Máy bay ko người lái của Việt Nam

UAV - 02, VT Patrol là hai trong số những chiếc máy bay không người lái do Việt Nam chế tạo, nhằm góp phần phục vụ kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Năm 2013, Viện Kỹ thuật quân sự Phòng không - không quân công bố đã triển khai và chế thứ 5 mẫu máy bay không người lái để phục vụ huấn luyện cho máy bay Su-30MK2. Trong số các mẫu thử nghiệm, UAV-02 thể hiện tính năng tốt hơn. Máy bay được thiết kế với hai động cơ phản lực, sải cánh 2,8m, chiều dài thân 2,5m. Máy bay có thể đạt tốc độ hành trình từ 250 đến 350 km/giờ, bán kính hoạt động 100km, độ cao bay tối đa 8.000m. UAV- 02 nặng 38kg khi nạp đủ nhiên liệu với thời gian hoạt động tối đa là 45 phút. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Máy bay không người lái hạng nhẹ VT Patrol, do các nhà nghiên cứu của Tập đoàn viễn thông quân đội [Viettel] chế tạo năm 2013, có thể hoạt động trong thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ chỉ 10 độ C và có mây mù. Máy bay được làm bằng composite hàng không chất lượng cao với sải cánh 3,3m, trọng lượng cất cánh 26 kg.  Vận tốc của VT Patrol có thể đạt từ 100 đến 150 km/giờ, cự ly hoạt động 50 km, trinh sát bằng camera quang hồng ngoại full HD có thể nhận dạng và phân biệt mục tiêu người lính trong khoảng cách 600 m. Ảnh: Viettel.

Đầu tháng 5/2013,  Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam [VAST] đã thử nghiệm thành công 3 trong 5 mẫu máy bay không người lái, trong đó loại lớn nhất có thể bay với bán kính 100 km, trần bay 3 km, tốc độ tối đa là 180 km/h, thời gian hoạt động trên không 6 giờ và có thể bay cả ngày và đêm.  Máy bay được thử nghiệm ở Hà Nội, Tây Nguyên, Khánh Hòa và cho ra những bức ảnh đẹp rõ nét. Ảnh: Vietnam+.

Không ảnh cận cảnh điểm cực đông đất liền tọa độ 12 độ 38'52''N, 109 độ 27'44''E được máy bay không người của VAST thực hiện.  Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Tại Techmart 2015, chiếc Pelican VB-01 của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học thu hút sự quan tâm của nhiều người. Máy bay này phục vụ việc quan sát thực địa từ trên không với sải cánh 2.412 mm, dài 1.660 mm, trọng lượng không tải 5 kg và tải thêm được 10 kg. Động cơ máy bay chạy điện, có thể hoạt động liên tục trong 45 - 90 phút. Tốc độ bay hiệu quả là 75 km/h ở cao độ 200 - 500 m. Ảnh: Quý Đoàn.

Chiếc Drone của bộ môn Kỹ thuật Hàng không và Vũ trụ [Đại học Bách khoa Hà Nội] là dạng máy bay lên thẳng nhiều cánh quạt tương tự như các loại flycam trên thị trường. Drone có bốn cụm động cơ, mỗi cụm có hai động cơ vận hành hai cánh quạt để nâng và di chuyển tải trọng có thể lên tới 12 kg. Hai cánh quạt ở một cụm động cơ quay ngược chiều nhau giúp cân bằng phản lực tác động lên toàn bộ hệ thống. Trần bay của Drone là 500 m, thời gian bay 15 - 20 phút cho mỗi lần sạc đầy pin. Ảnh: Quý Đoàn.

Mới đây, Viện hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam tiếp tục công bố thử nghiệm thành công máy bay trinh sát điện tử không người lái tầm xa. Máy bay có sải cánh 22m, tải trọng 1.350 kg, cự ly bay trên 4.000 km hành trình 35 giờ liên tục. Sử dụng vệ tinh dẫn đường, máy bay được tích hợp các thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học và trinh sát điện tử cho an ninh, quốc phòng. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Phạm Hương tổng hợp

Sau nhiều năm nghiên cứu, nắm vững công nghệ lõi, các nhà khoa học của Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học [thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam] đã làm chủ và chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái với tên gọi Dragonfly- DF26.

Đây là hệ thống máy bay quan sát không người lái gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt và kéo dài trên không phục vụ cho nhu cầu quan sát, giám sát từ trên cao, lập bản đồ không ảnh, bản đồ và video hiện trạng đất, rừng nguồn nước, đánh giá sản lượng nông sản, tài nguyên rừng và những tính năng nghiên cứu khoa học khác.

Được sử dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới và được thiết kế với các tính năng phù hợp với điều kiện Việt Nam, máy bay quan sát không người lái Dragonfly- DF26 gồm các hệ thống đáp ứng những điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới, hệ thống tự động chuyên nghiệp, thiết bị tải có ích và kênh thông tin cũng như điều khiển hiện đại của thế giới.

Máy bay trực thăng không người lái với tên gọi Dragonfly- DF26.

Đặc biệt, Dragonfly- DF26 có thể lên xuống thẳng đứng nên không cần diện tích bãi đáp, có thể cất- hạ cánh trên tàu thủy, và có khả năng bay treo [đứng tại chỗ] khi hoạt động trên không. DF26 được thiết kế gọn nhẹ nhưng lại có khả năng mang tải có ích đủ lớn [tối đa 4 kg] trong các ứng dụng cần thiết [như đo đạc, quan sát], thời gian bay đủ lâu [lên đến 180 phút] để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp về thám không, và bán kính hoạt động đủ rộng [đến 50km] để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp [kể cả an ninh quốc phòng].

Kỹ sư Trần Hùng Minh, phụ trách thiết kế Dragonfly- DF26 chia sẻ, trong 1 chiếc máy bay hầu như bộ phận nào cũng quan trọng. nhưng đối với hệ thống bay tự động, hệ thống cảm biến là quan trọng nhất…  nhưng các kỹ sư Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn và có thể phát triển cho tất cả các mẫu máy bay khác.

Để làm chủ công nghệ chế tạo máy bay không người lái, trước đó, ngay từ năm 2010, Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phát triển máy bay không người lái từ nước ngoài. Đến nay, các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều mẫu máy bay không người lái như Pelican VB-01 [2013]; ORTUS [2016]; và hiện nay là DF26.

Theo TS. Hà Quý Quỳnh- Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ngoài những tính năng nổi bật, máy bay còn có tính năng tự động điều khiển cũng như bảo mật thông tin hiện đại và mang tính chuyên nghiệp cao, khả năng tích hợp các thiết bị chuyên dụng cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được làm chủ và tiếp tục mở rộng.

"Sự thành công của dự án đã khẳng định việc làm chủ công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam và sự hợp tác liên ngành như công nghệ thông tin, vật liệu, cơ học, điện tử … Máy bay không người lái DF26 đã mở ra những hướng ứng dụng mới, hiệu quả đối với những ngành như điều tra địa hình, quản lý rừng… Hiện nay, các nhà khoa học của Viện cũng đang tích cực chuyển giao, ứng dụng máy bay không người lái vào thực tế", TS. Hà Quý Quỳnh khẳng định.

Các nhà khoa học cũng cho biết, Dragonfly- DF26 đã xong quá trình thử nghiệm và sẵn sàng thương mại hóa. Các bản tùy biến của DF26 sẽ được Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học cung cấp phù hợp với yêu cầu chuyên biệt của đơn vị sử dụng đặt hàng. Sản phẩm được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam nên dễ dàng cho công tác vận hành, bảo quản và sửa chữa./.

Đầu tiên là loại máy bay trinh sát không người lái hạng nhẹ tầm gần VUA-SC-3G do Tập đoàn Viettel sản xuất có khối lượng cất cánh tối đa 26kg, bay liên tục 3 tiếng đồng hồ, với vận tốc lên tới 120km/h, bán kính hoạt động 50km.

Máy bay có tính cơ động cao, có thể cất, hạ cánh trên đường băng dã chiến hoặc cất cánh bằng máy phóng, hạ cánh bằng lưới thu nên rất thuận lợi trong việc triển khai hoạt động tại những khu vực có địa hình phức tạp.

Máy bay hoạt động được trong điều kiện gió cấp 5 [dưới 38 km/giờ] trong khi bay.

Hiện VUA-SC-3G được trang bị cho một số đơn vị của Bộ đội Biên phòng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, phát hiện mục tiêu, phòng chống các loại tội phạm.

Tiếp theo, chiếc máy bay không người lái SWIFT, là loại máy bay trinh sát hạng nhẹ tầm gần, độ ồn thấp, sử dụng động cơ điện, cất cánh và hạ cánh bằng máy phóng hoặc lưới thu, hoạt động bán tự động.

Swift được thiết kế theo dạng cánh bay, tăng hiệu suất khí động giảm lực cản ma sát. Cơ chế điều khiển kết hợp giữa cánh lái hướng và cánh liệng giúp máy bay tăng tính năng linh hoạt và tăng thời gian bay.

Khả năng tích hợp bộ định vị GPS chính xác và tin cậy giúp Swift có thể bay theo nhiều điểm định trước và hệ thống thông tin do VTX phát triển với tầm bay tới 50 km có tính bảo mật cao, hệ thống trạm mặt đất được thiết kế thân thiện với người sử dụng. Ngoài ra, Swift được trang bị hệ thống camera với độ phân giải cao giúp theo dõi và giám sát các hoạt động dân sự hiệu quả.

Cuối cùng là chiếc máy bay không người lái trinh sát cấp người lính tầm gần VUA-QL1. Là loại máy bay trinh sát tầm gần, sử dụng 4 động cơ điện, cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, hoạt động tự động hoàn toàn.

Chiếc VUA - QL1 có khối lượng cất cánh tối đa 11kg, bay liên tục 1 tiếng đồng hồ, với vận tốc lên tới 40km/h, bán kính hoạt động 15km.

Triển lãm - Hội chợ Việt Bắc năm 2019 diễn ra từ ngày 20 đến hết ngày 25/12 để du khách thập phương đến tham quan.

Đỗ Quân

Dòng sự kiện: 30 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân

Thứ tư 25/12/2019 - 07:55

Chủ nhật 22/12/2019 - 09:27

Chủ nhật 22/12/2019 - 07:37

Chủ nhật 22/12/2019 - 04:25

Thứ bảy 21/12/2019 - 21:46

Video liên quan

Chủ Đề