Người giáo viên có vị trí, vai trò như thế nào trong xã hội

Giáo dục tiểu học ở Việt Nam được coi là yếu tố then chốt quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vậy vị trí vai trò của giáo viên tiểu học là gì? Giáo viên tiểu học có những nhiệm vụ nào? Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này trong nội dung bài viết được chia sẻ dưới đây.

Vị trí và vai trò của giáo viên tiểu học

Trước khi tìm hiểu nhiệm vụ của giáo viên tiểu học thì điều quan trọng nhất đó chính là cần nắm được vị trí vai trò của giáo viên tiểu học cũng như luật phổ cập giáo dục tiểu học.

Giáo viên tiểu học là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cơ bản nhất cho các em học sinh. Là người hướng dẫn cụ thể, chi tiết tận tình cho các em. Là người dẫn dắt các em và có vai trò quan trọng quyết định đến nền tảng kiến thức văn hóa và đạo đức cơ bản cho các em nhỏ.

Là giáo viên tiểu học, bạn cần nhận thức rõ được tầm quan trọng trong vai trò của mình. Cần chủ động nâng cao trình độ, không ngừng học hỏi, cải thiện phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm của giáo viên tiểu học sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh đó theo sát tình hình học tập của các em để nắm được năng lực học để có giải pháp thích hợp cho từng em học sinh.

Vị trí vai trò của giáo viên tiểu học

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là gì?

Đối với hệ thống trường học sẽ có cơ cấu tổ chức bao gồm:

  • Hiệu trưởng
  • Phó hiệu trưởng
  • Hội đồng trường
  • Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
  • Hội đồng thi đua khen thưởng
  • Hội đồng tư vấn
  • Tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam
  • Đoàn thể trong trường
  • Giáo viên tiểu học
  • Nhân viên.

Mỗi chức danh vị trí sẽ đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ khác nhau được quy định tại Điều lệ trường tiểu học được ban hành tại thông tư 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 về ban hành điều lệ trường tiểu học.

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Sau khi nắm được vị trí vai trò của giáo viên tiểu học bạn cần biết được nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là gì?

Theo quy định tại điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành theo thông tư 41/2010/TT-BGDĐT nhiệm vụ của giáo viên tiểu học gồm:

  • Thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học đã đề ra. Các hoạt động trong công tác giảng dạy bao gồm: Soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, quản lý và đảm bảo xếp loại học sinh chính xác trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, giáo viên còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục, tham gia các hoạt động chuyên môn đầy đủ.
  • Có tinh thần, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự của bản thân. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp. Có sự yêu thương, đối xử công bằng với tất cả các em học sinh. Tôn trọng nhân cách của học sinh, biết đoàn kết, hòa đồng, giúp đỡ đồng nghiệp. Luôn quan tâm, bảo vệ quyền và lợi ích của các em học sinh.
  • Tích cực học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Không ngừng tiếp thu, sáng tạo đổi mới phương pháp giảng dạy hay tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương
  • Thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, tuân thủ theo các quy định của pháp luật và của ngành cũng như các quyết định của Hiệu trưởng. Nhận và thực hiện nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục khác.
  • Phối hợp với gia đình học sinh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức có liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục tích cực, thân thiện, an toàn và lành mạnh.

Một trong những ngành được các bạn trẻ yêu thích chính là ngành giáo dục tiểu học. Vậy học ngành sư phạm tiểu học thi khối nào, tổ hợp xét tuyển ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua website tuyển sinh của đại học Đông Á nhé!

Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học từ xưa đến nay luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, song song với vị trí của giáo dục tiểu học thì các nhiệm vụ trọng tâm cũng rất được chú trọng. Vậy những nhiệm vụ đó là gì?

  • Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục
  • Tập trung chú trọng công tác đổi mới quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý. Không ngừng tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường. Gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục.
  • Tích cực tăng cường nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong các cơ sở giáo dục tiểu học. Kết hợp “luyện nét chữ, rèn nết người”, giáo dục ý thức trách nhiệm công nhân đối với gia đình, nhà trường và xã hội.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí vai trò của giáo viên tiểu học và các nhiệm vụ của giáo viên tiểu học cần phải chấp hành thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Hy vọng bài viết của Đông Á sẽ giúp các bạn hiểu hơn về vị trí của giáo dục tiểu học cũng như nhiệm vụ của các giáo viên tiểu học trong giảng dạy và trong nhà trường.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

05/11/2015 15:14

Từ lâu, nghề dạy học đã được xã hội tôn vinh, được Nhân dân quý trọng. Thầy, cô như những người ươm mầm, chắt chiu những gì tốt đẹp nhất cho biết bao thế hệ học trò. Nhưng trong đời sống xã hội ngày nay, khi những tác động của nền kinh tế thị trường vào mọi lĩnh vực, trong đó có môi trường giáo dục, thì có những giá trị đạo đức có nguy cơ bị phá vỡ nếu người thầy không giữ vững vai trò, vị trí của mình trong công việc và cả trong những mối quan hệ xã hội.

Theo quan niệm trước đây, người thầy là một trong những người duy nhất có khối kiến thức rộng lớn truyền dạy cho các thế hệ sau. Hình ảnh người thầy cầm roi, có vẻ mặt cương nghị, nghiêm khắc luôn khiến nhiều học trò vừa sợ, vừa kính trọng. Người thầy là biểu tượng cao đẹp mang giá trị nhân văn sâu sắc về tình cảm cao đẹp giữa thầy và trò; là tượng trưng của đức hy sinh; sự cống hiến không ngừng nghỉ. Hạnh phúc và thành công của người thầy cũng được đo lường từ thành công qua các thế hệ học trò của họ.

Giáo viên theo dõi sinh viên thực tập tại bệnh viện.

Trong xã hội ngày nay, người giáo viên tham gia vào lĩnh vực đào tạo - một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển xã hội. Sự chuyên nghiệp về chuyên môn và đạo đức của người giáo viên là những tiêu chí quan trọng tác động tích cực đến quá trình đào tạo, là một trong những yếu tố quyết định chất lượng đào tạo trong trường học. Vì vậy, vai trò của người giáo viên vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục, lượng kiến thức đưa đến người học, từ mỗi hành vi, cử chỉ của giáo viên đều có tác động đến toàn bộ quá trình giáo dục.

Nhờ vào sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, các phương tiện thông tin truyền thông, giờ kiến thức cơ bản của nhân loại không còn ẩn giấu trong sách vở hay trong mỗi người thầy nữa mà đã được mọi người chia sẻ, trao đổi tự do. Giáo viên là người giúp người học phân biệt, lựa chọn kiến thức mà mình cần đạt được và hướng dẫn họ đi trên con đường khám phá tri thức mới.

Vai trò người giáo viên trong xã hội mới không hề giảm đi mà còn mang một trọng trách nặng nề hơn, có tác động sâu rộng đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bởi lẽ, trong mọi lĩnh vực đều cần có thầy, người đào tạo, người huấn luyện chuyên nghiệp. Sự hướng dẫn của người thầy rất quan trọng, đó là những định hướng ban đầu và là cơ sở nối tiếp cho những bước tiến tiếp theo trong quá trình học tập và rèn luyện. Người học có thể tự học, nhưng cần có sự hướng dẫn thì việc học mới đạt hiệu quả cao. Sự hướng dẫn đó là những mắt xích trong cả chuỗi mắt xích giáo dục - đào tạo, chỉ cần một khâu, một mắt xích không phù hợp thì có thể làm hỏng cả chuỗi mắt xích. Sự đào tạo mang tính tiếp nối, kế thừa và phát triển nhưng ở từng khâu đều cần có sự tận tâm, tận tuỵ của người giáo viên, các khâu đều có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt như nhau, đều có tác động trực tiếp đến người học, ảnh hưởng gián tiếp đến sự phát triển của xã hội.

Cho dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào thì người thầy vẫn là biểu tượng của những chuẩn mực đạo đức, được xã hội trân trọng và tin cậy. Sự tận tâm, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm trong nghề nghiệp là những yếu tố cơ bản, đầu tiên, cần phải có ở mỗi giáo viên. Tinh thần lao động của người giáo viên không chỉ dừng lại ở tinh thần trách nhiệm mà cần có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề, phải có những trăn trở về nghề.

Ngoài ra, người giáo viên phải có ý thức học tập bằng nhiều hình thức để tự trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, mở rộng vốn kiến thức của bản thân. Nếu người giáo viên có đủ trình độ chuyên môn, trình độ kỹ năng nghề, khả năng hiểu biết thực tế, trình độ tin học, ngoại ngữ, năng lực sư phạm, khả năng nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phương pháp giảng dạy mới vào quá trình đào tạo nhưng đạo đức kém, thiếu nhân cách, lối sống không lành mạnh… thì cũng không mang lại đóng góp tích cực gì cho xã hội.

Ðể khuyến khích giáo viên yên tâm, say mê với nghề; nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, rèn luyện đạo đức phẩm chất, tác phong, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, Ðảng và Nhà nước ta có nhiều chế độ, chính sách nhằm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội./.

Bài và ảnh: Duy Tân

Video liên quan

Chủ Đề