Nguyên tắc quản trị định hướng kết quả là gì

23/02/2021 0 Quản trị

Quản trị doanh nghiệp là một thuật ngữ khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ và hiểu sâu được khái niệm quản trị doanh nghiệp là gì. Bài viết hôm nay Khóa Luận Tốt Nghiệp sẽ chia sẻ một số thông tin có liên quan tới quản trị doanh nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé.

1. Quản trị doanh nghiệp là gì?

Quản trị doanh nghiệp là hệ thống tất cả những điều lệ, chính sách nhằm mục đích định hướng, điều hành và quản lý doanh nghiệp. Nó bao gồm các mối quan hệ của nhiều bên có liên quan chẳng hạn như cổ đông, cơ quan của nhà nước, các đối tác kinh doanh, môi trường, cộng đồng và toàn xã hội.

Quản trị doanh nghiệp cũng được xem là một quá trình của sự tác động liên tục và mang tính chất tổ chức, có mục đích từ phía chủ doanh nghiệp tới tập thể những người lao động trong doanh nghiệp đó. Quá trình này sẽ sử dụng một cách có hiệu quả về tiềm năng cũng như các cơ hội để tiến hành về việc sản xuất – kinh doanh trong doanh nghiệp đạt được hiệu quả và những mục tiêu đã được đề ra theo đúng quy định và thông lệ trong xã hội.

2. Chức năng của quản trị doanh nghiệp

Hiểu được quản trị doanh nghiệp là gì cũng sẽ giúp các bạn xác định được chức năng của nó. Quản trị doanh nghiệp có các chức năng cơ bản như sau:

Hoạch định

Chức năng hoạch định là việc định hướng và xác định ra hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp trong tương lai. Chức năng này sẽ đòi hỏi về sự tham gia tích cực từ phía công ty để có thể xây dựng về một bản kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết và đảm bảo hợp lý nhất.

Kế hoạch được đề ra cần đảm bảo về mặt thời gian cũng như cách thức hoạt động hoạch định. Đồng thời nó cần phải tận dụng được nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp một cách tối ưu nhất.

Tổ chức

Một doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả nhất nếu như có một cơ cấu tổ chức bền vững. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có đủ về lượng vốn, nguồn nhân sự cũng như các loại nguyên vật liệu sản xuất cần thiết để đảm bảo hoạt động liên tục và giúp xây dựng về cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

Cơ cấu tổ chức tốt cùng với việc thực hiện các chức năng cũng như nhiệm vụ phù hợp với tầm nhìn là những điều vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp.

Chỉ đạo

Nếu như nhận được các chỉ thị và bản hướng dẫn về công việc rõ ràng sẽ giúp cho nhân viên trong doanh nghiệp nắm được công việc chính xác mà họ cần làm là gì. Từ đó nhân viên sẽ tối ưu công việc nếu quản lý có định hướng chỉ đạo hợp lý và rõ ràng.

Điều phối

Nếu như mọi hoạt động trong doanh nghiệp được thực hiện một cách ăn ý và nhuần nhuyễn sẽ giúp cho doanh nghiệp vận hành có hiệu quả hơn. Việc phối hợp giữa những phòng ban với nhau cũng sẽ ảnh hưởng tới thái độ và cách ứng xử của nhân viên.

Do đó mục tiêu của chức năng điều phối trong quản trị doanh nghiệp chính là khuyến khích, tạo nguồn động lực, vừa giúp duy trì về tính kỷ luật trong công ty lại vừa mang tới một bầu không khí thoải mái nhất giữa các phòng ban.

Kiểm soát

Chức năng kiểm soát của quản trị doanh nghiệp giúp cho nhà quản trị nắm được công ty có đang vận hành theo đúng như kế hoạch và các mục tiêu đã được đề ra hay là không. Chức năng kiểm soát này sẽ được thực hiện theo 4 bước cơ bản.

  • Bước 1: Thiết lập về các tiêu chuẩn của quá trình hoạt động, đưa ra các KPI dựa vào những mục tiêu của công ty.
  • Bước 2: Đo lường và lập báo cáo về hoạt động thực tế trong doanh nghiệp.
  • Bước 3: So sánh về kết quả báo cáo thực tế so với các chỉ tiêu của bản kế hoạch.
  • Bước 4: Thay đổi hoặc đưa ra các biện pháp phòng ngừa khi cần thiết.

3. Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp

Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp được tạo ra nhằm giúp cho việc hoạt động của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong quản trị doanh nghiệp.

  • Chuyên môn hóa và phân công hóa lao động

Đây là một nguyên tắc nhằm mục đích thúc đẩy về quá trình tập trung và đạt hiệu quả cao trong công việc của nhân viên và doanh nghiệp. Điều này sẽ đảm bảo cho công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng, kịp thời.

  • Cơ cấu về hội đồng quản trị để làm tăng giá trị

Doanh nghiệp cần phải có sự cân bằng về tính độc lập cũng như đa dạng về các kỹ năng, kiến thức kinh nghiệm và quan điểm giữa các nhà quản trị. Khi đó cần phải có hội đồng quản trị với quy mô hoạt động hiệu quả và cam kết thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nhiệm vụ của mình.

  • Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng

Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng việc ra quyết định là có đạo đức và có trách nhiệm. Đồng thời cần phải tuân thủ những chính sách, điều lệ, quy định và quy tắc thực hình kinh doanh một cách tốt nhất bằng cách sử dụng những nguyên tắc và đạo đức trong doanh nghiệp.

  • Bảo vệ tính toàn vẹn trong báo cáo tài chính

Cần phải bảo vệ toàn vẹn báo cáo tài chính trong công ty mẹ. Nó bao gồm bộ phận kiểm toán nội bộ do trưởng kiểm toán nội bộ đứng đầu và thành lập ủy ban kiểm toán do trưởng ban kiểm toán đứng đầu theo đúng quy định của pháp luật.

  • Công bố thông tin kịp thời và cân đối

Cần phải thúc đẩy việc công bố kịp thời và cân đối về tất cả những vấn đề trọng yếu có liên quan tới doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ đưa ra các cấu trúc được thiết kế cụ thể nhằm đảm bảo tuân thủ về pháp luật có liên quan và đảm bảo trách nhiệm giải trình ở những cấp quản lý cấp cao đối với việc tuân thủ đó.

  • Tôn trọng quyền của cổ đông

Tôn trọng quyền của cổ đông và biết cách tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyền đó một cách hiệu quả nhất. Hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng một cuộc đối thoại thỏa đáng với các cổ đông sẽ được diễn ra.

  • Nhận biết và quản lý rủi ro

Hội đồng quản trị doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xem xét về tính đầy đủ và hiệu quả trong từng chiến lược quản lý rủi ro và xem xét phê duyệt khung quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải xây dựng một chính sách quản lý rủi ro phù hợp nhất.

  • Khuyến khích nâng cao hiệu quả

Thông qua việc đánh giá về hiệu suất định kỳ kinh doanh trong doanh nghiệp. Hội đồng quản trị cũng cần phải đảm bảo rằng phía giám đốc và nhà điều hành chủ chốt phải được trang bị về những kiến thức và thông tin cần thiết nhằm thực hiện trách nhiệm của họ một cách hiệu quả nhất.

  • Trả công công bằng và có trách nhiệm

Cần phải đảm bảo về mức độ cũng như là thành phần thù lao sao cho đủ và hợp lý nhất so với mối quan hệ của nó với kết quả hoạt động của công ty và cá nhân. Đảm bảo mối quan hệ rõ ràng giữa hiệu suất làm việc của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp với hiệu suất của họ.

  • Công nhận lợi ích hợp pháp của các bên liên quan

Cần phải tuân thủ theo một số yêu cầu pháp lý có ảnh hưởng tới cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như các yêu cầu hợp đồng, bảo vệ người tiêu dùng, tôn trọng quyền riêng tư, luật lao động, sức khỏe, an toàn nghề nghiệp… Ngoài ra cũng cần phải đảm bảo nghĩa vụ đối với những người không phải là cổ đông như nhân viên, khách hàng và cộng đồng.

4. Phương pháp 4Ps trong quản trị doanh nghiệp

Phương pháp 4Ps trong quản trị doanh nghiệp đó chính là People [con người], Purpose [Mục đích], Process [Quy trình] và Performance [hiệu suất]. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 phương pháp này nhé.

Con người đứng đầu trong phương pháp 4Ps vì con người tồn tại ở mọi mặt của quá trình kinh doanh. Họ chính là người sáng lập, hội đồng quản trị, các bên liên quan, người tiêu dùng và người quan sát khách quan.

Con người là yếu tố mà doanh nghiệp muốn hướng tới để xác định về các mục đích cụ thể, phát triển một quá trình nhất định để đạt được mục tiêu, đánh giá kết của hoạt động của tổ chức và sử dụng những kết quả đó để phát triển bản thân và những người khác với tư cách là con người.

Đây là bước tiếp theo trong quản trị doanh nghiệp. Mọi hoạt động quản trị đều tồn tại vì một mục đích và nhằm đạt được mục đích đó.

Quản trị là một quá trình mà mọi người đạt được mục đích của công ty đã được đạt ra và quá trình đó được phát triển bằng việc phân tích hiệu suất. Các quy trình được thực hiện và có sự điều chỉnh theo thời gian để đạt được mục tiêu chung.

Phân tích hiệu suất là một kỹ năng vô cùng quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Đó chính là việc xem xét kết quả của một quá trình và cần xác định xem là nó có thành công hay là không. Sau đó sẽ áp dụng những phân tích đó cho phần hoạt động còn lại của doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp thắc mắc về quản trị doanh nghiệp là gì. Hy vọng bài viết sẽ mang tới những kiến thức hữu ích giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện nhất về quản trị doanh nghiệp và áp dụng nó thành công vào hoạt động kinh doanh của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp bạn nhé.

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề