Nhà máy điện nguyên tử Ninh Thuận

Chính thức dừng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận

[NLĐO]- Nguyên nhân dừng dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận là do tình hình kinh tế - xã hội của nước ta đã thay đổi so với thời điểm quyết định chủ trương dự án năm 2009.

  • Dừng dự án điện hạt nhân là sáng suốt

  • Dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là cần thiết

  • Dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận: Chính phủ đề nghị dừng

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo chuyên đề về điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại buổi họp báo chuyên đề về điện hạt nhân chiều ngày 22-11 cho hay Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc dừng dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận.

Bộ trưởng cho hay việc dừng dự án điện hạt nhân được xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Có thể nói rằng tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay khác so với năm 2009 - thời điểm quyết định chủ trương dự án. Dư địa tiết kiệm điện thời kỳ này khá tốt, việc mua điện từ một số nước láng giềng, đặc biệt là Lào được tăng cường trong thời gian tới. Đáng lưu ý, việc sử dụng năng tái tạo như gió, mặt trời trở nên khả thi về kinh tế do giá thành giảm nhiều so với 5 năm trước đây

Mặt khác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng cho biết thời điểm hiện tại, chúng ta đang tập trung nguồn vốn đầu tư ưu tiên một số dự án trọng điểm quốc gia như cảng hàng không Long Thành, đường bộ cao tốc Bắc-Nam, đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam và một số dự án, chương trình quan trọng như xử lý kịp thời, cấp bách vấn đề biến đổi khí hậu.

“Trên cơ sở báo cáo của Chính phủ như trên, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết dừng dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Việc dừng dự án không phải vì lý do công nghệ, an toàn mà lý do chính là do tình hình kinh tế cụ thể của Việt Nam như đã nêu trên”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Bộ trưởng cũng thay mặt Chính phủ Việt Nam khẳng định công nghệ hạt nhân của Nga, Nhật Bản dự kiến được sử dụng đều là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, có mức độ an toàn cao nên hoàn toàn có thể yên tâm. “Có thể nói đây là quyết định được xem xét cân nhắc kỹ lưỡng với tinh thần trách nhiệm cao của Ban Chấp hàng Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Chúng tôi tin tưởng sẽ nhận được sụ ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân cả nước, sự chia sẻ cảm thông sâu sắc của đối tác Nga và Nhật Bản”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Về giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho hay theo tính toán, 2 dự án nếu hoàn thành sẽ đóng góp 3,6% công suất điện và 5,7% sản lượng điện sản xuất nên dừng dự án không ảnh hưởng đến an ninh cung ứng điện. Chúng ta có thể bổ sung các nguồn điện khác như nhiệt điện than, năng lượng tái tạo, khí thiên nhiên, hoá hỏng cũng như xem xét mua điện từ các nước láng giềng, nhất là nước Lào bên cạnh chúng ta.

“Mặc dù các đối tác Nga và Nhật Bản đều bày tỏ sự đáng tiếc về việc dừng dự án với nhiều kết quả đã đạt được trong hợp tác đầu tư xây dựng, song về cơ bản các đối tác đều thể hiện quan hệ hữu nghị, bày tỏ cảm thông và tôn trọng quyết định của Việt Nam, đồng thời Chính phủ Nga và Nhật Bản mong muốn sẽ tăng cường hợp tác, hỗ trợ cho Việt Nam một số lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng để thay thế cho hợp tác đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ Việt Nam khẳng định việc dừng dự án không làm thay đổi quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và đối tác sâu rộng với Nhật”- Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho hay dự án điện hạt nhân với sự hỗ trợ của Nga, Nhật Bản đã triển khai, chủ yếu giai đoạn chuẩn bị dự án. Hiện nay, đã xong báo cáo nghiên cứu khả thi, đã tiến hành một số hạng mục như giải phóng mặt bằng. Đồng thời, cũng đã đưa khoảng 400 học sinh, sinh viên sang Nga, Nhật để học các chương trình năng lượng nguyên tử, hạt nhân.

Về việc giải quyết các vấn đề còn dang dở hiện nay, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho hay sẽ thực hiện theo hướng những hạng mục công việc đang triển khai thì tiếp tục sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Thuận. Ví dụ như hạ tầng điện sẽ giao cho Tổng công ty điện lực Ninh Thuận để cung ứng điện cho tỉnh. Các học sinh được đưa đi đào tạo sẽ được sử dụng cho nhu cầu phát triển khoa học hoặc đưa về tham gia vận hành nhà máy nhiệt điện khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. “Với các công việc đang triển khai dở dang, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục làm việc với các đối tác, hoàn tất công việc dở dang trên tinh thần đảm bảo lợi ích của các bên”- Thứ trưởng Vượng cho hay.

Rút kinh nghiệm công tác dự báo, Thứ trưởng cho rằng đây là vấn đề khó. Cách đây 5 năm, không bao giờ chúng ta nghĩ giá dầu có thể xuống 40-50 USD/thùng như hiện nay. Tuy nhiên, qua đây cũng rút ra bài học sâu sắc với đội ngũ làm công tác hoạch định chiến lược để làm sao hoạch định chính sách, chiến lược hợp lý hơn.

Ph.Nhung - Th.Dũng

Khó khăn chồng chất

Trở lại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam [tỉnh Ninh Thuận], nơi trước đây được quy hoạch để xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, từ đầu cho đến cuối thôn là hình ảnh những căn nhà cấp 4 xuống cấp trầm trọng vì không được nâng cấp, sửa chữa. Trong khi đó, tại khu vực được chọn để triển khai dự án Nhà máy Ninh Thuận 2, do phần lớn là diện tích đất ven biển, đồi núi… nên ít ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Thành Du, Trưởng thôn Vĩnh Trường, cho biết, từ năm 2008, khi chính quyền thông báo người dân  không xây dựng, cơi nới, sang nhượng đất đai, nhà cửa và cũng không được trồng trọt, chăn nuôi để giao đất cho nhà nước làm dự án điện hạt nhân, người dân trong thôn một lòng đồng thuận, mong dự án sớm được triển khai. Vậy nhưng, khoảng 7 năm sau đó, 250 hộ dân với khoảng 1.000 nhân khẩu nơi đây vẫn chưa thấy dự án khởi động.

“Lúc đó, do bị vướng quy hoạch nên người dân chúng tôi không thể sản xuất, đất đai thì không thể sang nhượng, cầm cố nên không có vốn làm ăn. Nhiều hộ đi vay tiền của ngân hàng và cả vay nóng bên ngoài, đến giờ vẫn chưa trả nổi”, ông Nguyễn Thanh Nhàn, người dân trong thôn, chia sẻ. 

Những người dân thôn Vĩnh Trường còn cho biết, năm 2015, một số hộ trong thôn nhận được thông báo quyết định bồi thường. Căn cứ quyết định này, nhiều hộ đã cầm sổ đỏ nhà đất đi thế chấp ngân hàng để vay vốn làm ăn và trả nợ. Thế rồi, dự án dừng triển khai, bà con trong thôn ai nấy đều hụt hẫng, nợ nần ngày càng chồng chất.

“Cuộc sống khó khăn nên hiện thanh niên trong làng đã bỏ đi nơi khác để làm ăn. Nhà cửa xuống cấp, công trình hạ tầng công cộng hư hỏng nhưng không được sửa chữa khiến cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi mong muốn nhà nước sau khi dừng dự án có chính sách hỗ trợ cho người dân sớm ổn định sản xuất”, Trưởng thôn Vĩnh Trường ngán ngẩm.

Mong sớm trả lại đất cho dân

Ông Lê Kim Hoàng, Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Ninh Thuận, cho biết, năm 2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết 31/2016/QH14 về việc dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận. Đến năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 115 về việc thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế, xã hội, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân giai đoạn 2018-2023. Trong đó, có nội dung giao cho tỉnh xây dựng đề án chuyển đổi mặt bằng 2 dự án điện hạt nhân để hỗ trợ cho người dân trong vùng dự án.

Trong vòng một năm [2018-2019], tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng xong đề án, lấy ý kiến của các bộ, ngành. Trong đó, theo định hướng, đối với dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, quy mô 443ha, tỉnh sẽ giữ nguyên khu dân cư hiện hữu, có mở rộng để ổn định đời sống người dân. Đối với khu vực sản xuất, quan điểm chung của tỉnh là giữ nguyên hiện trạng hoặc chuyển đổi mặt bằng một số khu vực gần biển để phát triển du lịch. Riêng khu vực Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, tỉnh mong muốn giữ nguyên hiện trạng đất, phát triển thành khu dịch vụ du lịch biển gắn với sản xuất nông nghiệp, khai thác sản phẩm đặc thù của địa phương.

Đến ngày 1-4-2021, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chính thức về đề án trên: Giao lại cho tỉnh Ninh Thuận có quyền phê duyệt đề án chuyển đổi mặt bằng của 2 nhà máy điện hạt nhân; về cơ sở pháp lý, yêu cầu Bộ Công thương và các cơ quan chuyên môn điều chỉnh dự án trước đây; hủy bỏ chủ trương đầu tư 2 nhà máy điện hạt nhân. “Để được chuyển đổi mặt bằng, điều kiện tiên quyết là phải hủy bỏ chủ trương đầu tư của 2 nhà máy điện hạt nhân. Hiện tại, tỉnh đã hoàn tất các thủ tục liên quan, nhưng do Bộ Công thương chưa trình Thủ tướng Chính phủ nên chưa thể phê duyệt đề án chuyển đổi mặt bằng”, ông Lê Kim Hoàng thông tin.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Trần Quốc Nam cho biết: “Hơn 10 năm qua, do không được đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, nên đời sống của nhân dân 2 vùng quy hoạch dự án điện hạt nhân gặp rất nhiều khó khăn. Tỉnh mong muốn bộ, ngành Trung ương tham mưu với Thủ tướng Chính phủ sớm trả lại diện tích của 2 dự án cho tỉnh để triển khai các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội”.

Năm 2005, tỉnh Ninh Thuận được Trung ương chọn triển khai xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2, với tổng công suất 4.000MW. Đến năm 2009, dự án được Quốc hội thông qua. Năm 2012, Bộ Công thương công bố quyết định phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng nhà máy. Dự án dự kiến được khởi công vào năm 2014, sau đó thay đổi thời gian vào năm 2015. Đến tháng 11-2016, Quốc hội ra Nghị quyết dừng chủ trương đầu tư dự án.

NGUYỄN TIẾN

Quy hoạch dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận Ninh Thuận an cư

Video liên quan

Chủ Đề