Một trong những biểu hiện mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là

Đầu thế kỷ XX Lênin đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu”. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực tế rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vậy Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?

Đầu thế kỷ XX Lênin đã chỉ rõ: “Chủ nghĩa tư bản độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là khuynh hướng tất yếu”. Nhưng chỉ đến những năm 50 của thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước mới trở thành một thực tế rõ ràng và là một đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Vậy Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do và chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với sức mạnh của  nhà nước tư sản thành một thiết chế về thể chế thống nhất, trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền [chủ nghĩa đế quốc]. Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau: Tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền, tăng vai trò can thiệp của nhà nước vào kinh tế, kết hợp sức mạnh kinh tế của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thống nhất và bộ máy nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

Một số nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do:

Một là do tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao, do đó những cơ cấu kinh tế to lớn đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, yêu cầu kế hoạch hóa tập trung từ mội trung tâm.

Sự phát triển hơn nữa của trình độ xã hội hóa lực lượng sản xuất đã dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn bộ xã hội quản lý nền sản xuất. Lực lượng sản xuất xã hội hóa ngày càng cao mâu thuẫn gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, do đó tất yếu đòi hỏi phải có một hình thức mới của quan hệ sản xuất để lực lượng sản xuất có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của chủ nghĩa tư bản. Hình thức mới đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn. Thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học cơ bản,… đòi hỏi nhà nước tư sản phải đứng ra đảm nhiệm kinh doanh các ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn.

Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có những chính sách để xoa dịu những mâu thuẫn đó như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội…

Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thức khác nhau.

Năm là, cùng với xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các nhà nước của các quốc gia tư sản để điều tiết các quan hệ chính trị và kinh tế quốc tế. Ngoài ra, chiến tranh thế giới cùng với đó là tham vọng giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh, việc đối phó với xu hướng xã hội chủ nghĩa mà Cách mạng Tháng Mười Nga chính là tiếng chuông báo hiệu bắt đầu một thời đại mới, làm cho nhà nước tư bản độc quyền phải can thiệp vào kinh tế.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?để quý độc giả có thể tham khảo.

NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

Sự kết hợp sức mạnh giữa tổ chức độc quyền với nhà nước tư sản hình thành một cơ cấu và cơ chế thống nhất được biểu hiện dưới những hình thức cụ thể và chủ yếu sau đây:

- Sự kết hợp về con người giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sản

Để sử dụng sức mạnh của Nhà nước bảo vệ lợi ích của mình, các tổ chức độc quyền tiến hành kiểm soát, chi phối nhà nước bằng việc cử người tham gia bộ máy nhà nước. Từ đó, các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước được hoạch định vì lợi ích của các tổ chức độc quyền. Đồng thời, nhà nước tư sản cũng cử người tham gia vào ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nhằm tạo cơ sở kinh tế và chính trị. Thông qua các cuộc bầu cử, các đảng phái cử người của mình nắm giữ những chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước: Tổng thống, thủ tướng, nghị viện… Tương quan lực lượng giữa các đảng phái quyết định số ghế của mỗi Đảng trong bộ máy nhà nước.

V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, sự liên minh cá nhân của ngân hàng và công nghiệp với chính phủ “Hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay là chủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng”

Bên cạnh sự hình thành các đảng phái tư sản là sj xuất hiện các hội chủ xí nghiệp mang những tên khác nhau như: Hội đồng toàn quốc Mỹ, Tổng liên đoàn công nghiệp Italia, Liên đoàn các nhà kinh tế Nhật Bản, Liên minh liên bang công nghiệp Đức, Hội đồng quốc gia giới chủ pháp, Tổng liên đoàn công thương Anh… Tuy đã hình thành từ thế kỷ XVIII ở một số nước, nhưng chỉ đến giai đoạn độc quyền các hội này mới bắt đầu phát triển mạnh, chúng phát triển thành hội toàn quốc và trở thành lực lượng chính trị, kinh tế to lớn, là chỗ dựa cho CNTBĐQ nhà nước. Các hội chủ xí nghiệp còn lập ra các ban, các ủy ban tư vấn đủ loại bên cạnh các bộ, nhằm mục đích “lái” hoạt động của nhà nước theo ý đồ chiến lược của mình. Vai trò của các “hội” lớn đến mức mà dư luận TGiới đã gọi chúng là những chính phủ đằng sau chính phủ

- Sự hình thành và phát triển của sở hữu TB độc quyền nhà nước

 Sở hữu độc quyền nhà nước xuất hiện thì quan hệ sở hữu của xã hội tư sản có sự thay đổi: Nhà nước là chủ sở hữu một khối lượng tư bản khổng lồ. Tuy nhiên, giữa sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân có sự gắn bó ngay trong quá trình tuần hoàn của tổng tư bản xã hội. Sở hữu nhà nước tư sản được hình thành dưới những hình thức sau:

+ Xây dựng DNNN bằng vốn ngân sách [trong đó có cả doanh nghiệp SH 100% vốn của nhà nước và doanh nghiệp liên kết với TB tư nhân trong và ngoài nước, kể cả liên kết với các nhà nước khác].

+ Quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại.

+ Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân.

+ Mở rộng DNNN bằng vốn tích lũy của chúng và vốn từ ngân sách.

Cùng với quá trình quốc hữu hoá, còn có quá trình tư nhân hoá các xí nghiệp nhà nước nhằm đưa lại hiệu quả kinh doanh có lợi cho tổ chức độc quyền. Đó là quá trình song hành mà mục đích là tăng hiệu suất tư bản.

Đặc trưng của sở hữu trong CNTB ĐQ nhà nước là tính chất đồng sở hữu giữa nhà nước tư sản và độc quyền tư nhân. Tính chất đồng sở hữu này đã tạo ra sự dung hợp, đan xen cả trách nhiệm và lợi ích giữa hai bên trên tất cả các mặt của quan hệ sỏ hữu như: quan hệ chiếm hữu, sử dụng và chi phối đối với TLSX, trong đó sở hữu của nhà TB bị nhà nước chi phối, sử dụng và ngược lại,  sở hữu nhà nước cũng bị tư bản chi phối và sử dụng. Ở đây, mục đích sở hữu của nhà nước tư sản là tạo điều kiện để KT - XH phát triển và bảo tồn CNTB, còn mục đích sở hữu của tư bản độc quyền tư nhân là lợi nhuận độc quyền cao.

- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản

Bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân từ những khuyết tật của nền kinh tế thị trường TBCN và nhằm mục tiêu ổn định KT - XH, tạo môi trường cho TB độc quyền tư nhân hoạt động có hiệu quả. Vì vậy, nhà nước tư sản cần thiết phải điều tiết kinh tế

Sự điều tiết trước hết dựa trên cơ sở của những lý thuyết KT nhất định là luôn thay đổi trong từng giai đoạn cũng như đặc điểm của từng quốc gia TBCN. Đồng thời, để thực hiện điều tiết có hiệu quả, nhà nước tư sản đã tổ chức bộ máy điều tiết và sử dụng hệ thống các công cụ chính sách điều tiết liên quốc gia. Chẳng hạn như:

+ Bộ máy điều tiết về cơ bản được thiết lập trên cơ sở tam quyền phân lập bao gồm cơ quan lập pháp [Quốc hội], cơ quan hành pháp [Chính phủ] và cơ quan tư pháp [Toà án, Viện kiểm soát…]. Bộ máy điều tiết này cũng mang những nét riêng đối với từng quốc gia.

+ Công cụ và chính sách điều tiết được sử dụng linh hoạt, bao gồm các công cụ hành chính, pháp luật, các công cụ đòn bẩy và chính sách KT, trong đó thuế, lãi suất… được coi trọng hàng đầu.

+ Sự điều tiết kinh tế được thực hiện dưới hình thức phối hợp các cơ chế, trong đó cơ chế thị trường là nền tảng, còn cơ chế độc quyền tư nhân và cơ chế độc quyền nhà nước được sử dụng linh hoạt theo hướng thị trường ngày càng tăng, còn nhà nước ngày càng giảm nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế.

 Đặc điểm của sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản là trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường, nhà nước sử dụng các biện pháp nhằm định hướng sự phát triển thông qua các chương trình dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với các giải pháp mang tính chiến lược và tình thế. Trong một số nước TB phát triển đã ít nhiều vận dụng tư tưởng “dân chủ hoá” trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Video liên quan

Chủ Đề