Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc giúp em hiểu gì về nhân vật

Lâu lâu lướt Facebook, chúng ta lại vô tình đọc được đôi dòng status của một vài người đó, khoe mình đã tìm được một công việc mới. Chưa kịp để người khác tò mò, họ lý giải luôn rằng công việc cũ “quá áp lực, không phù hợp với mình nữa”, còn tự hứa rằng là sẽ thành công với công việc mới. Nhưng chỉ vài tháng sau lại có thêm một status mới, người bạn ấy lại… nghỉ việc.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta luôn được dạy rằng phải kiên trì theo đuổi đến cùng mục tiêu đến cùng, dù cho có khó khăn như thế nào đi chăng nữa. Nhưng khi chạm mặt với nhiều lối sống tiêu cực kể trên, tôi vô tình tự vấn lại bản thân mình: là do mình quá cứng nhắc hay thời đại mới đã khiến con người ta quá dễ dãi trong việc từ bỏ?

Viết đến đây, tôi lại nhớ về truyện ngắn “Lặng Lẽ Sapa” của nhà văn Nguyễn Thành Long và câu chuyện anh thanh niên vô danh làm công việc thầm lặng trên đỉnh núi mây mù Yên Sơn. Có thể nói, dù ra đời đã khá lâu [vào năm 1970] thế nhưng những gì mà tác phẩm vẫn còn in nguyên giá trị đến ngày nay. Dù chỉ xuất hiện trong chốc lát trong tác phẩm, thế nhưng nhân vật anh thanh niên lại trở thành điểm sáng chói trong bức tranh muôn màu mang tên: “Lặng lẽ Sapa”.

Sức thu hút của anh chính là ở thái độ và những suy nghĩ về cuộc sống và công việc của một người sống và làm việc một mình giữa lặng lẽ của thiên nhiên, điều mà thế hế trẻ ngày nay ít ai làm được. “Một anh thanh niên thoáng qua có vẻ rất tẻ nhạt nhưng lại rất sôi nổi, một nguồn năng lực rất tích cực sục sôi của tuổi trẻ, tấm lòng rất đỗi vô tư mà vẫn luôn canh cánh về những mảnh chuyện thường nhật, về cuộc sống” là những gì mọi người nhớ về anh thanh niên vô danh trong tác phẩm.

 “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”

Một mình trên đỉnh Yên Sơn, quanh năm suốt tháng giữa cái lặng lẽ mênh mông của cỏ cây, mây núi. Công việc của anh thật gian khổ, thật vất vả: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất”. Anh phải dậy vào lúc 1 giờ đêm, khi bên ngoài rét đến nỗi “lúc vào lại không ngủ được”.

Thế nhưng, công việc gian khổ ấy đều được anh lặng lẽ hoàn thành. Với công việc, anh nghĩ: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi sao gọi là một mình được”. Đó chính là tình yêu với nghề, sự gắn bó với nghề nghiệp.

Tinh thần trách nhiệm đã là động lực chính để anh một mình sống, làm việc tận tụy, để anh hiểu được hạnh phúc là làm việc, là cống hiến. Rõ ràng, với anh nghề nghiệp như là lẽ sống. Phải chăng lòng yêu nghề tha thiết ấy, sự gắn bó với nghề nghiệp bằng một tình yêu sâu sắc. Tình yêu nghề đã làm anh không thấy cô đơn dù một mình anh giữa Sa Pa quanh năm với cây cỏ và mây mù.

“Mình sinh ra là gì. . . mình vì ai mà làm việc?” đấy mới chính là lẽ sống

Từ khi sinh ra cho đến độ trưởng thành, con người ai ai cũng được dạy bảo rằng phải làm việc vì sự sống của bản thân và sự sống của cộng đồng, phải trở thành “ông nọ – bà kia” mang danh về cho gia đình dòng tộc, đấy mới gọi là thành công.

Thế nhưng khác hẳn với mọi người, anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn đã tách mình ra khỏi những suy nghĩ tầm thường, cách sống tầm thường đó: “Cháu bỗng tự hỏi: cái nhớ xe nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng”. Có thể nói những suy nghĩ nghiêm túc của anh thanh niên đã bộc lộ tâm hồn trong sáng, cách sống đẹp, một thái độ trách nhiệm với cuộc sống.

Anh đã chiến thắng nỗi cô đơn, sự vắng vẻ, chiến thắng hoàn cảnh bằng một cách sống thật nghiêm túc mà cũng thật lãng mạn. Ở một mình nhưng ngôi nhà của anh vẫn rất ngăn nắp, gọn gàng. Đó là ngôi nhà ba gian với cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một bàn học một giá sách. Anh đã suy nghĩ “Người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì. . . mình vì ai mà làm việc?”. Đó, rõ ràng, mới chính là lẽ sống.

Cốt truyện đơn giản nhẹ nhàng, nhưng “Lặng lẽ Sapa” đã truyền tải thành công những khó khăn, áp lực mà những người trẻ ngày nay đang phải đối mặt và chịu đựng. Sức mạnh của ý thức trách nhiệm và tình yêu đối với công việc được truyện ngắn khắc họa rất rõ nét.

 Hỡi ơi những ai đang “rơi tự do”, sốc lại tinh thần và tìm lấy lẽ sống của đời mình đi nào!

Mỗi thời đại, các cá nhân có cách lựa chọn lẽ sống riêng, không bao giờ là muộn nhưng thường là ở lứa tuổi thanh niên, trung niên. Nếu nghĩ về lẽ sống, bạn có thể tìm từ 3 nguồn ý nghĩa cơ bản của đời người: thành tựu trong công việc, sự quan tâm chăm sóc đối với những người thân yêu và lòng can đảm khi đối mặt với những thời khắc, những nhiệm vụ lớn lao, khó khăn, cam go, nghiệt ngã của cuộc sống cá nhân, cuộc sống đồng loại.

Các bạn trẻ ơi hãy thôi sống lơ lửng, không mục đích, không chỗ bám vào một lẽ sống rõ ràng đi. Ai cũng dám nói nhưng mấy ai dám làm, dám sống.

Lẽ sống của bạn là gì? Sống để làm gì? Hãy tự tìm lấy. Nếu xác định được mục đích, bạn sẽ sống khác đi và cuộc sống của bạn chắc chắn cũng sẽ khác.

Cuối cùng, để kết lại bài viết, dành tặng bạn những vần thơ được Tony Buổi Sáng đặt ở cuối cuốn sách “Trên đường băng”:

“Cứ ở mãi ao làng, ao rồi sẽ cạn

Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng

Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng

Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán

Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán….

Trên đường băng sân bay mỗi đời người

Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh!”

Theo Helino

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 [Đề thi học kì 1] - Ngữ văn 9

Đề bài

PHẦN I [4.5 điểm]

Cho câu sau:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Câu 1: Sửa lỗi kiến thức trong câu trên

Câu 2: Giải thích nhan đề

Câu 3: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài người lính. Chép lại chính xác câu thơ đó, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 4: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của lính. Miêu tả hành động ấy, tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội

PHẦN II [5.5 điểm]

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữ. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao an hem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

[Trích Ngữ văn 9,  tập một, NXB Giáo dục]

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nói trong hoàn cảnh nào. Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích? Dấu hiệu giúp em nhận ra điều ấy?

Câu 2. Câu văn: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” giúp em hiểu gì về nhân vật trong truyện

Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “cháu” được nói đến bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép.

Lời giải chi tiết

PHẦN I:

Câu 1.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Vầng trăng quầng lửa được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2.

- “Bài thơ”: chất thơ toát lên từ hiện thực cuộc sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn.

- “Tiểu đội xe không kính”:

+ Là một hiện tượng phổ biến trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Gợi hiện thực chiến tranh ác liệt và vẻ đẹp của người lính dũng cảm, giàu ý chí.

⟹ Vừa thể hiện được hiện thực nóng hổi nơi chiến trường, vừa tô đậm chất thơ của cuộc đời người lính.

Câu 3.

- Câu thơ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

- Tác phẩm: Đồng chí

- Tác giả: Chính Hữu

Câu 4.

- Giống nhau: cái bắt tay tiếp thêm sức mạnh, tinh thần chiến đấu

- Khác nhau:

+ Cái nắm tay trong bài Đồng chí là của những người nông dân áo lính, cùng nắm tay nhau vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất

+ Cái bắt tay của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính thể hiện sự ung dung, lạc quan,…

⟹ Qua đó khẳng định tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng

PHẦN II:

Câu 1.

- Lời của anh thanh niên nói với bác họa sĩ

- Hoàn cảnh: cuộc trò chuyện của anh thanh niên với bác họa sĩ khi bác lên thăm nhà của anh trên đỉnh Yên Sơn

- Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại

- Dấu hiệu: Bắt đầu bằng gạch đầu dòng, báo hiệu lời nói đối thoại trong cuộc giao tiếp.

Câu 2.

- Anh thanh niên là người: Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.

Câu 3.

Yêu cầu:

- Đoạn văn khoảng 10 câu

- Trong đoạn văn sử dụng câu ghép

- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt

Yêu cầu nội dung:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật anh thanh niên

- Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật:

+ Hoàn cảnh sống, làm việc

+ Phẩm chất tốt đẹp:

./ Có tinh thần trách nhiệm với công việc. Yêu công việc

./ Lý tưởng sống cao đẹp

./ Xây dựng cho bản thân cuộc sống văn minh, làm giàu tri thức cho mình

./ Là con người cởi mở, khiêm tốn luôn biết quan tâm đến những người xung quanh.

- Tổng kết.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 [Đề thi học kì 1] môn Ngữ văn 9 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Video liên quan

Chủ Đề