Nguyên nhân dân đến nhà Lê suy yếu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng thảo luận với các CAO THỦ trên mọi miền tổ quốc. Hoàn toàn miễn phí!

* Nguyên nhân khiến nhà Lê sơ suy sụp: - Nhà Lê sơ được thành lập sau cuộc khởi nghĩa Lam Sơn oanh liệt lật đổ sự thống trị của nhà Minh đồng thời xây dựng quốc gia Đại Việt phát triển rực rỡ về mọi mặt trong một thế kỉ. - Đến đầu thế kỉ XVI, sau khi vua Lê Hiến Tông qua đời, nhà Lê suy sụp vì: +Các vua Lê Uy Mục, Lê Tương Dực không còn quan tâm đến triều chính, ăn chơi sa đọa. +Nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Quan lại địa phương mặc sức hoành hoành, sách nhiễu nhân dân, xây dựng những cơ sở cát cứ, tranh chấp quyền hành, chống lại chính quyền trung ương. * Chính quyền trung ương suy yếu, thế lực Mạc Đăng Dung mạnh, tiểm quyền vua Lê, thiết lập triều Mạc. Nước ta bị chia cắt trong các thế kỉ XVI - XVIII vì: +Sự khủng hoảng, suy yếu của triều Lê. +Triều Mạc được thiết lập [Bắc triều] +Một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim không chấp nhận chính quyền họ Mạc. +Lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc nổi dậy ở vùng Thanh Hóa, thành lập một nhà nước mới, gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.-> Đất nước ta bước vào thời kì bị chia cắt. Do mâu thuẫn, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến thống trị. - Sau cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều, nhà Mạc bị lật đổ. Nhưng sau khi Nguyễn Kim chết, trong nội bộ Nam triều lại xuất hiện mâu thuẫn. Con rể Nguyễn Kim là Trịnh Kiểm nắm binh quyền, tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. -Để thoát khỏi mưu đồ của anh rể, người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hoá, xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn ở phía nam, từng bước trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, tách khỏi sự lệ thuộc họ Trịnh ở Đàng Ngoài. Năm 1627, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

=> Đến năm 1672, không phân thắng bại, hai bên giảng hoà lấy sông Gianh [Quảng Bình] làm giới tuyến, đất nước bị chia cắt.

Vua quan ăn chơi xa xỉ. -Đầu thế kỷ XVI chính quyền phong kiến nhà Lê bắt đầu suy yếu, thoái hóa. Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy yếu đó ? Vua quan nhà Lê đầu thế kỷ XVI phần lớn xuất thân từ mua quan bán tước thiếu về năng lực nhân cách , chỉ lo ăn chơi xa xỉ, phung phí tiền của, nội bộ giai cấp thống trị mâu thuẩn ,tranh giành quyền lực làm cho chính quyền nhà Lê suy yếu . Lê Uy Mục ở ngôi từ năm 1505 đến năm 1509, là vị vua thứ 8 của nhà Hậu Lê. Ông được xem là một vị Hoàng đế tàn bạo và hoang dâm, chủ trương giết hại các tôn thất. I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ -XÃ HỘI : 1 . TRIỀU ĐÌNH NHÀ LÊ : Lê Uy Mục Đêm nào cũng cùng cung phi vui đùa uống rượu quá độ, khi rượu say thì giết cung phi... Dưới thời Lê Uy Mục ai là người nắm hết quyền bính? Là quý tộc ngoại. Còn giết hại công thần tôn thất nhà Lê. Sau đó Lê Uy Mục bị giết, Lê Tương Dực lên thay. “Nhưng Lê Tương Dực cũng tỏ ra hung ác không kém Lê Uy Mục. Bây giờ, nạn đói trầm trọng đang lan tràn nhiều nơi, Tương Dực vẫn huy động dân phu xây dựng nhiều cung điện tốn kém, phá đi làm lại nhiều lần. Quân lính, dân phu khổ sở vì lao dịch và bệnh tật, chết rất nhiều”… Ông bắt nhân dân xây Đại Điện và Cửu Trùng Đài to lớn, mãi mê ăn chơi trụy lạc “ Tướng hiếu dâm như tướng lợn” => Vua Lợn. Vậy ai là người làm loạn dưới triều Lê Tương Dực? tướng Trịnh Duy Sản. “Dưới triều Lê Tương Dực mọi quyền hành nằm trong tay Trịnh Duy Sản. Năm 1516 Duy Sản giết Lê Tương Dực lập Quang Trị mới 8 tuổi lên làm vua nhưng 3 ngày cũng bị Duy Sản giết chết. Sự chuyên quyền của Trịnh Duy Sản đã gây ra những phe phái mới do các tướng võ cầm đầu, tranh giành, đánh giết liên miên suốt hơn 10 năm”. Em có nhận xét gì về các vua Lê đầu TK XVI so với vua Lê Thánh Tông? Kém về năng lực và nhân cách  đẩy dân vào đời sống khổ cực – nhà Lê vào suy vong.

Làm cho đất nước suy vong , đời sống nhân dân khổ cực, nhân dân câm hận chính quyền phong kiến .Từ đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong xã hội , làm bùng nổ phong trào khởi nghĩa nông dân .

- Những biểu hiện về sự mục nát của vua, quan nhà Lê đầu thế kỉ XVI [liên hệ với bài 21, mục 1, nêu lên được những biểu hiện chính như vua, quan ăn chơi xa xỉ, nội bộ vương triển mâu thuẫn...].

Đề bài

Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền đã diễn ra như thế nào?

- Cuộc xung đột Nam - Bắc triều.

- Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào kiến thức bài 22 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Sự suy yếu của triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI:

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém. Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực.

- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

* Cuộc xung đột Nam - Bắc triều:

- Bước sang thế kỉ XVI, khi triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.

- Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều [nhà Mạc ở phía bắc].

- Cục diện Nam - Bắc triều hình thành.

=> Chiến tranh Nam - Bắc triều đã gây ra nhiều hậu quả: Làng mạc, gia đình li tán, người chết rất nhiều, hàng vạn người bắt đi lính, di phu. Sản xuất nông nghiệp đình trệ, mùa màng bị tàn phá,… Cùng với đó, chế độ binh dịch ngày càng đè nặng lên đời sống nhân dân.

* Cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền.

- Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam. Cũng từ đây, Nguyễn Hoàng bắt đầu xây dựng một thế lực riêng ở vùng đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Sau khi ông mất, con cháu đời sau nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" ở Đàng Trong để phân biệt với “chúa Trịnh” ở Đàng Ngoài.

=> Chiến tranh Trịnh - Nguyễn làm đất nước bị chia cắt thành hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài kéo dài suốt hai thế kỉ. Nhân dân hai miền li tán, đói khổ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

=> Những biểu hiện trên thể hiện sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 - Xem ngay

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau: - Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa. - Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. - Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. - Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. nguyen nhân quan trọng nhất ⟹ Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

nguyên nhân:đầu tk 16,lê sơ khủng hoảng và suy yếu như sau:

- Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.

- Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất.

- Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.

- Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

 -hậu quả:Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

k cần vote hay cảm ơn,chỉ cần câu trả lời hay nhất,có qua có loại mới toại lòng nhau nha bạn,mong giúp lại cho

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề