triển. Ảnh: Trọng Đạt

Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhà mạng có tâm lý ngại đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng do sợ tốn kém. Một vấn đề khác là các nhà mạng cảm thấy người dùng đã hài lòng với dịch vụ của mình rồi.

Chia sẻ về điều này, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, tốc độ Internet di động tại Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, các chỉ số về hạ tầng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia. 

Do vậy, các nhà mạng cần nhìn rộng ra để ngày càng tối ưu hơn nữa chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cần phân tích, tìm ra nguyên nhân kỹ thuật để cải thiện, nâng cao chất lượng mạng lưới. 

Ông Lê Văn Tuấn cũng đề nghị các nhà mạng sớm công bố công khai tốc độ truy cập Internet trung bình trước ngày 15/4 tới. Cục Viễn thông sẽ tăng cường phối hợp với các Sở TT&TT để đo kiểm tại các địa phương. Mục tiêu của Bộ TT&TT là tăng tốc độ Internet Việt Nam lên trên mức trung bình và tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước đang phát triển.

Theo Ictnews.vn

Video liên quan

Chủ Đề