Vì sao người ta che mặt người đã khuất yan.vn

07/01/2021, 11:58 GMT+07:00

Nằm trong số những hủ tục ghê rợn trên thế giới, minh hôn được nhắc đến rất nhiều lần, chỉ cần lên mạng tra chữ minh hôn hay vụ án minh hôn cũng sẽ đưa ra rất nhiều tài liệu về nghi lễ cổ xưa này.

Thậm chí ở hiện tại minh hôn vẫn còn đang tồn tại, nhưng với hình thức lén lút khiến các cơ quan chức năng đau đầu, bởi nó kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến con người và xã hội. Vậy minh hôn là gì, những vấn nạn mà minh hôn mang đến ra sao.


Minh hôn không ít lần được dựng lại thành phim của Trung Quốc - Ảnh minh họa

Minh hôn là gì?

Minh hôn là tập tục phổ biến từ thời phong kiến của Trung Quốc, minh hôn còn được gọi là âm hôn hay đám cưới ma, tức là đám cưới được tổ chức cho hai người đã khuất hoặc một người sống một người đã mất.

Người xưa cuồng tín cho rằng nếu chưa lập gia đình mà đã qua đời là một điều không hay, cộng với việc tin vào phong thủy mồ mả, theo họ những ngôi mộ cô độc sẽ làm ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đời sau. Thế nên họ có suy nghĩ để cho người đã khuất được yên nghỉ và người sống cũng được bình an thì phải làm minh hôn.

>> Bạn đã biết: Kinh hoàng hủ tục "đám cưới ma" khiến hai phụ nữ thiểu năng mất mạng

Nguồn gốc minh hôn

Theo một số tài liệu ghi lại thì âm hôn lần đầu tiên xuất hiện vào thời Tây Chu, nhưng không xác định rõ là vào năm nào. Tuy nhiên, theo một số điển tích cho hay, Tào Tháo có một người con trai tên là Tào Xung nhưng không may qua đời vào năm 13 tuổi, Tào Tháo vì thương con trai còn chưa lập gia đình mà đã đi xa, nên ông tìm đến nhà Chân thị cũng có cô con gái mất sớm, bàn bạc, cử hành "đám cưới ma" và chôn cất hai người cùng chỗ.


Minh hôn từ thời Tam Quốc đến tận khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời mới bị cấm - Ảnh minh họa

Kể từ đó minh hôn thịnh hành hơn và phát triển mạnh mẽ nhất vào thời nhà Tống. Đến năm 1949 phong tục này đã bị chính quyền Trung Quốc cấm tiệt, nhưng vẫn còn ở vài nơi xa xôi, đâu đó ở Trung Quốc vẫn âm thầm diễn ra.

Vì sao phải tổ chức Minh hôn?

Đối với phụ nữ

Người Trung Quốc quan niệm con gái không phải con mình, thế nên khi con gái của họ chết đi mà vẫn còn độc thân thì sẽ không có ai thờ phụng, thương con nên gia đình đó sẽ tìm đến người đã khuất khác cùng trường hợp để làm minh hôn và sau đó nhà trai sẽ lo việc nhang khói cho con gái mình.


Những cô gái trẻ chưa kết hôn, hay thi thể những cô gái trẻ đều có giá cao đối với hủ tục minh hôn - Ảnh chất minh họa

Cũng có trường hợp những cô gái đã qua tuổi kết hôn nhưng vẫn chưa ai rước, gia đình sợ người ta cười chê nên các cô gái như vậy phải chịu cưới một người đã khuất, rồi dọn qua bên nhà trai ở và đảm nhận vai trò như một người con dâu thực sự.

Đối với đàn ông

Phong tục xưa cho rằng những thanh niên trẻ qua đời đột ngột khi đã có hôn ước trước đó, thì gia đình phải tổ chức đám cưới ma, nếu không vong hồn của họ sẽ quấy phá gia đình.


Một vài hình ảnh âm hôn được chia sẻ trên mạng những năm về trước - Ảnh weibo

Một số nhà khác vì lý do muốn sở hữu tài sản nên cưới vợ cho con trai đã chết, khi cưới được vợ trên danh nghĩa, nhà chồng tìm một người cháu trai nhỏ tuổi để làm con nuôi của người đã chết nhằm kế thừa tài sản và lo hương khói tổ tiên.

>> Đừng bỏ lỡ: Bộ ảnh cưới ma đáng sợ gây sốt cộng đồng mạng

Minh hôn diễn ra như thế nào?

Ngày xưa, khi con của gia đình nào đó mất, họ sẽ tìm đến “bà mối ma” đầu tiên để đi dạm hỏi, cưới xin, rồi chọn ngày lành tháng tốt thực hiện nghi lễ âm hôn như một đám cưới bình thường, có cả người đến tham dự rồi cho tiền mừng, tặng quà,... bằng vàng mã, sau đó sẽ được đốt cùng với hình nhân của cô dâu chú rể.

Minh hôn kéo theo nhiều vấn nạn 

“Bà mối ma” chính là một nghề được "đẻ ra" từ minh hôn, có cầu sẽ có cung, khi những gia đình có người qua đời mong muốn tìm được gia đình khác cũng có hoàn cảnh tương tự để làm thủ tục âm hôn, thì những bà mai này đã xuất hiện và giúp tìm kiếm đối tượng.

Nhiều gia đình là gia tộc giàu có họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn có thể lên đến gần 30 nghìn USD [hơn 700 triệu VND] để mua cô dâu ma cho con trai đã khuất của mình, thế nên có không ít kẻ đã lợi dụng nhu cầu này mà săn xác, đào trộm mồ mả của nhà khác, để thực hiện việc kinh doanh chợ đen nhằm trục lợi.


Phong bì đỏ đánh rơi trên đường, nhiều người không biết dễ bị lừa - Ảnh Zhihu

Cho dù âm hôn là một hủ tục phạm pháp, nhưng không ít gia đình vẫn bất chấp thực hiện, những người phụ nữ chết trẻ thì giá lại càng cao, thậm chí còn có những kẻ tán tận lương tâm hại người khác để bán xác làm âm hôn. Hay lợi dụng người khác như việc bỏ một phong bì đựng tiền hoặc tóc của con họ, sau đó vờ đánh rơi ngoài đường và chờ cho ai đi ngang qua thấy tò mò nhặt lên, những người kia sẽ chạy ra bắt đền người nhặt được phong bì rồi ép họ chịu trách nhiệm và làm đám cưới với con mình.

Nhiều vụ án về tranh chấp, ăn chia tiền âm hôn cũng không ít, chia không đều thì đưa nhau đi kiện. Chính vì là tệ nạn có tính man rợ, cùng những tốn kém đi kèm nhiều hệ lụy mà chính phủ Trung Quốc đã cố gắng xóa bỏ hủ tục này.

>> Xem thêm: Ngỡ ngàng trước lễ cưới mà cô dâu không biết mình là nhân vật chính

Vừa rồi là những thông tin giải đáp hủ tục minh hôn là gì? Nguồn gốc, thủ tục, vấn nạn và vì sao làm minh hôn ra sao hy vọng bài viết giúp mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích, đừng quên theo dõi YAN để cập nhật những bài viết hay mỗi ngày nhé!

NHỮNG TẬP TỤC KỲ LẠ Ở TRUNG QUỐC:

- Huyền táng tức là treo quan tài trên núi.

- Tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc.

- Chia nhau quả lê là điều không nên.

- Người Hà Nhì Trung Quốc rất kính trọng chó.

- Không đội mũ màu xanh vì có liên quan đến câu chuyện bị cắm sừng.

- Không viết tên bằng bút màu đỏ, tặng phong bì đỏ tượng trưng cho điều may mắn.

Minh hôn là gì, Minh hôn ở Việt Nam, Minh hôn - Tiểu Nam Tỷ Tỷ, Minh Hôn - Hoa Quyển, minh hôn, minh hôn ở đâu, cô dâu ma, âm hôn

16/11/2018, 20:30 GMT+07:00

Không cần phải xem phim viễn tưởng để thấy người sống và người chết tương tác với nhau nữa. Giờ đây, sự phát triển vô cùng vô tận của công nghệ giúp bạn có thể thực hiện điều tương tự ở ngoài đời thực!

Marius Ursache, 41 tuổi, lớn lên ở Rumani, nơi anh học để trở thành một bác sĩ. Anh thành lập công ty thiết kế web của riêng mình trong khi ở trường y khoa, bắt đầu dấn thân vào công nghệ cũng từ khi đó. Ursache sau đó dốc sức phát triển thứ công nghệ giúp con người có thể trò chuyện với người chết bằng cách tạo ra một "bản sao kĩ thuật số" của người đã mất. 

Chân dung "cha đẻ" của Eternime.

Sự ra đời của Eternime

Công ty được thành lập vào năm 2014 và hy vọng sẽ làm cho mọi người bất tử bằng cách tạo ra một đại diện kỹ thuật số của con người sau khi họ chết. Dự án càng trở nên ý nghĩa hơn khi Ursache sau đó đánh mất người bạn thân nhất của mình trong một tai nạn xe hơi.

Anh liên tục theo dõi đoạn phim TEDx của bạn mình sau cái chết của anh ta. "Nó khiến tôi nhớ rằng người đó quan trọng như thế nào đối với tôi và tôi may mắn như thế nào khi có anh ấy trong cuộc sống của mình", anh nói.

Ursache hy vọng ứng dụng Eternime có thể giúp người dùng có cảm nhận tương tự anh khi có cơ hội trò chuyện với những người bạn đã khuất của mình. Hiện tại, Eternime hoạt động dựa trên ứng dụng thu thập dữ liệu. Nó tiến hành thu thập dữ liệu người dùng theo hai cách: tự động đồng bộ dữ liệu smartphone và hỏi bạn các câu hỏi thông qua chatbot.

Mục đích của Eternime là thu thập đủ dữ liệu về bạn để có thể tạo ra một chatbot, một "bản sao số" của bạn - nơi mà những người thân yêu của bạn có thể tương tác, trò chuyện với bạn sau khi bạn mất.

"Chúng tôi thu thập vị trí địa lý, chuyển động, hoạt động, dữ liệu ứng dụng y tế, dữ liệu giấc ngủ, ảnh, tin nhắn mà người dùng đưa vào ứng dụng. Chúng tôi cũng thu thập dữ liệu Facebook từ các nguồn bên ngoài", Ursache nói với Business Insider.

Tất cả những điều này được thực hiện, tất nhiên, với sự cho phép của người dùng. Bản demo nguyên mẫu của Eternime gần đây đã được trưng bày tại bảo tàng Victoria và Albert của London, cho thấy giao diện chính và cách nó tích lũy dữ liệu từ người dùng.

Ursache cũng bày tỏ rằng trong tương lai, anh hi vọng sẽ phát hành Eternime như một dịch vụ miễn phí với các tùy chọn tài khoản cao cấp, và sẽ không bao giờ chạy quảng cáo, chạy theo thương mại đối với Eternime. 

Theo trang web của Eternime, bản thử nghiệm beta đã có hơn 40.000 người đăng ký, nhưng cho đến nay chatbot chỉ có khoảng 40 người. Để tìm hiểu rõ hơn cách vận hành của nó, trang Business Insider đã tiến hành phỏng vấn một trong những đăng kí bản beta của Eternime, Claudiu Jojatu. 

"Tôi sử dụng nó mỗi ngày như quyển nhật kí. Tôi nhập rất nhiều dữ liệu hàng ngày của mình vào Eternime chẳng hạn như hôm nay làm gì, tâm trạng bây giờ như thế nào. Bên cạnh đó, tôi tiến hành đồng bộ hóa với tài khoản Facebook hình ảnh của mình từ điện thoại", Jojatu nói.

"Sau khi chết, kí ức của chúng ta biến mất. Và thật tuyệt khi biết rằng bạn thực sự có thể để lại một kí ức gì đó sau khi chết cho người còn sống, thông qua Eternime", ông nói.

Không phải lần đầu tiên công nghệ giúp người chết tiếp tục sống

Trước đây, Eugenia Kuyda đã tạo ra một chatbot của Roman Mazurenko vì quá nhớ người bạn thân quá cố của mình. Được biết, Roman đã qua đời trong một tai nạn.

Kuyda [trái] cùng người bạn Roman Mazurenko​.

"Roman là một người bạn thân và là một người đặc biệt," Kuyda nói với Business Insider. "Tôi muốn kể một câu chuyện về anh ấy và nói với anh ấy nhiều điều tôi chưa thể. Tôi tập hợp khoảng 10.000 tin nhắn và cùng với một kĩ sư AI xuất sắc trong nhóm của chúng tôi, Artem, chúng tôi đã tạo ra một chatbot để trò chuyện với người bạn quá cố."

Replika là tên mà Kuyda đặt cho ứng dụng của mình. Theo đó, bạn có thể tâm sự với một chatbot được hỗ trợ bởi AI để tìm hiểu và trò chuyện với người đã khuất. Hiện Replika có hơn 200.000 người dùng hàng tháng và đã huy động được 11 triệu đô la từ các nhà đầu tư. Ursache cũng nhận ra sự giống nhau giữa Replika với Eternime.

"Tôi nghĩ cả hai tương đồng về phương diện tiếp cận và suy nghĩ. Replika là đối thủ cạnh tranh đáng gớm nhất đối với chúng tôi", anh nói.

Song, việc xây dựng chatbot của người chết trên quy mô thương mại đặt ra vô số thách thức về kỹ thuật cũng như dấy lên những câu hỏi về mặt đạo đức

Có nên biến một người thành bất tử?

"Điều này đặc biệt đúng đối với những người lớn tuổi hoặc những người bị bệnh Alzheimer và các bệnh khác làm thay đổi cách họ hành động và nói chuyện rất nhiều. Bạn có muốn nói chuyện với ông nội của bạn ở độ tuổi 20? Hoặc ông nội bạn nhớ khi bạn còn nhỏ?", cô ấy nói.

Con người già đi, nhưng chatbot thì không. Bên cạnh đó, chatbot có thể vô tình tiết lộ thông tin người chết không muốn tiết lộ cho người thân của họ. Thế mới thấy, đây không phải là một vấn đề dễ dàng cả về mặt đạo đức lẫn kĩ thuật. Ursache nhận ra rằng đây rõ ràng là một thách thức mà Eternime sẽ phải vượt qua.

Nguy hiểm tiềm tàng từ "người bất tử"

Các thuật toán có thể tạo ra các hành động không thể đoán trước. Chỉ cần nhìn vào những gì đã xảy ra với Twitter chatbot của Microsoft là rõ - nó đã bị biến thành một kẻ phân biệt chủng tộc.

Chatbot của Microsoft gây tranh cãi vì phân biệt chủng tộc. Suy cho cùng, những thuật toán cũng không thể bắt chước hoàn toàn hành động của con người. 

Làm thế nào chúng ta có thể đảm bảo điều này không xảy ra với chatbot là bản sao của người chết? Một câu hỏi lớn khác được đặt cho Eternime là: liệu có thực sự tốt cho những người sống khi tương tác với một chiếc máy và làm ảnh hưởng đến cuộc sống ngoài đời thực không?

Đạo đức không chỉ là vấn đề duy nhất mà ứng dụng này phải đối mặt. Kĩ thuật cũng là yếu tố mà người ta phải cân nhắc về Eternime lẫn Replika. Theo đó, công nghệ hiện vẫn chưa đủ phát triển để tạo ra một chatbot AI hoàn toàn thay thế được một con người.

Ursache cũng thừa nhận những hậu quả không lường trước có thể xảy ra với người dùng Eternime được, chẳng hạn như những người tự cô lập mình trong thế giới thực vì trở nên quá phụ thuộc vào việc trò chuyện với chatbot. 

Xét cho cùng, Eternime sở hữu nhiều điểm độc đáo nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề. Câu hỏi liệu có nên tạo ra một bản sao hoàn toàn của người chết hay không đến giờ vẫn chưa được trả lời thỏa đáng, nhất là khi xét về phương diện đạo đức.

[Ảnh: Business Insider]

Video liên quan

Chủ Đề