Nang giáp keo 2 thùy là gì

Nang keo tuyến giáp còn gọi là bướu giáp keo, bướu keo tuyến giáp hay bướu địa phương là sự mở rộng bất thường của tuyến giáp. Bướu giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa trong cơ thể. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, nó sẽ sản xuất bù trừ bằng cách mở rộng, phì đại. Các yếu tố môi trường có thể góp phần khởi phát bệnh. 

Nếu bị phơi nhiễm với iod, các nang có thể sản xuất hormone một cách độc lập. Đôi khi các nang sản xuất hormone quá mức sẽ gây ra tình trạng nhiễm độc giáp và được gọi là bướu nhân độc tuyến giáp.

Nang keo tuyến giáp còn gọi là bướu giáp keo, phình giáp keo, nguyên nhân gây ra là sự thiếu iot trong chế độ ăn. Bệnh có xu hướng xảy ra theo vùng miền, nhất là những nơi bị thiếu iot.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh bướu giáp keo bao gồm trên 40, thiếu iot trong khẩu phần ăn hoặc trong gia đình có người thân bị bướu cổ.

Triệu chứng của bệnh nang keo tuyến giáp

  • Tuyến giáp mở rộng: Chứ một nhân nhỏ hoặc nhiều nhân lớn
  • Khó thở: xảy ra khi bướu keo to chèn ép khí quản [ít gặp]
  • Khó nuốt: do chèn ép vào thực quản [ít gặp]
  • Bướu to có thể gây phồng căng tĩnh mạch cổ dẫn đến hoa mắt chóng mặt, nhất là khi thực hiện tư thế giơ tay qua đầu.

Chẩn đoán nang keo tuyến giáp

Để chẩn đoán bệnh nang keo tuyến giáp một số xét nghiệm sau đây sẽ cần thiết:

  • Siêu âm tuyến giáp
  • Scan tuyến giáp
  • Xét nghiệm máu định lượng hormone tuyến giáo và TSH 
  • Đo độ hấp thụ iod phóng xạ của tuyến giáp [bình thường hoặc tăng]
  • Định lượng iod trong nước tiểu [thường thấp]

Biến chứng của bệnh nang keo tuyến giáp

Bướu to lên không có điểm dừng hoặc có phát triển các nhân cứng thường là chỉ điểm cho ung thư. Sử dụng kỹ thuật sinh thiết tế bào sẽ giúp chẩn đoán chính xác xem nang có ác tính không.

Bướu giáp đơn thuần có thể tiến triển thành bướu đơn nhân độc. Cơn bão giáp có thể xảy ra một cách tình cờ khi cơ thể bị phơi nhiễm iod trước đó. Nếu có các dấu hiệu của nhiễm độc giáp sau, hãy nhờ trợ giúp của y tế

  • Sốt
  • Mạch nhanh, trống ngực
  • Tiêu chảy/ táo bón
  • Nôn mửa
  • Da khô
  • Run tay
  • Lo âu
  • Thở gấp

Điều trị nang keo tuyến giáp như thế nào?

Liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp sẽ được chỉ định trong trường hợp nang keo tuyến giáp do thiếu hụt iod. Bổ sung hormone sẽ ức chế TSH  và ức chế tuyến giáp phì đại

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp sẽ được áp dụng khi kích thước bướu lớn, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường hoặc có hiện tượng chèn ép [khó thở, khó nuốt]

Nếu bướu cổ khiến tuyến giáp sản sinh dư thừa hormone, các phương pháp điều trị như thuốc kháng giáp, iod phóng xạ hay hay phẫu thuật sẽ không cần thiết.

Bệnh có thể ngăn ngừa bằng việc bổ sung iod trong chế độ ăn hàng ngày 

Gọi ngay tổng đài để được tư vấn về sản phẩm

4 LÝ DO NÊN CHỌN ANCAN

  • 1 Thương hiệu uy tín, 9 năm đồng hành cùng người bệnh u bướu
  • 2 Được bộ Y tế cấp phép lưu hành
  • 3 Được hàng triệu người bệnh u bướu tin dùng, đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
  • 4 Chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm

Bướu giáp nhân thùy trái là một khái niệm dùng để mô tả sự tăng trưởng bất thường của thùy trái tuyến giáp với biểu hiện là một khối sưng lồi lên ở phần giữa cổ bên trái. Bướu giáp nhân thùy làm cho người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ăn uống cũng như các giao tiếp hàng ngày. Do đó, cần phải phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Tuyến giáp được cấu tạo từ nhiều nang giáp và trong một tuyến giáp bình thường không có sự có mặt của nhân giáp. Nhân giáp được biết đến như là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối trong tuyến giáp làm thay đổi cấu trúc lẫn chức năng nội tiết.

Về mặt cấu tạo, tuyến giáp có 2 thùy là thùy trái và thùy phải, chúng nối với nhau qua phần eo ở giữa. Khi thùy trái của tuyến giáp có khối u [bướu giáp] được gọi là bệnh bướu giáp nhân thùy trái.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh

Bướu giáp nhân thùy trái có thể bao gồm một hoặc nhiều khối u và chúng mang tính chất lành tính [u lành] hoặc ác tính [ung thư tuyến giáp]. Phần lớn đây là khối u lành tính và thậm chí nếu là khối u ác tính, người bệnh vẫn đáp ứng tốt với điều trị và có tỉ lệ khả năng phục hồi cao.

Đa số loại nhân giáp này không gây ra nhiều triệu chứng nổi bật, nhưng một khối sưng ở vùng cổ có thể dễ dàng được nhận biết bởi chính cảm giác khác lạ của người bệnh hoặc phát hiện bởi người xung quanh.

Trong trường hợp khối u sưng to, gây chèn ép vào các tổ chức lân cận ở vùng cổ như: Khí quản, dây thần kinh số X, thanh quản… Lúc này, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng:

- Khó thở do khối u chèn ép vào khí quản.

- Chèn ép dây thần kinh gây khó nói, nói khàn, nói hai giọng.

- Chèn ép tĩnh mạch chủ gây phù ở mặt, cổ, lồng ngực,..

- Thường xuyên cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, run tay, mắt lồi, có thể sờ thấy nhân thùy trái tuyến giáp chắc, di động nhưng không gây đau.

Khi phát hiện có khối sưng lồi ở vùng cổ hoặc những triệu chứng kể trên hãy đến bệnh viện có chuyên khoa Nội Tiết uy tín để thăm khám ngay khi có thể.

Tải ứng dụng ISOFHCARE để đặt khám trực tuyến với bác sĩ hoặc gọi đến hotline 1900638367 để được hướng dẫn sử dụng ứng dụng!

3. Những đối tượng nào có nguy cao dễ mắc bệnh nhất?

Nguyên nhân của bệnh bướu giáp nhân thùy trái hiện nay vẫn chưa được xác định rõ, nhưng có một số yếu tố nguy cơ có liên quan chặt chẽ đến sự phát sinh bệnh:

- Di truyền: Gia đình có người bị bướu giáp hoặc các bệnh lý tuyến giáp có liên quan.

- Môi trường:  Sống hoặc thường xuyên tiếp xúc với môi trường có nhiều chất phóng xạ, khói thuốc lá, chế độ ăn uống thiếu iot… đều có khả năng làm tăng nguy cơ hình thành nhân thùy trái tuyến giáp.

- Mắc các bệnh: Người bị cường giáp hoặc suy giáp, viêm tuyến giáp tự miễn, nhiễm trùng… thì có khả năng mắc bướu giáp cao hơn.

- Rối loạn quá trình tổng hợp hormon giáp: Quá trình tổng hợp hormon tuyến giáp xảy ra sai sót từ lúc bẩm sinh hoặc cấu trúc và chức năng của bướu giáp đang trưởng thành gặp bất thường, các chất tuyến giáp tăng hoạt tự nhiên cũng làm tăng sự hình thành nhân thùy trái tuyến giáp.

Ngoài ra, theo thống kê y học, tỉ lệ mắc các bệnh lý về tuyến giáp nói chung và bệnh bướu giáp nhân thùy trái nói riêng  ở phụ nữ cao hơn nhiều so với nam giới.

4. Chẩn đoán bệnh bướu giáp nhân thùy trái

Khi tiếp cận một bệnh nhân đến thăm khám với các triệu chứng và khối sưng ở vùng cổ, bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

a. Khám lâm sàng

Dựa trên những đánh giá:

- Nhìn: Có sưng hay không, nếu sưng thì kích thước là bao nhiêu? Màu sắc của khối sưng lồi có khác với phần xung quanh không?

- Sờ: Động tác sờ giúp bác sĩ đánh giá được tính chất của khối u là mềm hay rắn chắc, có di động hay không…

b. Xét nghiệm cận lâm sàng ưu tiên

- Siêu âm tuyến giáp: Là xét nghiệm thường được chỉ định để xác định chính xác vị trí của khối u, số lượng một hay nhiều u và kích thước của nó.

- Xét nghiệm tế bào: Đây là thủ thuật can thiệp bằng cách lấy mẫu nhân giáp từ người bệnh để soi trên kính hiển vi tế bào. Mục đích của xét nghiệm này là để kiểm tra bướu giáp lành hay ác tính.

- Ngoài ra, một số chỉ định như: CT Scan, cộng hưởng từ có giá trị chẩn đoán cao, tuy nhiên còn hạn chế sử dụng vì những nhược điểm nhất định của nó.

5. Điều trị bướu giáp nhân thùy trái như thế nào?

Phương pháp điều trị bướu giáp nhân thùy trái có sự khác nhau giữa nhân giáp lành tính và nhân giáp ác tính.

a. Đối với nhân giáp lành tính

Nếu nhân giáp lành tính và có kích thước nhỏ, người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc chưa cần điều trị [tùy theo tình trạng bệnh và đánh giá của bác sĩ]. Người bệnh cần tái khám, siêu âm định kỳ 3 - 6 tháng để kiểm tra kích thước và số lượng nhân giáp.

Nếu bướu giáp nhân thùy trái là lành tính nhưng có kích thước lớn và chèn ép tổ chức xung quanh khiến người bệnh gặp khó khăn khi nuốt, thở,... thì  có thể phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật.

b. Đối với nhân giáp ác tính

Nhân giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp [hay gặp nhất là ung thư biểu mô tuyến giáp] cần phải phẫu thuật cắt bỏ một phần thùy trái hoặc toàn phần tuyến giáp. Liệu pháp iod phóng xạ và dùng hormon giáp thay thế được sử dụng sau khi cắt bỏ để đảm bảo hoạt động nội tiết của cơ thể diễn ra bình thường.

Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các máy móc hiện đại, tiên tiến bậc nhất ra đời nhằm đem lại tỉ lệ phẫu thuật thành công cao nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, trình độ của các bác sĩ chuyên khoa ngày càng được cải thiện giúp người bệnh an tâm hơn.

Vì tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể nên khi cắt bỏ vẫn tồn tại những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, chúng ta cần tuân thủ quy định tái khám 6 tháng – 1 năm một lần và thực hiện đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, sử dụng các loại thuốc một cách đúng đắn.  

6. Bị bướu giáp nhân thùy trái có khả năng mở rộng sang thùy phải không?

Bướu giáp nhân thùy trái trong bệnh cảnh ác tính sẽ được phẫu thuật cắt bỏ, loại bỏ hoàn toàn những nhân giáp trong tuyến giáp. Thùy phải tuyến giáp sẽ được giữ lại và thực hiện chức năng nội tiết bình thường. Tuy nhiên cần phải tái khám định kỳ để theo dõi và kịp thời xử trí .

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin thật sự có ích. Hiện nay, để đề phòng chống dịch, nhiều bệnh viện trên toàn quốc đã có những chính sách hạn chế bệnh nhân đến khám và chữa bệnh. Chính vì vậy,  phương pháp hỗ trợ tư vấn trực tuyến, kết nối y bác sĩ và bệnh nhân ngay tại nhà trở nên cực kỳ hữu ích hiện nay. Ngay khi có các dấu hiệu kể trên, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua website: ISOFHCARE hoặc tải app ISOFHCARE ngay trên chiếc điện thoại cầm tay.

ISOFHCARE tự hào là một ứng dụng đặt lịch thăm khám online "Bác Sĩ Ơi", chuyên gia trong lĩnh vực kết nối bác sĩ và bệnh nhân ngay từ xa. Hãy cho chúng tôi cơ hội để được đồng hành cùng bạn trong thời kỳ khó khăn này, bạn nhé.

Cẩm nang ISOFHCARE cung cấp cho bạn các bí quyết khám bệnh tại Hà Nội và Hướng dẫn khám bệnh tuyến trung ương với những thông tin đắt giá và chính xác nhất.

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề