Nguyễn quý đức là ai

Từ đường họ Nguyễn Quý xây năm 1721. Thờ: 3 cha con, ông cháu tể tướng Nguyễn Quý Đức, thành hoàng làng. Xếp hạng: Di tích thành phố. Địa chỉ: xóm Đình, XQX4+4M Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hanoi, Vietnam. Toạ độ: 20°59’53"N 105°45’24"E. Cách Hồ Gươm: 15km về phía tây-nam. Bus lân cận: gần ngã ba Đại Mỗ - Tây Mỗ [xe 57, 89]

Cổng từ đường họ Nguyễn Quý. Photo NCCong ©2015

Từ đường họ Nguyễn Quý được xây vào năm 1721, ngày nay vẫn còn ở Đại Mỗ và đã xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa. Trong thờ Tam đại vương gồm Nguyễn Quý Đức và con trưởng Nguyễn Quý Ân đỗ tiến sĩ, cháu nội Nguyễn Quý Kính đỗ hương cống. Trải 3 đời họ đã liên tiếp giữ những chức vụ trọng yếu trong triều đình cuối thời Lê—Trịnh. Khi mất, ba vị đều được phong phúc thần và thờ làm thành hoàng làng.

Nguyễn Quý Đức thuộc đời thứ 5 của dòng họ này. Ông sinh năm 1648, mất 1720, húy là Tộ, hiệu Đường Hiên. 16 tuổi đỗ hương cống, 23 tuổi làm Thị nội văn chương, 29 tuổi đỗ Thám hoa [không có Trạng nguyên, Bảng nhãn]. Từng được bổ nhiệm chức Thiêm đô ngự sử, làm chánh sứ sang Trung Quốc [1690], rồi làm Tả thị lang Bộ Lại. Khoảng năm Chính Hòa thứ 18 [1697], ông được đề cử cùng Lê Hy Toản xem xét và sửa bộ sử cũ, viết tiếp bộ Đại Việt sử ký tục biên, bao gồm lịch sử 13 năm từ đời Lê Huyền Tông [1663—1671] đến đời Lê Gia Tông [1672—1675].

Sân từ đường họ Nguyễn Quý. Photo NCCong ©2015

Năm 1708, Nguyễn Quý Đức được thăng Thượng thư bộ Binh. Trong suốt 10 năm giữ chức Tham tụng [Tể tướng], ông cấm đoán mọi việc phiền hà, khoan hồng đối với người trốn thuế và thiếu thuế, bớt tạp dịch, giúp nhà nông. Năm 1714 cùng Đặng Đình Tướng thăng Thiếu phó. Năm 1716, làm Thượng thư bộ Lại, tước Liêm Quận công.

Ở tuổi 72, Nguyễn Quý Đức về hưu sau 3 lần xin cáo quan, chúa Trịnh Cương ban 4 chữ “Thái sơn Bắc đẩu”, gia phong hàm Thái phó Quốc lão, vẫn cho tham dự chính sự, lại ban 2 bài thơ tiễn, cấp cho xe ngựa và ruộng lộc.

Mùa gặt ở từ đường họ Nguyễn Quý. Panorama NCCong ©2015

Trong 10 năm quản lý Quốc Tử Giám, ông đã viết sớ xin trùng tu, rồi lập và đặt tại Văn Miếu 21 bia tiến sĩ từ khoa Bính Thân [1656] đến khoa Ất Mão [1715]. Sinh thời, ông đã dành 10 mẫu ruộng được triều đình ban để tặng dân làng và trích 4 mẫu xây chợ Khánh Nguyên [chợ Mỗ] và Lạc Thọ đình. Ông cũng góp tiền bắc cầu Thiên Khánh qua sông Nhuệ và mở rộng con đường đến làng Cót. Ông còn góp tiền dựng lại và soạn bài minh khắc trên chuông đồng, khánh đá ở ngôi chùa cổ Trùng Quang Tự.

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Ông là người khoan hậu trầm tĩnh. Ngày thường, thù tiếp ai thì dễ dàng vui vẻ. Khi bàn luận trước mặt chúa, việc gì chưa thỏa đáng, ông có giữ ý kiến mình, bàn đến ba, bốn lần không ai ngăn được. Ông làm văn không cần trau chuốt mà ý sâu. Triều đình có chế tác gì lớn phần lớn do tay ông thảo. Ông làm tể tướng 10 năm, về chính sự chuộng khoan hậu, đám hậu tiến phần nhiều do ông cất nhắc. Việc sửa sang hậu cung, dựng bia tiến sĩ đều mình ông trông coi cho đến lúc xong. Bàn đến ông thì ai cũng khen”.

Tiền tế của từ đường họ Nguyễn Quý. Photo NCCong ©2015

Kiến trúc

Nhà thờ họ Nguyễn Quý nhìn về hướng nam qua nghi môn và bình phong, trước mặt có 4 cây muỗm già trồng ở 4 góc ao bán nguyệt. Năm 2013, 4 cây này được Hội Bảo vệ tài nguyên và môi trường Việt Nam công nhận là “Cây Di sản Việt Nam”. Từ đường 7 gian, gồm 2 nếp nhà xây song song theo hình “chữ Nhị”.

Dọc theo sân trước có 2 cửa ngách và 2 dãy nhà 5 gian. Trong tả mạc có 3 tấm bia đá mang niên đại cuối thời Lê, ghi công đức các cụ Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Quý Ân và Nguyễn Quý Kính. Trong hậu cung đặt các ngai thờ, lại có một ống bằng gỗ treo ở bên cạnh để đựng tranh thờ, chỉ vào ngày giỗ mới mở ra để hành lễ. Riêng cụ Nguyễn Quý Ân do mất sớm nên không có tranh thờ.

Trong từ đường họ Nguyễn Quý. Photo NCCong ©2015

Di sản

Hiện trong nhà thờ họ còn lưu lại bức vẽ Nguyễn Quý Đức dáng người cao lớn, hiền hậu nhưng y phục như một người dân thôn quê bình dị, không đội mũ cánh chuồn, áo chầu vắt ở bên cạnh. Hàng năm các hậu duệ dòng họ Nguyễn Quý tổ chức lễ Xuân tế vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Rằm tháng Hai vào ngày hội đình, dân ba làng An Thái, Phú Thứ và Huyền Phố thường đến nhà thờ này làm lễ tạ ơn, sau đó tham gia nhiều trò chơi dân gian truyền thống, hấp dẫn nhất là trò kéo lửa thổi xôi.

Bản đồ trực tuyến

Di tích lân cận

Page 2

Đền Phạm Thái uý xây năm 1035, sau thành đình làng Lương Sử. Thờ: Thái uý Phạm Cự Lượng, thần núi Cao ... Xem thêm

30 năm kể từ ngày rời Đà Lạt đến Mỹ, nhà báo Nguyễn Quí Đức trở về sinh sống tại Hà Nội. Trong suốt những năm tháng xa nhà, tác phẩm của ông vẫn luôn hướng về cội nguồn, về châu Á và cuộc sống của những người kiều bào xa quê.

Ở vai trò biên tập viên radio, Nguyễn Quí Đức được trao giải Citation of Excellence của Câu lạc bộ Báo chí ở nước ngoài cho các báo cáo của ông về Việt Nam cho NPR năm 1989. Ngoài ra, ông còn là phát thành viên của Thời báo Thái Bình Dương, chương trình quốc gia chuyên bàn luận về các vấn đề liên quan đến châu Á và kiều bào tại Mỹ.

Đồng thời, Nguyễn Quí Đức còn là tác giả của các tuyển tập thơ, tiểu luận, và truyện ngắn – tất cả đều xoay quanh trải nghiệm và quan sát của một người con gốc Việt xa quê. Với những thành tựu nổi bật trong sự nghiệp làm báo của mình, tên tuổi của ông được vinh danh trên những tờ báo uy tín như The New York Times và San Francisco Examiner.

Hiện tại, người đàn ông sinh năm 1958 này vẫn tiếp tục hành trình khai phá những chân trời mới. Ông hiện là chủ sở hữu và vận hành nhà hàng sushi Tadioto, tiệm mì ramen Moto-San Uber tại Hà Nội và một chi nhánh khác tại Hội An.

Cùng Vietcetera trò chuyện với ông để có cái nhìn gần gũi hơn về cuộc đời của một người kể chuyện, một người sáng tạo, và đồng thời cũng là một người làm kinh doanh.

Đến thời điểm hiện tại, không những sở hữu Tadioto và Moto-San Uber, ông vẫn tiếp tục sáng tác và biên tập chương trình radio. Điều gì đã tạo cảm hứng để ông có thể đảm đương từng ấy vai trò?

Tôi là người tham lam đến độ phi lý. Nhưng có điều là tôi chưa bao giờ cố làm tất cả cùng lúc. Sự nghiệp của tôi bắt đầu với nghề báo, rồi chuyển sang radio trong suốt những năm tháng sinh sống tại London và San Francisco. Thời gian rảnh tôi còn thích viết lách – cả tiểu thuyết hư cấu lẫn phi hư cấu.

Chuyện kinh doanh là mới sau này, khi tôi chuyển về Việt Nam. Một phần là để duy trì visa làm việc vì không xin được visa cho phóng viên. Một phần là do tôi muốn thử sức mình trong lĩnh vực kinh doanh tại Hà Nội. Thành thật mà nói, kinh doanh không phải chuyện giỡn chơi, đôi lúc căng thẳng tột độ, may sao tôi vẫn đủ sức để trụ lại.

Nhìn lại, quyết định mở nhà hàng như là để thỏa mãn cái khao khát được xây dựng một thứ gì đó luôn tiềm ẩn trong tôi. Xây gì cũng được, cửa hàng, phòng triển lãm, quán bar,… hay thậm chí là cái quầy bán mì trong một không gian chỉ có một mét rưỡi chiều sâu cũng không sao.

Thú thật, cứ nhìn vào ví tôi là bạn sẽ biết ngay tôi chả giỏi kinh doanh gì đâu. Nhưng tôi biết ơn những người đã chịu làm với mình chỉ vì họ tin vào đam mê và cái tính để ý từng li từng tí của tôi.

Tôi cứng đầu lắm, nhưng sau ngần ấy năm cuộc đời, tôi cũng giỏi chấp nhận thất bại nữa. Khi thất bại, chúng ta hãy nên chấp nhận nó và cứ thế mà tiếp tục thôi – tôi đã làm thế cả đời mình, từ những ngày bé thơ không có bố, chứng kiến cảnh mẹ vừa vất vả nuôi con vừa làm công tác giáo dục cộng đồng, rồi lớn lên một chút là tự mình đi định cư.

Điều gì đã thôi thúc ông trở về sinh sống tại Việt Nam từ năm 2006 vậy?

Rời quê hương khi mới lên 17, tôi chưa bao giờ cảm thấy trọn vẹn. Tôi không thích nước Mỹ nhiều đâu, nhưng tôi quý những cơ hội, những bài học mà đất nước này đã mang lại cho mình. Tôi muốn chăm sóc cho mẹ, nhưng mà ở Mỹ thì khó quá, ở Việt Nam thuận tiện hơn nhiều.

Mấy năm gần đây tôi quen biết nhiều người hơn, cuộc sống ở Việt Nam cũng vì thế mà thoải mái hơn. Ở đây tôi làm được biết bao nhiêu là thứ. Có thể sự khác biệt văn hóa khiến cuộc sống người ta khó khăn, nhưng giờ đây đất nước đã thay đổi, và tôi cũng thay đổi.

Tôi yêu Việt Nam bởi cái sự hỗn độn ở đây, nó thúc đẩy tôi suy nghĩ đột phá và dám làm những điều không theo quy cũ. Tôi đam mê thật, nhưng không dám tự nhận mình là người sống có quy tắc. Mà xã hội Việt Nam thì lại chẳng nề hà chuyện ấy.

Vậy còn nghề báo, ông nghĩ cái duyên làm nghề của mình xuất phát từ đâu?

Ngày còn trẻ tôi muốn làm nhiều thứ lắm, nhưng những ngày đầu đặt chân đến Mỹ, tôi đọc nhiều và tiếp xúc nhiều với dân nhập cư, Do Thái, Ý, và châu Á. Họ khiến tôi muốn kể về cộng đồng nhập cư ở đây.

Bố mẹ trao tôi cái vinh dự được học tiếng Pháp, tiếng Anh từ ngày còn bé. Lớn lên, theo lẽ tự nhiên, tôi biết mình có trách nhiệm phải lên tiếng. Tôi đã gặp rất nhiều người cho rằng để người nhập cư, người tị nạn được lên tiếng là điều quan trọng. Làm việc trong ngành báo chí cho tôi thấy nhiều cơ hội hơn nữa. Một trong số đó là có cơ hội đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều mảnh đời thú vị. Người làm báo có cái đặc quyền là được tiếp cận, học hỏi và tường thuật về những mảnh đời ấy.

Chuyện làm radio nghe có vẻ phi lý, vì tiếng Anh nào phải ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi. Vậy mà người ta vẫn để tôi làm, cho tôi cơ hội để được kể chuyện trên đài, tôi biết ơn những người ấy lắm.

Tôi bắt đầu những buổi phát thanh tiếng Việt tại trường ở San Francisco, rồi sau đó chuyển đến Indonesia làm việc với dân tị nạn. Tiếp đến là ba năm làm việc ở BBC, rồi chuyển về San Francisco tiếp tục làm công tác báo đài cũng như tường thuật, báo cáo cho đài National Public Radio. Trong thời gian đó, tôi cũng tranh thủ viết cho vài tờ báo, hoặc viết, dịch, và xuất bản ấn phẩm, thơ và báo.

Tôi tập trung viết về nghệ thuật là chủ yếu, nhất là nghệ thuật Châu Á. Tôi đã gặp những cây bút và nghệ sĩ trong khu vực – cụ thể là Việt Nam – và bắt đầu viết về những triển lãm của họ. Lúc đó lời văn không còn gói gọn trong khuôn khổ báo chí nữa mà đã trở thành kể chuyện. Tôi còn biết thêm sách, làm dự án truyền hình, phim và kịch nghệ. Trong sáu năm sống ở Mỹ, tôi cũng đã chủ trì và sản xuất một chương trình quốc gia về Châu Á và những vấn đề mà kiều bào hay gặp phải.

Bây giờ, tôi căn bản là đã nghỉ hưu rồi, thế nhưng vẫn thi thoảng vẫn hứng thú viết bài cộng tác với một số tòa soạn đó đây.

Vậy đâu là bài báo quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông?

Có lẽ đó là bài bình tôi làm cho Đài phát thanh truyền hình Quốc gia [National Public Radio] vào năm 1989 về chuyến trở về quê hương lần đầu của tôi, bắt đầu khám phá lại đất nước và tìm hiểu về cuộc sống đương thời. Lúc đó tôi rất vui vì được viết bài bình cho Đài cũng như có thể đưa góc nhìn của bản thân về con người, về sắc tộc, về dân nhập cư, cũng như thể hiện góc nhìn bằng cái nhạy rất Á châu của mình.

Ông có thể kể cho chúng tôi nghe nhiều hơn về cuốn sách “Nơi tro tàn: Odyssey của một gia đình Việt Nam” được không? Cảm hứng đằng sau quyển sách này là gì?

Mỗi gia đình Việt đều có một câu chuyện. Sự đổi thay trong thế kỷ 20 rõ ràng là một thử thách lớn cho người dân, gia đình tôi cũng nằm trong cơn hỗn loạn này. Đây chính là câu chuyện của gia đình tôi, và cũng chính là một khoảnh khắc của lịch sử Việt Nam. Tôi mừng là mình có cơ hội chia sẻ câu chuyện này với mọi người nhưng lẽ ra mình có thể viết tốt hơn và sáng tạo hơn.

Được biết là ngoài công việc viết, ông cũng đã làm một bộ phim tài liệu tên là Đêm Thượng Hải [Shanghai Nights], giành giải Edward R.Murrow trong hạng mục Phim truyền hình tài liệu. Ông có thể giải thích thêm về chủ đề bộ phim và ông mong đợi khán giả của mình sẽ cảm nhận gì qua nó được không?

Tôi đã rất may mắn khi được giới thiệu đến nhà văn Mian Mian. Bà đã viết một quyển sách tuyệt vời về tình dục, thuốc phiện và nhạc rock ở Trung Quốc. Nó là một câu chuyện về sự bất lực và cô đơn của một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc.

Các biên tập viên ở Frontline cho tôi cơ hội để được sáng tác một tác phẩm về Việt Nam ngày ấy, bây giờ họ còn muốn tôi kể về thế hệ trẻ Thượng Hải. Tôi biết ơn những người đã giúp đỡ để tôi có thể giải mã được những quan sát của mình và đưa câu chuyện đó đến công chúng.

Đội ngũ tại Frontline là những người cực kỳ giỏi trong việc tìm kiếm những câu chuyện được chôn giấu, và thuật lại nó bằng cái nhìn vượt lẽ thường tình. Trong Đêm Thượng Hải, chúng tôi muốn cho mọi người thấy sự đổi thay của Trung Quốc, đặc biệt là sau sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Về sau, nhà sản xuất lại tiếp tục giúp tôi truyền tải những gì mình thấy và tạo nên câu chuyện như các bạn đã xem.

Hãy nói đôi điều về hai nhà hàng Nhật Bản của ông.

Tôi yêu sushi và luôn ngưỡng mộ cách người Nhật làm việc ở những không gian nhỏ. Tôi bị choáng ngợp bởi sự nhảy cảm, tính kỉ luật và cả phong cách thiết kế của họ. Vì thế tôi muốn kết hợp phong cách đồ ăn đường phố của Việt Nam với thiết kế Nhật. Hơn nữa, tôi cần cho mọi người nhiều lý do để đến nhà hàng hơn là việc đến uống cùng tôi. Gan của tôi thật sự không còn kham nổi sau gần mười năm uống rượu mỗi đêm nữa rồi. [cười]

Làm việc trong ngành ẩm thực liệu có phải là một thách thức đối với ông?

Cá nhân tôi nghĩ thách thức lớn nhất chính là bạn không biết mình đang làm gì cả. Cũng như mọi người khi mới bắt đầu thành lập một nhà hàng hay quán bar, tôi đều bắt đầu học lại mọi thứ. Ví như tôi hoàn toàn không biết đọc báo cáo Excel nhưng vẫn phải học nó thôi, vì tôi chưa bao giờ có cơ may tìm được những quản lý giỏi hay những nhân viên tốt cả. Sau đó, chắc chắn chính là việc hạn chế uống, tôi yêu rượu nhưng gan của tôi lại không yêu nó nữa.[cười]

Cuối cùng, theo ông người chúng tôi nên phỏng vấn ai tiếp theo và tại sao?

Hãy cân nhắc đến những con người bình thường, đó có thể là một bếp trưởng, một thợ mộc, thợ điện, tiểu thương hay đơn giản là một công nhân. Tôi luôn tin mỗi chị hàng nước hay một cô bán bánh mì đều có những câu chuyện tuyệt vời để kể cũng như những góc nhìn khác nhau trước sự thay đổi của Việt Nam. Họ đều đang làm những công việc bằng sự đấu tranh của thế hệ trước. Tôi muốn nhìn sâu hơn vào cái truyền thống mà họ đang cố gắng thay đổi hoặc bám víu. Tôi muốn xem tận mắt cách họ “vận hành” đất nước này trong vị trí của mình. Tôi muốn hỏi về tính tương phản trong những câu chuyện đô thị với những con người sống trong đô thị đó.

Ngoài ra, trong lĩnh vực sáng tạo có rất nhiều người thú vị mà các bạn có thể liên lạc. Hai nhà làm phim tài liệu Nguyễn Trinh Thi và Trần Phương Thảo sẽ đem đến cho các bạn những góc nhìn gai góc nhưng đầy nghệ thuật mô tả cuộc đời bất thường của người chuyển giới, những nhân vật tâm linh hay những bệnh nhân AIDS và cộng đồng người thiểu số…

Hơn nữa, một vào người có thể chia sẻ kỹ năng và kiến thức của mình đến mọi người như nhà soạn nhạc/nhạc sĩ Kim Ngọc, người tạo ra mô hình giáo dục âm nhạc Dom Dom. Sau đó có thể kể đến Trương Uyên Ly, một nhà báo văn hóa và cũng là một phụ nữ đầy quyết đoán, chu đáo và dũng cảm. Hiện nay Ly đang điều hành dự án Hanoi Grapevine cùng với một dự án phụ liên quan đến các tổ chức nước ngoài và địa phương.

Về khía cạnh kinh doanh, Nguyễn Thị Ngọc Mỹ là một cái tên đầy hứa hẹn. Sinh ra trong một gia đình kinh doanh, cô ấy trẻ trung và đầy tham vọng. Cô từng có cơ hội du học và điều hành các dự án kiến trúc và khách sạn lớn ở nước ngoài. Hơn nữa, Mỹ có một trái tim thiện nguyện. Cô sẽ đại diện cho niềm tự hào của thế hệ người Việt Nam tiếp theo về cả cơ hội lẫn tầm nhìn. Câu chuyện của cô có thể giúp mọi người sáng tỏ những gì mà đất nước này đang hướng đến.

Xem thêm:

[Bài viết] Top 5 tiệm mì ramen ngon đúng điệu ở khu phố Nhật

[Bài viết] Shark Linh Thái: Mang bản sắc Mỹ vào kinh doanh ở Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề