Mô tả công việc giám đốc kỹ thuật xây dựng

Bạn đang quan tâm đến vị trí phó giám đốc kỹ thuật? Vậy bạn đã biết chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật trong công ty là gì chưa? Tham khảo nội dung bài viết dưới đây, để nắm bắt và hiểu hơn về vị trí công việc này!

1. Phó giám đốc kỹ thuật là gì?

Phó giám đốc kỹ thuật là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động liên quan tới kỹ thuật, thiết kế, lắp ráp sản phẩm của công ty. Trực tiếp chỉ đạo kỹ thuật, đề ra biện pháp lắp ráp vận hành lô hàng mà khách hàng đã đặt hàng. Đồng thời, thực hiện lập kế hoạch công việc, thảo luận cùng với Bộ phận quản trị của công ty để chỉ đạo nhân công triển khai theo yêu cầu đã đề ra.

Phó giám đốc kỹ thuật đảm nhiệm các công việc liên quan đến kỹ thuật 

Tùy vào quy mô mỗi doanh nghiệp mà chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc phòng kỹ thuật sẽ nhiều ít khác nhau.

2. Chức năng nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật

Một số chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật:

  • Điều hành các phòng để xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu cho từng bộ phận đảm bảo hoàn thành mục tiêu chung của Công ty.
  • Giám sát dự án và đưa ra quyết định và đề xuất về giải pháp, chiến lược,… với Hội đồng quản trị, xây dựng hệ thống quy trình quy định cấp công ty và các bộ phận.
  • Đảm bảo hệ thống quản trị được cập nhật và hoạt động hiệu quả.
  • Chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu marketing dài và ngắn hạn. Đánh giá định kỳ các kênh marketing cho sản phẩm, dịch vụ của Công ty.
  • Chỉ đạo công tác xây dựng, triển khai các kế hoạch marketing nhằm đẩy mạnh thương hiệu của Công ty trên thị trường.
  • Định kỳ đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, hoạt động marketing.
  • Định hướng việc tổ chức xây dựng và phát triển các kênh bán hàng cho Công ty.
  • Phối hợp với Hội Đồng Quản trị để hoạch định, xây dựng tiêu chuẩn cho từng kênh bán hàng.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ đối nội, đối ngoại liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác kinh doanh.
  • Đánh giá và theo dõi hiệu quả hoạt động của từng kênh bán hàng.

Phó giám đốc kỹ thuật đảm nhiệm nhiều chức năng công việc khác nhau

  • Xây dựng kế hoạch nhân sự, nguồn nhân sự dài và ngắn hạn; tham gia tuyển dụng nhân sự cho công ty.
  • Xây dựng cơ chế lương, khen thưởng phù hợp với chiến lược và mục tiêu mà Công ty đề ra.
  • Xây dựng ngân sách, định mức chi phí về dự án.
  • Định kỳ theo dõi kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
  • Chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo đối với Hội đồng quản trị theo quy định của Công ty.
  • Giám sát quản lý tài chính, chi tiêu trong công ty theo thẩm quyền được phép căn cứ vào Điều lệ.

Trên đây là những chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật được thể hiện chung chung cho hầu hết các công ty thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào quy định của công ty, doanh nghiệp mà các chức năng và nhiệm vụ này có sự thay đổi linh hoạt khác nhau

3. Ví dụ thực tế về chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật trong Công ty xây dựng

Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật trong Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng:

  • Chủ trì lập biện pháp đấu thầu thi công công trình khi có ý kiến chỉ đạo của Giám đốc.
  • Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi các đơn vị trực thuộc về công tác nghiệp vụ theo chức năng được giao để tổng hợp báo cáo kết quả đã kiểm tra xử lý trình Giám đốc, Hội đồng quản trị công ty.
  • Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng sản phẩm.
  • Tư vấn thiết kế, giám sát các công trình theo ngành nghề kinh doanh của Công ty.
  • Thường trực Hội đồng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm. 
  • Biên soạn tài liệu về công nghệ kỹ thuật để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.

Phó giám đốc kỹ thuật xây dựng chịu trách nhiệm về các công việc đấu thầu thi công

  • Triển khai những tiêu chuẩn, quy trình quản lý chất lượng.
  • Tổ chức thực hiện các phương án kỹ thuật và khai thác có hiệu quả thiết bị kỹ thuật được trang bị, đảm bảo cho việc sản xuất tại các đơn vị đạt chất lượng tốt, thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị đúng quy trình, quy phạm.
  • Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trong việc phối hợp với các phòng nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc tổ chức sản xuất và phục vụ kinh doanh.
  • Quản lý thiết bị, theo dõi, trình duyệt phương án sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị theo định kỳ và khi bị hư hỏng.
  • Quản lý lưu trữ, bảo quản hồ sơ và cung cấp tư liệu để phục vụ cho các hoạt động chung của toàn công ty.
  • Chịu trách nhiệm quản lý và bảo vệ tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và của đơn vị.
  • Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công các công trình nhận thầu. Tham gia xử lý các vấn đề về kỹ thuật, khối lượng phát sinh trong thi công và kiến nghị xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
  • Định kỳ phối hợp với các phòng ban có liên quan để kiểm kê, kiểm tra kỹ thuật thiết bị đề xuất thanh lý tài sản cố định hư hỏng, không sử dụng đến hoặc không còn sử dụng được.
  • Phối hợp với các phòng thực hiện công tác hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động. Bảo vệ, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức thi công các công trình của công ty cũng như các đơn vị trực thuộc.
  • Đôn đốc, hướng dẫn việc xây dựng phương án phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc. Chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hàng năm.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc công ty.

Qua nội dung mô tả chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc kỹ thuật, cùng ví dụ cụ thể trong Công ty thuộc lĩnh vực xây dựng. Chắc hẳn, bạn cũng đã hiểu và nắm được công việc và quyền hạn cụ thể của vị trí công việc này. Để công tác tuyển dụng, quản lý chức danh phó giám đốc kỹ thuật được hiệu quả. Bạn có thể truy cập vào trang web: //quantrinhansu-online.com/ để tham khảo đầy đủ thông tin hơn.

Giám đốc xây dựng [Construction Manager/Construction Director] chịu trách nhiệm chính trong một công ty xây dựng, phụ trách giám sát chung cho tất cả các dự án liên quan đến xây dựng. Nhiệm vụ của Giám đốc xây dựng bao gồm gặp gỡ nhà thầu, đối tác để thảo luận về tiến độ và xử lý các nhiệm vụ khác nhau về nguyên vật liệu, thiết kế, thi công và nghiệm thu.

Việc làm Giám đốc xây dựng

Công việc của Giám đốc xây dựng là làm gì hằng ngày?

Bên cạnh đó, Giám đốc xây dựng cũng xác định các yêu cầu về nhân lực cho một dự án và đảm bảo rằng các mục tiêu được đáp ứng, phê duyệt và quản lý ngân sách, hợp đồng, điều phối lịch trình của các nhà thầu phụ. Họ có thể làm việc ở cả văn phòng và thị sát tại các công trình xây dựng.

1. Mô tả công việc của Giám đốc xây dựng

Giám đốc xây dựng thường là người đứng đầu một công ty xây dựng, công ty này có thể độc lập hoàn toàn hoặc thuộc một tập đoàn địa ốc, bất động sản [trong trường hợp làm ở tập đoàn thì sẽ có nhiều giám đốc xây dựng]. Làm việc trong các cơ sở khác nhau, quy mô và thị trường khác nhau thì công việc của Giám đốc xây dựng cũng khác nhau nhưng cơ bản thì nhiệm vụ chính là:

  • Quản lý toàn bộ các hoạt động của một công ty xây dựng, từ nhân sự đến hành chính, tài chính và chính sách nội bộ.
  • Giám sát các yêu cầu hậu cần của một dự án.
  • Phân chia công việc cho từng bộ phận.
  • Thường xuyên gặp gỡ khách hàng, bên thứ ba và người quản lý các phòng ban, dự án để nắm chắc các thông tin, số liệu về tiến độ thi công.
  • Xác định yêu cầu, mục tiêu với các nhân viên là quản lý, giám sát, kỹ sư xây dựng.
  • Thường xuyên cân đối thời gian, ngân sách, vấn đề lao động, rủi ro và kế hoạch dự án để đảm bảo công việc đi đúng hướng.
  • Phê duyệt và kiểm soát hồ sơ tài chính.
  • Đề xuất cải tiến chính sách, quy trình tiêu chuẩn và thủ tục trong công ty xây dựng.
  • Đảm bảo các nghĩa vụ hợp đồng với những bên liên quan như khách hàng, nhà thầu phụ, nhà cung cấp đều được thực hiện.
  • Giải quyết các tranh chấp hợp đồng và giảm thiểu tác động của bất kỳ vấn đề nào với công ty.

Giám đốc xây dựng cần có kỹ năng, trình độ bằng cấp ra sao?

2. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng của Giám đốc xây dựng

Giám đốc xây dựng là một trí quản lý cấp cao và mỗi doanh nghiệp có tiêu chuẩn tuyển dụng khác nhau với vai trò này. Ngoài ra, nhiều Giám đốc xây dựng cũng đồng thời là người sáng lập của một công ty. Những yêu cầu với vị trí này là:

  • Bằng cử nhân, kỹ sư trở lên về Quản lý xây dựng, Kiến ​​trúc, Kinh tế xây dựng, Thiết kế hoặc lĩnh vực liên quan.
  • Kinh nghiệm làm Giám đốc xây dựng, Quản lý dự án xây dựng, Chỉ huy trưởng công trình, v.v. sẽ được ưu tiên.
  • Kỹ năng lãnh đạo, quản lý nguồn nhân lực và khả năng bao quát xuất sắc.
  • Kiến thức vững chắc về quy trình, phương tiện và phương pháp quản lý xây dựng.
  • Kiến thức chuyên môn về các sản phẩm xây dựng, chi tiết cấu tạo và các quy tắc, quy định và tiêu chuẩn chất lượng liên quan.
  • Hiểu biết về tất cả các khía cạnh của quá trình xây dựng.
  • Thành thạo sử dụng các phần mềm quản lý xây dựng.
  • Khả năng lập kế hoạch và có tầm nhìn, chiến lược.
  • Có năng lực quản lý xung đột và khủng hoảng.
  • Kỹ năng quản lý dự án và quản lý thời gian.

Những vị trí cấp quản lý như Giám đốc xây dựng thường không tuyển nhiều nhưng yêu cầu cao cả về trình độ và kỹ năng, kinh nghiệm, dĩ nhiên là luôn có mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn như xe riêng đưa đón, trợ lý và thư ký hỗ trợ công việc, v.v. Mô tả công việc Giám đốc xây dựng cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về vai trò này, có thể hữu ích với cả ứng viên và nhà tuyển dụng.

MỤC LỤC:
1. Mô tả công việc của Giám đốc xây dựng
2. Yêu cầu về trình độ và kỹ năng của Giám đốc xây dựng

Đọc thêm: Ngành xây dựng được dự đoán tăng mạnh nhu cầu nhân lực trong tương lai

Đọc thêm: ​Kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng cần thiết để làm việc chuyên nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề