Nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ [PHẦN 6] Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ. I.Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế: Có 5 nguyên tắc: + Tập trung dân chủ. + Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành và lãnh thổ. + Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh. + Bảo vệ quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động. + Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về kinh tế. II. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ: 1. Quản lý nhà nước theo ngành: Ngành là 1 tập hợp các đơn vị kinh tế có 1 số điểm chung về đầu vào, đầu ra hay cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ. Nhà nước phải quản lý theo ngành bởi vì các đơn vị cùng ngành thường có các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động, nguyên liệu, tiêu thụ... giống nhau cần được giải quyết 1 cách thống nhất trên cơ sở hợp tác với
  2. nhau hoặc so 1 trung tâm quản lý nhất định. Quản lý nhà nước theo ngành bao gồm các hoạt động sau: + Định hướng đầu tư xây dựng XD lực lượng của ngành, chống sự mất cân đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân. + Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nội địa. + Thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá quy cách, chất lượng hàng hoá và dịch vụ, hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan có thẩm quyền ban bố. + Thực hiện các chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nhiên liệu, trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành. + Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, pháp qui, thể chế kinh tế theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành. 2. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ. a. Trong quản lý nhà nước theo lãnh thổ thì lãnh thổ kinh tế được hiểu như sau: + Lãnh thổ kinh tế là lãnh thổ chứa đựng 1 nhóm các đơn vị kinh tế có quan
  3. hệ với nhau về 1 hay một số mặt nào đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Lãnh thổ kinh tế có nhiều cấp, do các đơn vị kinh tế có nhiều mối quan hệ mà mỗi loại quan hệ lại có tầm quan hệ riêng, rộng hẹp khác nhau. Không có đơn vị công nghiệp nào của riêng 1 cấp, do riêng 1 cấp quản lý. Mọi đơn vị kinh tế đều bị mọi cấp đồng thời quản lý nhưng chỉ về 1 vài mặt nhất định nào đó mà thôi. + Lãnh thổ kinh tế đồng nhất với lãnh thổ hành chính, tuy trên thực tế không thể trùng khớp được. Lãnh thổ hành chính lấy dân cư làm chuẩn phân định, có kết hợp với địa hình, địa vật, hệ thống kinh tế, nhưng lãnh thổ kinh tế có căn cứ khách quan riêng của nó. Tuy vậy 2 lãnh thổ này không thể tách rời nhau, hơn nữa lãnh thổ kinh tế phải phục vụ lãnh thổ hành chính xuất phát từ con người là trung tâm. + Quản lý nhà nước về kinh tế theo lãnh thổ đồng thời là quản lý nhà nước theo địa bàn hành chính, đơn vị hành chính lãnh thổ. b. Các đơn vị kinh tế phải được nhà nước quản lý theo lãnh thổ vì: + Trước hết, chúng cần thống nhất hành động khi cùng phục vụ cộng đồng dân cư theo lãnh thổ sao cho tổng cung và cơ cấu cung phù hợp với tổng cầu và cơ cấu cầu trên mỗi địa bàn, lãnh thổ. Thông thường, các đơn vị kinh tế đều có 1 địa bàn tiêu thụ sản phẩm của mình, có 1 cộng động dân cư là khách hàng. Và ngược lại, mỗi cộng đồng dân cư theo lãnh thổ thường có 1 số đơn vị kinh tế nhằm vào mình để phục vụ. Ngoài các đơn vị kinh tế còn
  4. có các đơn vị giáo dục, y tế, văn hóa.... Sự cung ứng của các loại hàng hóa, dịch vụ của các đơn vị kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trên địa bàn phải cân đối với nhau. Sự cân đối này tùy thuộc vào phong tục tập quán và quỹ thu nhập, quỹ tiêu dùng, sức mua và khả năng thanh toán của cộng đồng dân cư. Người liên kết hành động của các đơn vị liên ngành trên địa bàn không là ai khác chính quyền lãnh thổ. + Hai là, các đơn vị kinh tế cần thống nhất hành động trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng cho kinh tế và dân sự của bản thân sao cho mỗi đơn vị được đảm bảo tốt nhất về hậu cần nhưng không cản trở đơn vị khác. Đơn vị kinh tế nào cũng cần kết cấu hạ tầng như cấp thoát nước, giao thông, liên lạc, cần địa thế thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch của mình nhưng không 1 đơn vị kinh tế nào có thể tự túc được các nhu cầu trên của bản thân mà không cản trở đơn vị bạn, cản trở dân cư. Do vậy, cần phải có 1 chủ thể quản lý theo địa bàn để tổ chức việc giải quyết các vấn đề trên 1 cách tối ưu. c.Nội dung quản lý nhà nước theo lãnh thổ: + Quản lý nhà nước của cơ quan quản lý ngành trên lãnh thổ, đây thực chất là sự quản lý của cơ quan quản lý ngành được thực hiện bằng các cơ quan chuyên môn đặt theo lãnh thổ. + Quản lý nhà nước của chính quyền lãnh thổ với những nội dung sau: - Định hướng đầu ra cho các đơn vị kinh tế sao cho cân đối hài hoà về lượng, chất, thời gian trong sự tương đồng với nhau và với nhu cầu cũng như khả năng tiếp nhận của người tiêu dùng trên lãnh thổ, xét theo khả năng thu nhập cũng như thị hiếu, vị hiếu của dân cư trên lãnh thổ.
  5. - Tổ chức trực tiếp hay gián tiếp việc xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc tầm lãnh thổ đó để đảm bảo chung cho tập đoàn kinh tế liên ngành đóng trên lãnh thổ. 3. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ: a. Phải kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ bởi những lý do sau: + Thứ nhất, có thể có sự chồng chéo giữa 2 chiều quản lý, gây trùng lập hay bỏ sót trong quản lý nhà nước của tuyến. + Thứ hai, mỗi chiều quản lý có thể không thấu suốt được tình hình của chiều kia, từ đó có thể có những quyết định quản lý phiến diện, kém chuẩn xác. + Thứ ba, mọi sự phân công quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đều chỉ có thể đạt được sự hợp lý tương đối vì vẫn có khả năng bỏ sót hoặc chồng chéo. Nếu tách bạch quá có thể làm cho những chỗ bỏ sót, chồng chéo chậm được phát hiện và xử lý, dẫn đến hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. b. Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện như sau: + Thực hiện quản lý đồng thời theo cả 2 chiều: Theo ngành và theo lãnh thổ. + Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ không trùng, không sót.
  6. + Các cơ quan quản lý nhà nước mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham quản với cơ quan thuộc chiều kia theo qui định cụ thể của nhà nước. * Ví dụ minh hoạ:

Page 2

YOMEDIA

Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ. I.Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế: Có 5 nguyên tắc: + Tập trung dân chủ. + Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành và lãnh thổ. + Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh. + Bảo vệ quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động. + Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về...

05-03-2012 4937 812

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Khi quản lý nhà nước cần có sự thống nhất trong từng cấp thì hoạt động quản lý mới hiệu quả. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay nhé!

Quản lý nhà nước theo ngành

ngành được xem là một tổng thể các đơn vị, tổ chức sản xuất hay kinh doanh cùng một sản phẩm, mặt hàng không phân biệt quy mô và thành phần kinh tế như thế nào. Tuy nhiên, lao động quản lý thị trường ngày càng đa dạng và phức tạp.

Do đó, một chủ thể có thể quản lý nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không hẳn là tập trung vào một ngành, một lĩnh vực như trước đây. Chủ thể quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối, phân công nhiệm vụ, giao thoa giữa các ngành với nhau.

Việc quản lý nhà nước theo ngành đã và đang được phân chia và kiểm soát quyền lực theo ngành dọc và ngành ngang. Quyền lực nhà nước theo ngành dọc là gì?

Đây là cách phân chia mà mỗi nhiệm vụ của chính quyền sẽ được giao cho đơn vị nhỏ nhất đảm nhiệm nhiệm vụ đó. Cơ quan quản lý ngành sẽ hoạt động một cách chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc nhất định đã được đặt ra. 

Vậy còn phân chia theo ngành ngang? 

Khi đó, quyền lực nhà nước sẽ được phân đều cho các nhánh, các cơ quan khác nhau nắm giữ, không xảy ra trường hợp bất kỳ một cá nhân hay tổ chức nắm toàn quyền. 

Việc thực hiện quản lý nhà nước theo ngành sẽ giúp cho việc phát triển ngành theo những mục tiêu riêng. Đồng thời, việc quản lý còn giúp hoạt động ngành mang tính kết hợp cơ quan quản lý quyền lực, phối hợp thực hiện những chiến lược mang tính lâu dài, mục tiêu quốc gia bền vững.

Ngoài ra, quản lý theo ngành còn được đánh giá là có tính định hướng và mục đích tác động vào từng ngành nghề chuyên môn. Song song với giá trị định hướng, các hệ thống, cơ quan không phụ thuộc vào cấp quản lý và các thành phần cấu thành nên kinh tế – xã hội.

Đòi hỏi hình thành những mối quan hệ chuyên môn như kinh tế – xã hội hay kinh tế – kỹ thuật giữa các cơ quan quản lý với nhau trong cùng một hệ thống ngành. 

Một số nội dung chính của quản lý nhà nước theo ngành: 

  • Ban hành quyết định pháp luật.
  • Chính sách và chế độ thuộc tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật mang tính chuyên môn.
  • Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ cho cán bộ ngành.
  • Kế hoạch hóa phát triển ngành.
  • Thực hiện quản lý, kiểm tra khoản thu chi trong toàn ngành.

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ

Khái niệm lãnh thổ được hiểu là một phần đất liền, vùng nước, không gian hoặc lòng đất có giới hạn, nằm dưới sự quản lý của chính quyền một quốc gia, chính quyền trung ương hoặc địa phương. Lãnh thổ bên trong nước ta được hình thành thông qua quyết định về thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc các cấp tương ứng nhằm xác định địa giới hành chính.

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ ở nước ta theo hình thức quản lý theo địa phương nằm trong đề mục phân cấp quản lý nhà nước thuộc về cơ quan chính phủ.

Các hoạt động quản lý nhà nước theo lãnh thổ chủ yếu là quản lý tổng hợp theo địa phương như giám sát, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội đồng thời ra các quyết định, hoạt động ở địa phương dựa vào chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Việc phân chia địa giới hành chính thường được tổ chức theo quy mô hợp lý dựa vào các yếu tố cơ bản kinh tế, chính trị, xã hội.

Từ đó sẽ đảm bảo và giúp ích cho các hoạt động quản lý ở địa phương diễn ra tốt và đạt được hiệu quả nhất định. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ hay địa phương chủ yếu tập trung các hoạt động: 

  • Tập trung xây dựng kế hoạch để phát triển kinh tế- xã hội.
  • Phát triển thành phố, nông thôn.
  • Phát triển tổng thể theo kế hoạch lâu dài, mang tính chu kỳ hàng năm của từng địa phương.
  • Thực hiện chủ trương, phương pháp phát huy tiềm năng của địa phương về kinh tế – xã hội.
  • Cải thiện đời sống, thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ.

Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta

Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay được xem là nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính. Các công việc, hoạt động cần quản lý với một hệ thống lớn đòi hỏi kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ mang tính chất phức tạp, đa dạng mang lại nhiều lợi ích.

Trong các hoạt động phát triển của địa phương, vùng lãnh thổ cần chú trọng phát triển ngành. Ngược lại, việc quản lý theo ngành cũng cần kết hợp và lưu ý đến phát triển lợi ích, hoạt động của địa phương, vùng lãnh thổ. Đây được xem là sự tương hỗ lẫn nhau.

Sự kết nối của các thành phần trong bộ máy nhà nước sẽ tạo ra sự quy hoạch toàn diện trong phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó, đảm bảo phát triển các lợi ích quốc gia bền vững và lâu dài.

Để Nhà nước trở thành một thể thống nhất và vững mạnh thì công tác quản lý ở từng cấp cơ sở phải được chú ý phát triển. Nhờ đó, công tác quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay đang được chú trọng. Do đó, công tác đã mang lại những thành công nhất định của Nhà Nước.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thực trạng quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ ở nước ta hiện nay”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay flycam, xin xác nhận độc thân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp thức hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: //www.tiktok.com/luatsux
Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Quản lý nhà nước theo ngành là gì?

Quản lý nhà nước theo ngành là hoạt động quản lý các đơn vị, tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội có cùng cơ cấu kinh tế – kỹ thuật hoặc hoạt động với mục đích giống nhau nhằm làm cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này phát triển một cách đồng bộ, nhịp nhàng, đáp ứng được với yêu cầu của nhà nước và xã hội.

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là gì?

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là việc quản lý nhà nước trên một phạm vi nhất định theo sự phân vạch địa giới hành chính của Nhà nước. Theo quy định của pháp luật nước ta, việc quản lý theo lãnh thổ được thực hiện ở:– Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;– Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;– Xã, phường, thị trấn;

– Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

5 ra khỏi 5 [1 Phiếu bầu]

Video liên quan

Chủ Đề