Nên học Ngoại thương hay Bách khoa

nên học neu hay ftu: Đừng chọn trường Ngoại Thương nếu … là một bài viết khá hay được Robin chia sẻ. Mình xin share lại để mọi người chọn trường cùng với Kinh Tế Quốc Dân, Học viện Tài chính, hoặc Ngân Hàng. Sau chuỗi ngày mòn mỏi chờ điểm, 97-ers đang vô cùng phân vân trước việc chọn trường, chọn nguyện vọng. Trước khi đặt bút viết cái tên “Ngoại thương” vào hồ sơ, hi vọng các em đã chắc chắn với sự lựa chọn của mình. Bởi đừng chọn Ngoại thương nếu…

so sánh neu và ftu

1, Nếu em đã tìm thấy đam mê

Đừng nghĩ rằng em sẽ có cảm giác thích thú như nhau khi đứng giữa giảng đường Bách khoa, Kiến trúc hay Ngoại thương. Em chỉ có thể giỏi thứ mà mình thích cũng như nhận được thành công xứng đáng ở thứ mà em giỏi. Tin vào việc mình sẽ làm tốt quan trọng hơn rất nhiều so với việc đắn đo xem đó có phải trường top đầu hay không.

Hãy để bố mẹ em biết rằng thành công của người khác ở môi trường này vốn không đảm bảo cho thành công của em. Cảm giác chán nản, lạc lõng cũng sẽ giày vò em chứ không phải bố mẹ.

Đam mê kỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc… thường bộc lộ khá rõ ràng khi em còn học phổ thông. Nhưng nếu em chưa tìm thấy đam mê thì kinh tế và Ngoại thương sẽ là những lựa chọn không tồi. FTU-ers làm truyền thông, làm nhà văn hay dấn thân vào showbiz… đó đều là nhờ môi trường “mở”, năng động và không ngại thử thách.

Sự tự do, lối sống “dám nghĩ dám làm” của cộng đồng chắc chắn sẽ thúc đẩy em làm được những điều bản thân chưa từng nghĩ đến. Đó là điều tuyệt vời nhất em sẽ nhận được ở FTU.

Review Đại học Ngoại thương FTU

2, Nếu em yêu thích học thuật

… thì hãy chọn Kinh tế Quốc dân thay vì FTU. Có một điều khá “đau lòng” đó là mặt bằng kiến thức của sinh viên Ngoại thương sau khi ra trường thường không được đánh giá cao bằng sinh viên nhiều trường kinh tế khác.

So với KTQD, chúng ta thua hẳn về số lượng giáo sư tiến sỹ, số lượng công trình nghiên cứu [Liệu sự chênh lệch số lượng sinh viên có khỏa lấp hết điểm khác biệt này?] Ngành Tài chính ngân hàng của FTU dĩ nhiên không “chính quy” như sinh viên Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính. Ngay cả chuyên ngành mũi nhọn là Kinh tế Đối ngoại cũng bị những “người trong cuộc” nhận xét là dàn trải, dạy rất rộng nhưng “mỗi thứ một tý thành ra chả biết rõ cái nào”.

Nhưng chính hiểu biết rộng từ việc được học “mỗi thứ một tý “sẽ cho em nhiều cơ hội tìm kiếm đam mê của mình hơn. Quá trình đi làm cũng sẽ không huy động toàn bộ lý thuyết mà em nhận được từ sách vở.

Chính con người em – thứ được rèn luyện từ môi trường đại học – sẽ quyết định thành công của em. Quan trọng hơn, nếu em ưa thích nghiên cứu chuyên sâu, Internet và các nguồn tài liệu từ thư viện sẽ luôn chờ đón em tự tìm tòi.

3, Nếu em “kiêu”

Hầu như FTU-ers đều là những “ngôi sao” từ trường cấp 3. Cái mác Ngoại thương với điểm đầu vào cao chót vót và thương hiệu năng động khiến nhiều sinh viên lầm tưởng: “Mình là FTU-ers và mình cũng sẽ xuất sắc như vậy”.

Trên thực tế, giáo trình giảng dạy ở các trường đại học là như nhau và như đã nói thì xét về kiến thức chuyên ngành, FTU không được đánh giá cao như nhiều trường đại học khác. Những vụ lùm xùm về cái mác “kiêu chảnh” sẽ gây bất lợi cho em trước nhiều nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy xác định mình sẽ phải liên tục cố gắng và tự rèn luyện ở môi trường này.

Vào Ngoại thương, các cuộc thi rầm rộ từ các CLB sẽ cho em rất nhiều cơ hội để tỏa sáng. Đừng ngại ngần nắm bắt cơ hội để chứng tỏ bản thân mình, tuy vậy cũng đừng vội ngủ quên trên chiến thắng.

4, Nếu em không tự vượt qua được chính mình

Em sẽ shock khi những ngày đầu năm nhất bị bao vây giữa một rừng dân chuyên, giải quốc gia, những bạn nữ quá xinh, quá tài năng và cả ngoại ngữ cứ “vèo vèo”. GPA của em có thể không cao, sẽ có một lúc nào đó em cảm thấy lạc lõng giữa môi trường, em tự hỏi liệu mình có chọn nhầm ngành, nhầm trường, hoặc tại sao bản thân lại không xuất sắc và nhiều thành tích như những người khác.

Processed with VSCO with a6 preset

Hãy đến và khám phá FTU theo cách của riêng em!
Nhưng rồi ai cũng sẽ tìm được con đường thành công của riêng mình. Nếu em muốn mình xinh đẹp, hãy đọc về mỹ phẩm và học cách yêu bản thân mình. Nếu em muốn trở nên nổi trội, hãy cống hiến hết mình ở một vài CLB và tham gia vào những cuộc thi rầm rộ trong trường.

Hãy học thêm Photoshop, ngoại ngữ, đọc về Copywriting, SEO… để tự hoàn thiện hiểu biết của chính mình. Đừng “không làm gì cả” và nghĩ rằng “mình không hòa hợp với môi trường”.

Nguồn: Robin.

Một tâm sự khác:

1 người trẻ ảo vọng rằng Ngoại Thương là đích đến, đâu ngờ rằng nó chỉ là trạm dừng. Cái đích mới quan trọng chứ trạm dừng nó mãi mãi chỉ là trạm dừng thôi. Ngoại Thương hay bất kì trường chuyên lớp chọn nào khác không làm cho em trở thành ngôi sao.

Vài năm khi ra trường người ta nhìn cái xe em đi, nhìn cái nhà em ở, nhìn cái chức em làm chứ chẳng ai quan tâm lắm tới em thi được bao nhiêu điểm và học trường nào đâu. 

Kinh tế học không chỉ bó hẹp trong giảng đường hay ngân hàng. Môn khoa học này tồn tại ở khắp mọi nơi và ảnh hưởng tới mọi thứ chúng ta làm hoặc nhìn thấy trên phim ảnh cũng như đời thực. Nó có thể giúp ta lý giải những "bí ẩn" lý thú trong cuộc sống như Vì sao ngăn mát tủ lạnh có đèn nhưng ngăn đá thì không hay,...

CafeBiz xin giới thiệu chuỗi bài #Why vào thứ 2-4-6 hàng tuần để giúp bạn thấy kinh tế học không khô khan như bạn nghĩ. Nội dung bài viết được truyền cảm hứng từ cuốn sách "Nhà tự nhiên kinh tế" của tác giả Robert H. Frank.

“Trong khi SV Ngoại Thương vẫn ao ước thu nhập 1.000 USD, thì người Bách Khoa đã giải xong bài toán lương 60 triệu/tháng”

Các nhà kinh tế sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế nào ?

Xin thưa, từ quan điểm của kinh tế học, đó là điều hoàn toàn “thuận theo lẽ tự nhiên” của một nền kinh tế: “giá trị” của ngành sản xuất tạo ra nhiều hơn và nhân lực ngành đó xứng đáng được xã hội trả lương cao hơn.

Điều đó có nghĩa là, nếu bạn, ở đâu đó có bắt gặp 2 anh chàng là Bách và Ngoại: Bách thì tốt nghiệp Bách Khoa, ra trường làm lập trình viên lương 60 triệu đồng/tháng; Ngoại thì tốt nghiệp Ngoại Thương, ra trường làm nhân viên ngân hàng lương 16 triệu đồng/tháng; thì cũng đừng quá ngạc nhiên. Hãy hiểu rằng đó là dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam đang vận hành theo đúng quy chuẩn và thực hiện rất tốt công việc phân chia lao động của mình.

Trong các lý thuyết kinh tế về tiền lương [Theories of Wages], các học giả đều đề cập đến một khái niệm mang tên “Chức năng thước đo giá trị sức lao động”. Theo khái niệm này, “tiền lương là biểu thị của giá trị mà sức lao động tạo ra, đồng thời cũng là biểu thị cho giá cả của sức lao động đó”. Nói đơn giản, xã hội rất công bằng, nếu anh tạo ra càng nhiều những “giá trị thực” cho xã hội thì anh càng được trả lương cao và ngược lại.

Còn quay trở lại với mức lương của Bách và Ngoại. Lý do lớn nhất giải thích cho việc anh chàng học Bách Khoa có lương lớn hơn nhiều lần anh chàng học Ngoại Thương chính là vì xã hội nhìn nhận rằng, chính các ngành mang tính chất sản xuất, tạo ra sản phẩm thực [thép, ô tô, đồ gia dụng…và cả phần mềm] thì tạo ra nhiều “giá trị thực” hơn so với các ngành vốn chỉ mang tính chất “trung chuyển” tiền bạc nơi này sang nơi khác như ngành ngân hàng.

Ngành của Bách [sản xuất phần mềm] – Xương sống tạo “giá trị thực” cho cả nền kinh tế

Theo Karl Marx, trong quá trình sản xuất ra hàng hóa mới trong nền kinh tế, nhân tố lao động là không thể thiếu. Thậm chí, nó tạo nên giá trị thặng dư cho sản phẩm mới so với những nguyên liệu ban đầu – thứ trực tiếp tạo ra lợi nhuận khi hàng hóa đó được bán.

Ở các nước trên thế giới vào lúc này, chính các ngành sản xuất mới là những trụ cột của nền kinh tế, chứ không phải các danh từ xa hoa như tài chính, ngân hàng hay luật.

Ở Mỹ - một trung tâm tài chính của thế giới - nếu bạn muốn tìm một nơi giúp bạn kiếm được nhiều tiền so với ở phố Wall hoa lệ, đi làm nông là câu trả lời. Thu nhập của người làm nông ở Mỹ sẽ tăng trưởng thần tốc trong một thập kỷ tới, tăng nhanh hơn thu nhập của bất cứ ngành nghề nào khác tại nước này.

Điều đó không phải là không có cơ sở khi giới cổ cồn trắng phố Wall gặp khó khăn nhất trong cuộc khủng hoảng toàn cầu thì những nông dân Mỹ vẫn có thu nhập tăng đều đặn đến 20% - 30%/năm.

Hay như ở Đức – đầu tàu dẫn dắt cả châu Âu, thì các ngành sản xuất chính là một thứ “tinh hoa”.

Không làm tài chính, du lịch hay các ngành khác, nước Đức sau chiến tranh đã ngay lập tức tập trung vào sản xuất. Với tâm niệm chỉ có sản xuất mới là “giá trị thực” của nền kinh tế, các sản phẩm của Đức đều được làm ra chuẩn chỉnh đến mức từ “hàng Đức” đã trở thành thương hiệu toàn cầu.

Kết quả, những kỹ sư tay nghề cao ở đất nước này được trả mức lương cao nhất nhì trong xã hội. Các học sinh của Đức khi tốt nghiệp phổ thông thì không chọn Đại Học như con đường duy nhất. Phân nửa trong số họ lựa chọn vào học tại các trường nghề.

Đó mới chỉ là hai ví dụ điển hình. Chúng ta còn có thể kể ra rất nhiều ví dụ chứng minh tính xương sống của sản xuất trong nền kinh tế như việc Nhật Bản hồi sinh thần kỳ nhờ các sản phẩm công nghệ, hay các chaebol thống trị tại Hàn Quốc nhờ các ngành công nghiệp đóng tàu, sản xuất điện thoại, chất bán dẫn...

Ngành của Ngoại [ngân hàng] – Chỉ là mang sự giàu có của người này đến cho người khác

Cách đây gần một năm, có một bài viết đăng trên trang evonomics.com đã khiến nhiều người phải gật đầu đồng ý. Bài viết này mang tên “Why Garbagemen Should Earn More Than Bankers” [Tại sao những người nhặt rác xứng đáng có lương cao hơn những nhân viên ngân hàng].

Rutger Bregman, tác giả bài viết không phủ nhận tầm quan trọng của ngành tài chính khi nó giúp bôi trơn cả nền kinh tế. Tuy nhiên, “bôi trơn” thì vẫn chỉ là “bôi trơn”. Thực tế, các ngân hàng ngày nay đã trở nên quá lớn đến mức mà những gì họ làm chỉ là chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác, di chuyển sự thịnh vượng từ khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác.

“Thay vì làm to chiếc bánh [ám chỉ quy mô nền kinh tế], sự bùng nổ của các ngân hàng chỉ làm tăng thị phần của thị trường dành cho chính những ngân hàng ấy”.

Hay như ngành luật ở Mỹ. So với Nhật Bản, số lượng luật sư trên đầu người tại Mỹ hiện gấp 17 lần nhưng liệu sự hiệu quả luật pháp của Mỹ có gấp 17 lần Nhật Bản ? Đó, rõ ràng việc có nhiều luật sư hơn đâu mang lại cho xã hội Mỹ nhiều giá trị hơn ?

Từ đó, mức lương của Ngoại cũng sẽ được giải thích theo cách tương tự. Con số 6 triệu đồng/tháng phản ánh đúng những giá trị mà anh nhân viên ngân hàng này mang lại cho nền kinh tế.

Lời kết

Tóm lại, nền kinh tế nào rút cục thì cũng phải dựa trên sản xuất như là sự cốt lõi nhất.

Và nếu như vậy, cứ coi như kinh tế Việt Nam đang được vận hành đúng như quy chuẩn sách vở thì việc một anh kỹ sư Bách Khoa có lương 60 triệu đồng/tháng và một anh khác là cử nhân học Ngoại Thương, đang loay hoay với mức lương 1000 USD/tháng đâu phải là điều gì lạ lùng.

Video liên quan

Chủ Đề