Nấu nước sả uống có tác dụng gì

Củ sả hay cây sả nói chung là loại cây khá quen thuộc với chúng ta. Ngoài việc được sử dụng trong chế biến món ăn, củ sả còn mang lại tác dụng to lớn đối với sức khỏe con người, khi được dùng để làm thuốc điều trị một số bệnh và có công dụng hữu ích trong vấn đề làm đẹp.

Cây sả hay củ sả là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm.

Chiết xuất từ cây sả ra được nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu sả thành phần chủ yếu à citral. Lá cây sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 - 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh, thành phần chủ yếu là citral [65 - 85%], geraniol [40%].

Ăn củ sả có tác dụng gì? Cây sả có thể sử dụng ở dạng tươi, sấy khô hay tán thành bột. Người ta có thể thái nhỏ phần thân và thêm vào trong các món ăn. Các món ăn khi được thêm sả đều trở nên thơm ngon hơn. Vì thế, có thể coi sả là một gia vị vô cùng hiệu quả giúp món ăn thêm phần hấp dẫn.

Công dụng của sả không chỉ làm gia vị món ăn thêm thơm ngon đậm vị mà còn có công dụng hữu ích trong chữa bệnh, sát khuẩn, đuổi côn trùng và tốt cho sức khỏe như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Sả giúp kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa đầy hơi. Bên cạnh đó sả còn giúp tiêu đờm và khử hôi miệng.
  • Ngăn ngừa ung thư: Trong cây sả có chứa chủ yếu hợp chất citral - hợp chất này có tác dụng giúp tiêu diệt, ngăn ngừa các tế bào ung thư và không làm ảnh hưởng, tổn hại đến các tế bào khỏe mạnh khác. Bên cạnh đó, trong sả có chứa thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hóa cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
  • Giúp trị rối loạn kinh nguyệt: Bạn có thể uống hỗn hợp lỏng kết hợp giữa vài giọt tinh dầu sả với một ít bột tiêu đen sẽ có ích cho phụ nữ thường gặp đau bụng khi hành kinh hay rối loạn kinh nguyệt.
  • Giúp giải độc: Cây sả có khả năng giúp cơ thể loại bỏ axit uric và các chất độc hại không mong muốn bên trong cơ thể. Đặc biệt, khi uống nước sả có tác dụng giải độc rượu rất nhanh.
  • Giúp hạ huyết áp: Sả có tính chất hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên uống một cốc nước sả để giúp làm giảm huyết áp nếu bạn đang bị huyết áp cao.
  • Giúp hạ sốt: Có thể sử dụng sả bằng cách ăn sống hoặc giã lấy nước uống để điều trị các cơn sốt rét, cúm và cảm lạnh.
  • Tốt cho hệ thần kinh.
  • Giúp đuổi côn trùng: Có thể dùng tinh dầu sả để xua đuổi ruồi, muỗi,... vì trong lá sả chứa tinh dầu có thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola là những chất thường gặp có trong quả chanh.
  • Tạo mùi hương dễ chịu.
  • Sát khuẩn da.
  • Cây sả có đặc tính kháng viêm.

Củ sả đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho người dùng

Củ sả hay cây sả có thể dùng để ăn, làm đẹp hay chữa bệnh trong thời gian ngắn, là loại cây tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng sả để không phải gặp tác dụng phụ không mong muốn.

  • Không nên uống tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp: Nếu ngửi trực tiếp tinh dầu, bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả.
  • Phụ nữ mang thai không nên ăn sả: Khi mang thai không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả, vì sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Củ sả là nguyên liệu vô cùng dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nhờ vào công dụng hữu ích của sả để chúng ta có thể làm đẹp cho bản thân và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn mỗi ngày.

Thông tin trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi, củ sả có tác dụng gì? Khi đã hiểu rõ về giá trị và những lợi ích thiết thực của củ sả đem lại, bạn có thể ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Nước sả gừng hoặc nước chanh sả gừng từ trước đến nay được xem rất tốt cho hệ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên, cách sử dụng loại nước này như thế nào cũng như uống nước sả gừng mỗi ngày có tốt không vẫn là một vấn đề cần được làm rõ.

Nước sả gừng được làm từ nguyên liệu tự nhiên đó là chanh, sả và gừng với rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Chanh: Đây là loại trái cây chứa làm lượng vitamin C rất cao và ít calories. Chanh có một số tác dụng đối với sức khỏe đó là thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu hóa tốt, tiêu đờm... Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày thì nên hạn chế sử dụng chanh trong thực đơn hằng ngày, nếu có uống nước chanh thì nên pha thật loãng.
  • Sả: Sả là loại gia vị cay, có thể giúp cơ thể ra nhiều mồ hôi, = bụng được làm ấm, tốt cho hệ tiêu hóa, chống nôn, khử mùi, sát khuẩn và quan trọng nhất là giúp giải độc cơ thể.
  • Gừng: Gừng thường được dùng như một loại gia vị để chế biến một số món ăn, thức uống bổ dưỡng cho cơ thể. Gừng có thể giải cảm, giảm đau đầu, chống nôn, tốt cho hệ tiêu hóa. Gừng được khuyên là nên dùng vào buổi sáng và hạn chế dùng vào buổi tối vì sẽ khiến chúng ta khó ngủ hơn.

Nước sả gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Nước sả gừng được mọi người tin rằng có thể ngăn ngừa, thậm chí là điều trị được các loại bệnh lý, trong đó có bệnh Covid – 19. Tuy nhiên, những thông tin này là không chính thống và chưa có một minh chứng khoa học nào chỉ ra nước chanh sả gừng có thể tiêu diệt hay ức chế sự hoạt động của virus.

Từ trước đến nay, nước sả gừng chủ yếu là để chữa trị cảm cúm trong Đông y, vì vậy nó không thể ngăn ngừa bệnh lý Covid – 19 như chúng ta vẫn hiểu lầm. Việc sử dụng loại nước này mỗi ngày là không nên vì cơ thể sẽ phải hấp thụ quá nhiều các chất có trong chanh, sả và gừng cùng một lúc trong thời gian dài thì sẽ gây ra những tác động không tốt đối với sức khỏe, điển hình là hệ tiêu hóa của người sử dụng. Cụ thể hơn, khi sử dụng quá nhiều thì sẽ có nhiều nguy cơ bị trào ngược dạ dày – thực quản, tạo nhiệt cho cơ thể.

Chúng ta vẫn có thể uống nước sả gừng nhưng với một liều lượng phù hợp với từng cá thể, tốt nhất là nên có ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng chúng. Nước chanh sả gừng sử dụng tốt nhất là vào buổi sáng và buổi chiều, đặc biệt là nên uống sau bữa ăn khoảng 30 phút để không gây ra tình trạng đau dạ dày.

Tóm lại, nước chanh sả gừng chỉ là một loại nước uống giúp hỗ trợ sức khỏe của cơ thể, không nên quá lạm dụng và cho rằng có thể chữa được một số loại bệnh tật. Mỗi người chỉ nên uống với lượng vừa phải để tốt cho sức khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Sả là loại cây mọc thành bụi cao 0,8m đến 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám. Thân rễ trắng hoặc hơi tím.

Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral.

Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm mùi chanh mà thành phần chủ yếu là citral [65 – 85%], geraniol [40%].

Theo Đông y, cây sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực.

Sả có thể dùng khô hoặc tươi.

Trà sả là một cách tuyệt vời để giải độc cơ thể.

2.Công dụng của trà sả

2.1 Tốt cho tiêu hóa

Trà sả có thể giúp ứng phó với các vấn đề về tiêu hóa như giảm: Buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày… giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Một nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia năm 2012 cho thấy sả có tác dụng chống loét dạ dày, giúp giảm đau bụng.

2.2 Giảm huyết áp

Sả có nhiều kali và giúp tăng sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Medical Forum, sả có hiệu quả trong việc giảm huyết áp.

2.3. Hỗ trợ giảm cân

Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, giúp hỗ trợ quá trình giảm cân. Theo một báo cáo năm 2013 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong sả làm tăng tiêu hao năng lượng và quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.

Trà sả mang lại lợi ích giảm cân.

2.4 Ngừa ung thư, chống lão hóa

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm cho thấy, sả chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa này có khả năng chống lại các gốc tự do, nguyên nhân gây ra sự phát triển của các tế bào ung thư cũng như lão hóa sớm.

2.5 Giảm stress

Sả là một thành phần có trong công thức thảo dược có thể giúp giảm lo lắng và căng thẳng.

2.6 Tốt cho tim mạch

Sả được sử dụng để điều trị cholesterol cao và kiểm soát bệnh tim. Một bài báo đăng trên Tạp chí Công nghệ & Nghiên cứu Dược phẩm đã kiểm tra tác động của sả đối với chuột. Người ta phát hiện ra rằng ăn sả làm giảm mức cholesterol, và do tác động đáng kể của việc giảm cholesterol, nó có thể tăng cường sức khỏe tim mạch và bảo vệ khỏi các bệnh tim lớn.

Nói chung, sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, nó rất hữu ích trong việc kiểm soát các vấn đề về cholesterol cao.

2.7 Thúc đẩy sự phát triển của tóc

Dùng sả là một phương pháp điều trị mọc tóc hiệu quả và làm tăng sự phát triển của tóc. Nó là một nguồn giàu vitamin A và C, đóng vai trò là chất dinh dưỡng cần thiết cho cả da và tóc. Uống trà sả thường xuyên có thể giúp tăng cường các nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy sả làm giảm đáng kể gàu trong vòng một tuần.

Ngoài ra, có thể sử dụng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.

2.8 Tăng cường sức khỏe răng miệng

Theo nghiên cứu năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia, các đặc tính kháng khuẩn của sả giúp chống lại vi khuẩn streptococcus sanguinis, vi khuẩn gây sâu răng.

3. Cách làm trà sả

Thành phần: Nước, sả, mật ong

Cách làm:

Rửa sạch sả tươi với nước. Sau khi làm sạch, cắt chúng thành từng miếng nhỏ.

Đun sôi nước và cho sả tươi vào.

Đun sôi tiếp khoảng 10 phút.

Lọc trà, thêm mật ong và dùng nóng.

Mời độc giả xem thêm video:

Tiêm vaccine COVID-19: Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm?


Video liên quan

Chủ Đề