Mẹ sau sinh nên kiêng cữ bao lâu

Theo quan niệm xưa, phụ nữ sau sinh cần phải kiêng gió, kiêng nước để bảo vệ sức khỏe. Vậy ngày nay, quan niệm này còn đúng hay không? Các mẹ sau sinh kiêng gió bao lâu là đúng cách và tốt cho sức khỏe. Hãy tham khảo bài viết sau để được giải đáp ngay nhé. 

2 Lý do phụ nữ phải kiêng gió sau sinh

Kiêng gió sau sinh là một điều quan trọng các mẹ cần phải tuân thủ. Bởi hai lý do sau:

  • Thân nhiệt chưa ổn định: Các mẹ vừa sinh sức khỏe còn rất yếu, dẫn đến thân nhiệt chưa được ổn định. Khi này, nếu mẹ tiếp xúc với những cơn gió độc sẽ dễ bị nhiễm lạnh, thậm chí là đột quỵ. Vì vậy, các mẹ khi mới sinh em bé thường mặc quần áo dài tay, kết hợp đi tất để giữ thân nhiệt. 

  • Hệ miễn dịch kém: Trong thời kỳ 3 tháng đầu sau sinh, hệ miễn dịch của người phụ nữ hoạt động khá kém, không được như bình thường. Vì vậy mẹ rất dễ bị ốm, sốt nếu bị lạnh, hay tiếp xúc với gió độc. Để an toàn cho sức khỏe, mẹ nên kiêng gió trong thời gian mới sinh em bé. 

Quan niệm sai lầm trong việc kiêng gió sau sinh

Kiêng gió sau sinh là một trong những quan niệm xuất hiện từ thời xa xưa, được các bà các mẹ truyền miệng đến ngày nay. Tuy nhiên, việc kiêng cữ này vẫn xuất hiện một số sai lầm do sự cổ hủ trong suy nghĩ. Và sau đây chính là 3 sai lầm thường thấy trong việc kiêng gió sau sinh mẹ nên tránh. 

Sau sinh phải ở trong phòng kín hoàn toàn 

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi việc kiêng gió chỉ là hạn chế tiếp xúc với những cơn gió độc, gió sớm mai, hay gió ban đêm. Bởi chúng rất dễ khiến chúng ta đổ bệnh. Còn với những luồng gió mát thông thường, hoàn toàn không có hại với sức khỏe mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, việc ở trong phòng kín hoàn toàn sẽ khiến nguy cơ vi khuẩn sinh sôi, tạo ra sự bí bách, khó chịu đối với tinh thần và thể chất của mẹ và bé. 

Không được đi ra ngoài

Trước kia, các bà các mẹ của chúng ta luôn luôn giữ quan niệm phụ nữ sau sinh phải ở cữ đủ 3 tháng 10 ngày, không được đi ra ngoài, tránh tiếp xúc với gió. Nhưng thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bởi việc đi ra ngoài sẽ giúp mẹ giải tỏa năng lượng tích tụ trong cơ thể, giúp thư thái tinh thần. Đồng thời, việc tiếp xúc với nắng, gió, và môi trường tự nhiên bên ngoài sẽ giúp mẹ khỏe hơn việc phải ở trong phòng 24/24. 

Không được sử dụng quạt

Một quan niệm cực kỳ lạc hậu và cổ hủ khác chính là mẹ không được sử dụng quạt sau khi sinh. Đây được xem là cơn ác mộng của các chị em phụ nữ nếu sinh đẻ vào mùa hè. Trên thực tế, quan niệm này hoàn toàn sai, không có sở cứ khoa học. Việc nằm quạt sau sinh hoàn toàn không ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên để tốt nhất, mẹ có thể chủ động điều chỉnh hướng quạt không quay chính diện vào mình và bé. 

Sau sinh kiêng gió bao lâu là an toàn nhất

Sau sinh kiêng gió là việc mà chị em phụ nữ nên thực hiện. Tuy nhiên, các mẹ hãy kiêng cữ thông minh và khoa học, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé. Và nếu mẹ đang thắc mắc sau sinh kiêng gió bao lâu, thì 3 tháng chính là câu trả lời an toàn nhất. 

Thông thường, các mẹ sau sinh nên kiêng gió trong thời gian 3 tháng đầu. Bởi khoảng thời gian này thích hợp nhất cho việc hồi phục hoàn toàn sau khi vượt cạn của mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ sinh thường và sức khỏe hồi phục tốt, có thể rút ngắn thời gian kiêng gió. Và mẹ đừng quên việc kiêng gió đúng cách và khoa học nhé. 

Kiêng gió sau sinh đúng cách

  • Ở trong không gian thoáng mát, có đầy đủ ánh mặt trời, tránh ẩm thấp. Phòng có thể đón gió, và mẹ tuyệt đối không tiếp xúc với gió mạnh, gió sớm, và gió vào đêm khuya. 

  • Không ở cữ hoàn toàn 24/7 trong phòng kín, ít ánh sáng và khuất gió. Điều này rất dễ sinh bệnh, làm cơ thể suy nhược, mất sức sống. 

  • Nhiệt độ điều hòa khoảng từ 27 đến 29 độ C: Vào mùa hè, mẹ có thể yên tâm sử dụng điều hòa cho chính mình và em bé. Hãy yên tâm rằng gió điều hòa không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu biết dùng đúng cách. Nhiệt độ điều hòa phù hợp nhất trong thời gian kiêng cữ sau sinh là từ 27 đến 29 độ.

Một số điều khác mẹ nên kiêng cữ 

Ngoài kiêng gió, mẹ sau sinh cần phải chú ý rất nhiều điều khác để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Những sự kiêng cữ này đa phần liên quan tới vấn đề ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Mẹ hãy tham khảo nhé. 

Kiêng cữ trong ăn uống

  • Kiêng ăn mặn: Các chức năng gan, thận và vị giác của mẹ sau sinh hoạt động rất kém. Nếu mẹ ăn mặn sẽ gây áp lực lên các bộ phần này. Không những vậy, việc ăn mặn còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp ở mẹ sau sinh, không hề tốt cho sức khỏe. Vậy nên, mẹ nên kiêng ăn mặn trong thời gian ở cữ. 

  • Kiêng ăn đồ tanh: Các loại đồ tanh như tôm, cua, cá, mực có tính hàn, không tốt cho sức khỏe của mẹ. Mẹ sau sinh ăn vào dễ bị lạnh bụng, khó tiêu và đi ngoài. Vì vậy, đây cũng là nhóm đồ ăn mẹ nên kiêng, hạn chế ăn hoặc ăn với số lượng và tần suất hợp lý. Tốt nhất là ăn 2 lần/1 tuần để đảm bảo sức khỏe. 

  • Kiêng ăn đồ dầu mỡ: Ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ có nguy cơ tăng huyết áp, giảm nồng độ cholesterol HDL tốt trong cơ thể. Vì vậy, mẹ sau sinh sẽ rất mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Đồng thời, tăng cân cũng là mối nguy mẹ khó thể tránh khỏi. 

  • Kiêng chất kích thích: Các chất kích thích như cồn, cafein, nicotin không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Chúng gây ức chế thần kinh, rối loạn trí não, chậm phát triển. Vì vậy, mẹ sau sinh tuyệt đối phải kiêng chất kích thích. 

  • Kiêng ăn đồ sống: Các món gỏi, sashimi được rất nhiều người yêu thích. Nhưng các mẹ sau sinh dù thích tới đâu, thèm cỡ nào cũng tuyệt đối không được ăn nhé. Bởi ăn đồ sống sẽ khiến nguy cơ bị sán, nhiễm khuẩn đường ruột rất cao. Từ đó dẫn đến vô số hệ lụy nguy hiểm với mẹ và bé. 

Kiêng trong sinh hoạt

  • Vận động nhẹ nhàng: Mẹ sau sinh sức khỏe còn yếu, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng để rèn luyện sức khỏe. Trong giai đoạn này, mẹ nên tập trung vào các bài yoga, thiền, đi bộ để cơ thể làm quen dần dần. Tần suất và thời gian vận động hợp lý nhất đối với mẹ là 30 phút mỗi ngày. 

  • Không giảm béo, siết cân sớm: Tăng cân sau sinh là vấn đề khiến rất nhiều chị em đau đầu. Vì vậy, rất nhiều người nóng lòng giảm béo, siết cân, nịt bụng sớm với mong muốn lấy lại vóc dáng. Nhưng việc làm này cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe. Bởi trong giai đoạn này, cơ thể mẹ cần hấp thụ nhiều dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe. Trong khi đó, việc giảm cân vừa tiêu hao năng lượng, vừa không giúp bổ sung năng lượng. Điều này khiến cơ thể mẹ sẽ bị suy nhược và sức khỏe ngày càng kém. 

  • Không sinh hoạt vợ chồng sớm: Theo quan niệm dân gian, vợ chồng sau sinh cần kiêng quan hệ trong 3 tháng 10 ngày. Ngày này, thời gian kiêng cữ quan hệ vợ chồng sau sinh chỉ khoảng từ 1 đến 2 tháng sau sinh. Và các cặp vợ chồng tuyệt đối với kiêng điều này nhé. Nếu không sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ. 

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Ngày xưa các mẹ các mẹ nói rằng phụ nữ sau sinh cần phải kiêng tắm, kiêng gội đầu, kiêng đánh răng và kiêng nước. Tuy nhiên ngày nay, những quan niệm này không còn chính xác nữa. Thay vào đó, mẹ nên tắm gội, đánh răng, và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi. 

Trên đây là những thông tin giải đáp sau sinh kiêng gió bao lâu và những điều kiêng cữ khác các mẹ nên biết. Mong rằng với những kiến thức này, mẹ sẽ có một thời gian ở cữ an toàn, vui vẻ và khỏe mạnh. Và mẹ đừng quen theo dõi Monkey để cập nhật thêm nhiều kiến thức giáo dục, sức khỏe hữu ích khác nhé. 

Sau sinh cần kiêng cữ bao lâu? Đây là câu hỏi mà những người sắp làm mẹ, những bà mẹ vừa sinh con đều không khỏi băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi đó để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé trước những luồng thông tin trái chiều như hiện nay.
 

Quan niệm kiêng cữ truyền thống của các bà các mẹ

Chuyện kiêng cữ sau sinh đã rất phổ đối với phụ nữ hiện nay. Sau khi đã trải qua sinh nở, hầu hết các mẹ đều cho rằng kiêng cữ cần tránh nước, tránh gió, đút bông tai, thậm chí là hạn chế vận động. Đó là một số lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày khi phải kiêng cữ. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này là thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu để có thể trở về với sinh hoạt bình thường.

Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc kiêng cữ sau sinh dựa trên kinh nghiệm của các bà, các mẹ ngày xưa và khoa học ngày nay.

  • Nếu trước kia khi đời sống chưa được đầy đủ như hiện nay thì việc kiêng cữ khá vất vả. Thường thì phụ nữ sau sinh sẽ phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày với hàng loạt yêu cầu khắt khe từ người lớn và những người đã có kinh nghiệm sinh nở như:
  • Kiêng tắm trong tháng đầu tiên vì sợ rằng khi phụ nữ mới sinh, cơ thể còn yếu, các lỗ chân lông chưa khít lại, nếu tắm sớm có thể bị nhiễm lạnh, nổi gân xanh hoặc sởn gai ốc mỗi khi thời tiết thay đổi. Mẹ cũng phải lưu ý mặc quần áo vừa thoải mái vừa thuận tiện ch con bú.
  • Phụ nữ sau sinh không được mang vác vật nặng, kiêng ngồi, kiêng xem tivi, ngay cả việc lướt web cũng phải kiêng vì đọc sách báo có thể làm mắt yếu đi. Đối với phụ nữ hiện đại thì việc này khá là khó. Vì những yêu cầu này gần như tách biệt mẹ với thế giới đang ngày càng biến động như hiện nay.
  • Nhất là đối với việc ăn uống, các cụ thường khá khắt khe trong việc kiêng ăn thực phẩm này, kiêng uống nước kia để có nhiều sữa cho con. Và món móng giò hầm là món được bà nội, bà ngoại tin tưởng để bồi bổ cho mẹ sau sinh. Nhưng đây lại là nỗi ám ảnh với các mẹ vì thực đơn hàng ngày đều xuất hiện món “móng giò hầm với … đậu phộng, cháo …” khiến mẹ vừa nghe tên đã nổi hết da gà.
  • Một vấn đề khá là nhạy cảm nữa mà bà ngoại hoặc bà nội không thể không chia sẻ với mẹ. Đó chính là sau sinh bao lâu thì 2 vợ chồng có thể “yêu” trở lại. Bà sẽ nói với mẹ rằng sau 3 tháng 10 ngày ở cữ mới được làm “chuyện ấy” trở lại. Vì trong thời gian ở cữ mà làm “chuyện ấy” thì sẽ đem lại sự xui xẻo về công danh, sự nghiệp của chồng. Quan điểm này có thật sự đúng hay không?

>>> Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bao nhiêu là đủ?
Chúng ta sẽ cũng phân tích khía cạnh dựa trên cơ sở khoa học để làm sáng tỏ vấn đề này nhé!

Cơ sở khoa học về việc kiêng cữ sau sinh

Thứ nhất, đối với việc tắm gội.

Trước kia, các bà, các mẹ của chúng ta phải kiêng tới cả tháng trời mới được tắm gội vì trước kia chưa có phòng khép kín như hiện nay. Việc tắm gội diễn ra tại nhà tắm ở sân vườn, không kín gió. Nhưng hiện nay, mẹ có thể tắm ngay trong phòng mình dưới vòi hoa sen và nước ấm, không có gió nào có thể lùa vào được. Không nên tắm bồn vì ngâm mình trong nước sẽ ảnh hưởng tới vết thương chưa lành. Mẹ nên tắm nhanh dưới vòi hoa sen [không quá 20 phút].

Thời gian mẹ có thể bắt đầu tắm bằng nước ấm là 3-4 ngày và có thể gội đầu từ 7-10 ngày sau sinh. Việc tắm gội sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên cơ thể mẹ. Vì sau sinh để loại bỏ nước đã tích tụ suốt thời gian mang thai nên mẹ có thể sẽ ra mồ hôi nhiều, việc tắm gội sạch sẽ giúp cơ thể thoải mái, các lỗ chân lông được thông thoáng và quan trọng là vi khuẩn không có cơ hội làm hại đến sức khỏe mẹ và bé.
>>> Xua tan nỗi lo nứt cổ gà nhờ những mẹo cực hay

Thứ hai, sau sinh phụ nữ không nên mang vác vật nặng.

Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Vì khi mẹ mang vác nặng sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu đường sinh sản. Việc duy nhất mẹ nên mang vác lúc này là thiên thần bé bỏng của mình để bé cảm nhận được tình yêu thương từ mẹ. Khoa học chứng minh rằng, nếu mẹ chỉ sinh hoạt quanh chiếc giường trong thời gian ở cữ sẽ làm chậm quá trình lành vết thương ở tầng sinh môn. Vì vậy, mặc dù mẹ không mang vác nặng nhưng nên đi lại vận động nhẹ nhàng để vết thương nhanh lành và sức khỏe nhanh hồi phục hơn.

Thứ ba, đối với việc ăn uống trong thời gian kiêng cữ sau sinh.

Thường thì bà nội, bà ngoại sẽ nghĩ đến việc hầm cháo cho con dâu, con gái ăn để có nhiều sữa cho cháu. Vì nghĩ rằng cháo chân giò nhiều dinh dưỡng, ăn nhiều đồ bổ sẽ tốt chứ không có hại cho con mình. Nhưng ăn hoài, ăn mãi cũng sẽ chán ngấy dù nó có ngon thế nào đi chăng nữa. Trên thực tế một thực đơn dinh dưỡng tốt chưa chắc đã bằng thực đơn phù hợp.
>>> Mẹ muốn sữa về không ngớt nhất định phải ăn một vài thực phẩm này

Sau khi sinh, mẹ cần bồi bổ nhiều dinh dưỡng để hồi phục cơ thể và có sữa cho con bú. Quan điểm này hoàn toàn chính xác. Nhưng không chỉ có món cháo chân giò nhiều dinh dưỡng, các loại thực phẩm khác, rau, củ, quả cũng rất nhiều dinh dưỡng cần cho mẹ sau sinh. Chúng ta có thể san sẻ chất dinh dưỡng ra đều các thực phẩm bằng những cách chế biến khác nhau để món ăn trở nên lạ miệng hơn. Mẹ bầu sau sinh ăn uống cũng thoải mái hơn mà vẫn có đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Quan trọng là thực đơn trong thời gian kiêng cữ của mẹ nên dựa vào sở thích của mẹ để có kế hoạch ăn uống tốt nhất. Vì ăn theo sở thích sẽ dễ dàng tiếp nhận món ăn hơn là việc ăn cố, vì ăn món này, món kia mới có nhiều sữa nên mẹ buộc phải ăn. Điều này không tốt cho tâm lý của mẹ sau sinh.

Cuối cùng đó là vấn đề bao lâu để có thể làm “chuyện ấy” với ông xã?

Khoa học chứng minh, chỉ cần “cô bé” đã lành vết thương và tâm lý sẵn sàng cho chuyện ấy thì không cần tới 3 tháng 10 ngày hai vợ chồng có thể quan hệ trở lại. Thông thường, thời gian tối thiểu để cô bé lành là 6-8 tuần sau sinh.

Trên đây là các mốc thời gian kiêng cữ sau sinh mẹ cần biết để giữ gìn sức khỏe, cân đối sinh hoạt cho bản thân trong thời gian ở cữ. Hi vọng sẽ giúp ích cho các mẹ sắp vượt cạn và chuẩn bị cho thời gian ở cữ nhé!

Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề