Truyền thống 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của llvt tỉnh hà nam

14:40, 05/05/2022

BHG - Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền quá trình 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Lực lượng vũ trang [LLVT] Hà Giang, phát huy truyền thống “Trung thành, Đoàn kết, Kiên cường, Chiến thắng” của LLVT tỉnh, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh; từ số này, Báo Hà Giang đăng những nội dung chính theo đề cương tuyên truyền của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

Sau khi ra đời, Đảng đã cử những đảng viên đến Hà Giang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạng. Các cơ sở cách mạng nhen nhóm ở đâu, tổ chức ngay các đội du kích, tự vệ ở đó để bảo vệ và làm nòng cốt tuyên truyền, vận động phát triển phong trào cách mạng. Cuối năm 1939, đồng chí Phạm Trung Ngũ, đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương từ Hòa An, tỉnh Cao Bằng được phân công tới thôn Linh, xã Bằng Hành, huyện Bắc Quang xây dựng cơ sở cách mạng. Cùng thời gian này, thực dân Pháp tăng cường khủng bố các chiến sĩ cách mạng trong cả nước, nhiều người con ưu tú của Đảng, của dân tộc bị đầy ải gông tù. Thị xã miền núi biên giới Hà Giang chứng kiến nhiều đoàn tù chính trị bị giam giữ ở “Căng Bắc Mê”. Chính tại đây, hoạt động cách mạng của các đảng viên ở “Căng Bắc Mê” đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân dân các dân tộc quanh vùng.

Tháng 2.1943, một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Bàn Hồng Tiến, Khải Hiệp phụ trách được Xứ ủy Bắc Kỳ cử lên Khuổi Nghè, Hùng Nỗ [Hùng An - Bắc Quang ngày nay], xây dựng cơ sở cách mạng. Đội tự vệ vũ trang được thành lập gồm 22 người do đồng chí Thái chỉ huy có nhiệm vụ bảo vệ cơ sở cách mạng và tuyên truyền phát triển phong trào sang các vùng lân cận. Đây là lực lượng vũ trang cách mạng được hình thành đầu tiên ở Hà Giang.

Ở Châu Vị Xuyên, vào những năm 1942 - 1943, phong trào cách mạng ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn phát triển mạnh đã ảnh hưởng đến các xã thuộc tiểu khu Bắc Mê. Tháng 9.1943, một số cán bộ Việt Minh do đồng chí Hồng Tụ và Tô Vũ phụ trách đã về Thôm Toòng [một bản người Dao thuộc xã Đường Âm]. Tất cả đồng bào ở bản này đều gia nhập hội cứu quốc, 24 thanh niên đã xung phong vào đội tự vệ để bảo vệ phong trào, cung cấp tin tức, làm liên lạc, tuyên truyền nhân dân ủng hộ Việt Minh, trở thành chỗ dựa cho tuyên truyền phát triển phong trào.

Thực hiện nghị quyết lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ và Liên Tỉnh ủy Cao-Bắc-Lạng, nhiều cán bộ Việt Minh từ Cao Bằng sang vận động, xây dựng phong trào cách mạng ở Hà Giang để khai thông đường liên lạc “Tây tiến” nối Cao Bằng - Bắc Kạn - Hà Giang - Vân Nam [Trung Quốc] để đón cán bộ từ nước ngoài về và chuyển vũ khí về nước. Giữa năm 1944, đồng chí Đặng Việt Hưng, Hồng Đào được Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng cử tới củng cố và gây dựng cơ sở tại Ngọc Long, Du Già, Lũng Hồ, Đường Thượng..., lấy Đường Thượng [Yên Minh] làm căn cứ, đồng thời tổ chức đội du kích gồm 14 chiến sĩ.

Những đội du kích, tự vệ cứu quốc ở Hùng Nỗ [Hùng An - Bắc Quang], ở Đường Âm [Bắc Mê], ở Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng [Yên Minh] là tiền đề đầu tiên cho sự ra đời của lực lượng vũ trang [LLVT] Hà Giang sau này. Nhiệm vụ chính của du kích, tự vệ cứu quốc lúc này là bảo vệ các cơ sở cách mạng, tuyên truyền vận động nhân dân và tầng lớp trên [Thổ ty, Bang tá, Tổng giáp, Mã phài] ra nhập Mặt trận Việt Minh, phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới đánh đuổi Nhật, Pháp, giành chính quyền về tay nhân dân.

Khi Nhật đảo chính Pháp [9.3.1945], mặc dù không nắm được chỉ thị của trên, cán bộ Việt Minh và đội vũ trang tuyên truyền ở Tiểu khu Bắc Mê đã nắm thời cơ hạ đồn Bắc Mê ngày 28.3.1945, bắt 40 lính khố xanh, thu 40 súng, giải phóng Tiểu khu Bắc Mê. Sự kiện này đánh dấu bắt đầu gần 300 ngày đấu tranh giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Đầu năm 1945, khu căn cứ du kích Đường Thượng được củng cố, mở rộng, cả khu vực Yên Minh, Quản Bạ, Bắc Mê hình thành một vùng phong trào cách mạng với hàng vạn quần chúng được giác ngộ. Các tiểu đội du kích phát triển thành các trung đội, đại đội du kích kháng Nhật, có thể huy động được hàng trăm người lúc cần thiết. Từ tháng 4 đến tháng 6.1945, phong trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh ở khắp nơi, điển hình là trận phục kích ở cầu Tráng Kìm của gần 300 du kích các xã Tráng Kìm, Đông Hà, Cán Tỷ diễn ra suốt đêm 30.4, ngày 1.5.1945, làm hàng chục sĩ quan, binh lính Nhật chết và bị thương.

Ở phía Nam Hà Giang, thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 1.6.1945, các đồng chí Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long, Lĩnh Thành cùng đội vũ trang tuyên truyền 54 chiến sĩ tiến lên Bắc Quang xây dựng phong trào cách mạng. Nhân dân tổng Bằng Hành đã cử người đi đón cán bộ chiến sĩ về địa phương. Tại đây, Ủy ban mặt trận Việt Minh và đội tự vệ các xã và tổng Bằng Hành được thành lập đặt căn cứ tại “Trọng Con”, các xã của tổng được đặt tên mới. Lực lượng du kích tự vệ tổng Bằng Hành có 150 đội viên được tổ chức học tập chính trị, huấn luyện quân sự, trang bị vũ khí để bảo vệ phong trào.

Cách mạng tháng 8.1945 diễn ra trong cả nước, ở Hà Giang tổ chức Việt Minh và tự vệ cứu quốc do nhiều lí do không nắm được tình hình đã bỏ lỡ thời cơ giành chính quyền. Sau đó, ta đã tăng cường phát triển lực lượng, vừa dùng áp lực quân sự, vừa tiến hành vận động cách mạng kết hợp với binh, địch vận. Lực lượng cách mạng giành được chính quyền ở tỉnh bằng một loạt trận thắng: Giải phóng đồn Bắc Quang và Trinh Tường [ngày 4 và 5.11.1945]; giải phóng huyện Hoàng Su Phì [ngày 13.11.1945]; hạ đồn Quản Bạ và Bạch Đích [Yên Minh] [ngày 21.11.1945]; tiêu diệt Quốc dân đảng, giải phóng thị xã Hà Giang [ngày 8.12.1945]; châu Đồng Văn được giải phóng bằng quá trình thu phục Thổ ty.

Như vậy, cuộc đấu tranh gian khổ giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Giang bắt đầu từ sự kiện giải phóng đồn Bắc Mê ngày 28.3.1945 đã kết thúc thắng lợi ngày 8.12.1945. Sau gần 300 ngày liên tục đấu tranh bền bỉ, quân dân Hà Giang đã đập tan sự thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, kết thúc chế độ phong kiến, hàng nghìn năm đè nén áp bức nhân dân ta.

Hình thành từ những đội du kích, tự vệ cứu quốc đầu tiên ở Hùng An [Bắc Quang], ở Đường Âm [Bắc Mê], ở Ngọc Long, Du Già, Đường Thượng [Yên Minh], LLVT Hà Giang đã phát triển rất nhanh, thành đội quân tuyên truyền xung kích trong cuộc vận động cách mạng giành chính quyền, đội quân chiến đấu và công tác trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Mỗi bước trưởng thành của sự nghiệp cách mạng ở Hà Giang 75 năm qua đều gắn liền với những chiến công vẻ vang của LLVT địa phương.

Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ngày 19.2.1947, hướng dẫn số 44/HD ngày 17.3.1947 của Bộ Tư lệnh Liên khu 10, ngày 10.5.1947, Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Hà Giang quyết định thành lập Tỉnh đội bộ dân quân do đồng chí Phạm Đức Hóa làm Tỉnh đội trưởng. Tỉnh đội bộ lúc đầu chỉ có 06 cán bộ với chức năng chủ yếu là tổ chức, hướng dẫn dân quân du kích hoạt động; Bộ đội cảnh vệ tỉnh vẫn do Tỉnh ủy, Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy. Tháng 6.1949, thực hiện Sắc lệnh về thành lập Bộ đội địa phương [BĐĐP] của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội cảnh vệ tỉnh đổi thành bộ đội địa phương. Cũng từ đây, Tỉnh đội bộ được kiện toàn với đủ các phòng, ban gọi là Tỉnh đội và trực tiếp đảm nhận vai trò lãnh đạo, chỉ huy Bộ đội địa phương [BĐĐP] và Dân quân tự vệ [DQTV]. Tháng 6.1970, Đảng ủy Tỉnh đội được thành lập; từ ngày 12.10.1971, Tỉnh đội Hà Giang được gọi là Bộ CHQS tỉnh, Huyện đội được gọi là Ban CHQS huyện, Xã đội được gọi là Ban CHQS xã...

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, địa bàn Hà Giang có vị trí chiến lược trọng yếu, bảo vệ hướng quan trọng của căn cứ địa Việt Bắc, giữ thông đường liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Trung Quốc và các nước XHCN. Thực dân Pháp và phản động tay sai luôn tìm mọi cách tiêu diệt chính quyền cách mạng và LLVT còn non trẻ, để lập lại chế độ Thổ ty, Bang tá phong kiến, nhằm thực hiện âm mưu ‘’Khép kín biên giới’’, lập “Xứ Nùng tự trị”‘ ở Hoàng Su Phì.

Trong giai đoạn này LLVT Hà Giang có 2 tiểu đoàn bộ binh là tiểu đoàn 529 và tiểu đoàn 530; 3 đại đội bộ binh ở các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Hoàng Su Phì; lực lượng dân quân du kích phát triển không ngừng, đến năm 1952 có tới 12.000 người. Trong giai đoạn 1949-1954, tiểu đoàn 529 đánh 500 trận; tiểu đoàn 530 và các đại đội của các huyện đều lập chiến công xuất sắc sau lưng địch. Riêng tiểu đoàn 530, khi tiếng súng của chiến dịch tiễu phỉ “Đông - Tây tập đoàn” chưa dứt, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Chiến công [năm 1952].

[Còn nữa]

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống “Lực lượng vũ trang [LLVT] tỉnh Hà Nam - 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” đã thu hút đông đảo cán bộ, chiến sĩ [CBCS] LLVT và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia. Cuộc thi đã khép lại, song ý nghĩa của cuộc thi còn lan tỏa sâu đậm trong toàn thể CBCS LLVT và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. 

Theo ghi nhận sau hơn 3 tháng phát động, cuộc thi đã thu nhận được 33.954 bài dự thi của CBCS LLVT và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt có đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh ở các trường THCS, THPT tham gia dự thi. Các bài dự thi cơ bản đáp ứng yêu cầu ban tổ chức đặt ra, trong đó có nhiều bài dự thi chất lượng rất tốt, đầu tư khá công phu từ hình thức trình bày tới nội dung tác phẩm. Điều đó cho thấy sự nghiêm túc trong nghiên cứu lịch sử, sưu tầm những hình ảnh, tư liệu để thể hiện một cách toàn diện hoạt động của LLVT tỉnh qua các thời kỳ, những chiến công vang dội của LLVT tỉnh từ những ngày đầu thành lập. 

Trao đổi về kết quả cuộc thi, Thượng tá Bùi Văn Lưu, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự [CHQS] tỉnh cho rằng: Cuộc thi tìm hiểu về truyền thống LLVT tỉnh có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với CBCS các cơ quan, đơn vị cũng như các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đây là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng quê hương, truyền thống chiến đấu anh dũng của LLVT tỉnh qua các thời kỳ. Qua đó bồi đắp cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống cách mạng của quê hương, từ đó xây dựng động cơ phấn đấu học tập, công tác, tiếp bước cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới. 

Ban tổ chức trao giải cho các tập thể, cá nhân đạt giải tại cuộc thi Tìm hiểu truyền thống “LLVT tỉnh Hà Nam - 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”.

Trong số hàng chục nghìn bài dự thi có nhiều bài để lại dấu ấn sâu đậm. Đó là bài dự thi của Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên Ban Tuyên huấn [Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh]. Tác phẩm dự thi của chị đã xuất sắc giành giải Nhất bởi nguồn tư liệu hết sức phong phú, được trình bày rất công phu, bắt mắt. Hay đó là bài dự thi của cô giáo Lê Thị Thúy Hà [giáo viên Trường THCS thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân], cô giáo Mai Thị Phượng [giáo viên Trường THCS Trần Phú, Phường Minh Khai, TP Phủ Lý]; em Hà Mai Thủy [học sinh lớp 6D, Trường THCS thị trấn Vĩnh Trụ, Lý Nhân]; Thiếu tá Phạm Hải Hà, Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 151 và nhóm tác giả: Thượng úy Bùi Phương Thảo, Đại úy Trần Thị Thanh Nga, Thượng úy Bùi Thị Bích Ngọc [Phòng Công tác Đảng, Công tác Chính trị Công an tỉnh Hà Nam]…

Các bài dự thi đầu tư khá công phu, in bìa cứng với số lượng hàng trăm trang khổ A4 trong đó truyền tải rất nhiều hình ảnh, tư liệu quý về quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các thế hệ CBCS LLVT tỉnh.

Chia sẻ về quá trình hoàn thiện tác phẩm dự thi của mình, Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên Ban Tuyên huấn, Phòng Chính trị Bộ CHQS tỉnh cho biết: Xuất phát từ tình cảm của một quân nhân đã từng mấy chục năm công tác trong ngành quân đội, từ những điều tôi học và cảm nhận được hằng ngày cộng với các nguồn tư liệu quý đã giúp tôi có cái nhìn khái quát về những chiến công vang dội của LLVT tỉnh trong suốt chiều dài lịch sử 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Để hoàn thành tác phẩm dự thi, tôi đã đầu tư khá nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, sưu tầm, thể hiện bài viết bằng tất cả sự hiểu biết của mình về truyền thống của LLVT tỉnh. Tôi nghĩ rằng, lớp thế hệ CBCS trẻ hôm nay thật may mắn được sống, làm việc trong một môi trường giàu truyền thống cách mạng. Chúng tôi luôn tự hào về những thành tựu mà bao thế hệ cha ông đã dày công xây dựng. Hy vọng rằng, qua cuộc thi tìm hiểu này sẽ lan tỏa sâu rộng hơn nữa tới toàn thể CBCS cũng như các tầng lớp nhân dân về truyền thống cách mạng của quê hương, truyền thống đấu tranh anh dũng của LLVT tỉnh trong suốt 75 năm qua đã góp phần bảo vệ vững chắc Tổ  quốc, quê hương. Từ đó thêm yêu Tổ quốc, yêu quê hương và nỗ lực hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Với cô Mai Thị Phượng, giáo viên Trường THCS Trần Phú [TP Phủ Lý] cho rằng: Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “LLVT tỉnh Hà Nam - 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” được nhà trường phát động tới 100% cán bộ giáo viên, học sinh tham gia. Dù thời gian qua thầy và trò phải xoay vần với dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, dịch xâm nhập vào trường học khiến việc dạy và học ở trường khá vất vả, nhưng với sự động viên của nhà trường, nhiều giáo viên và học sinh của trường đã tham gia và đạt giải ở các cấp. Qua cuộc thi tìm hiểu đã giúp cho cán bộ, giáo viên và đông đảo học sinh có điều kiện để nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi và hiểu biết hơn về truyền thống dân tộc, truyền thống Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng, truyền thống quê hương Hà Nam và truyền thống LLVT tỉnh nói riêng. Thông qua cuộc thi góp phần thiết thực giáo dục truyền thống, nâng cao nhận thức của học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng đối với việc học môn lịch sử trong nhà trường. 

Có thể thấy, cuộc thi tìm hiểu truyền thống “LLVT tỉnh Hà Nam - 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” đã kết thúc, nhưng ý nghĩa thiết thực từ cuộc thi còn lan tỏa sâu rộng, góp phần tuyên truyền, giáo dục cho CBCS LLVT và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh về truyền thống LLVT tỉnh qua 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành. Từ đó nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả mà cha ông để lại, góp sức xây dựng quê hương Hà Nam ngày càng đổi mới, xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề