Số đồ nhà máy điện nguyên tử không có

Công dụng chính của năng lượng hạt nhân hiện nay là sản xuất điện. Loại điện năng này được sản xuất trong các nhà máy điện hạt nhân. Hãy tìm hiểu nguyên lý làm việc của chúng trong bài viết dưới đây.

Nhà máy điện hạt nhân hoạt động gần tương tự như nhà máy nhiệt điện

Nguyên lý làm việc của nhà máy điện hạt nhân cũng giống như hoạt động của các nhà máy nhiệt điện. Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch [than, dầu hoặc khí đốt…] để tạo ra điện. Còn nhà máy điện hạt nhân sử dụng nhiệt lượng từ các phản ứng phân hạch hạt nhân để điều khiển các tuabin quay, từ đó tạo ra điện năng.

Phản ứng phân hạch hạt nhân

Trong các lò phản ứng hạt nhân, quá trình tạo nhiệt này được thực hiện bởi các phản ứng phân hạch của các nhiên liệu hạt nhân, mà phổ biến nhất là Urani.

Các loại lò phản ứng điện hạt nhân

90% lò phản ứng điện hạt nhân trên thế giới hiện nay thuộc loại lò phản ứng nước nhẹ. Có 3 dạng lò phản ứng nước nhẹ. Bao gồm lò phản ứng nước áp lực, lò phản ứng nước sôi và [hầu hết thiết kế của] lò phản ứng nước siêu tới hạn.

Lò phản ứng nước nhẹ là một kiểu lò phản ứng hạt nhân nơ-tron nhiệt sử dụng nước thường làm chất làm lạnh và điều hòa nơ-tron. Các lò phản ứng nơ-tron nhiệt là loại lò phản ứng hạt nhân phổ biến nhất. Và các lò phản ứng nước nhẹ là phổ biến nhất trong các lò phản ứng nơ-tron nhiệt. Những nội dung tiếp theo cũng sẽ tập trung mô tả hoạt động của nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ.

Hoạt động của một nhà máy điện hạt nhân nước nhẹ

Chu trình hoạt động cơ bản của nhà máy điện hạt nhân với lò phản ứng nước áp lực có thể được đơn giản hóa trong 4 bước sau:

  • Hấp thu nhiệt lượng từ phản ứng phân hạch của các nhiên liệu hạt nhân.
  • Tạo ra hơi nước trong bộ tạo nhiệt bằng nhiệt lượng thu được trước đó.
  • Làm quay bộ tua bin bằng cách sử dụng hơi nước tạo ra ở trên.
  • Tận dụng năng lượng cơ học của tuabin để chạy máy phát điện. Máy phát điện này sẽ tạo ra điện năng.

Chu trình sản xuất điện của nhà máy điện hạt nhân

Sự biến đổi của năng lượng trong quá trình sản xuất điện hạt nhân

Từ chu trình này, có thể thấy năng lượng được biến đổi qua từng giai đoạn. Ban đầu chúng ta có năng lượng hạt nhân. Sau khi bị phá vỡ bởi phản ứng nhiệt hạch, nó trở thành nhiệt lượng. Một phần nhiệt lượng được chuyển đổi thành nội năng của nước bằng cách trở thành hơi nước theo các nguyên tắc nhiệt động lực học. Nội năng và nhiệt năng của nước được chuyển thành động năng khi tuabin được kích hoạt. Cuối cùng, máy phát điện chuyển đổi động năng thành điện năng.

Lò phản ứng hạt nhân

Hiệu suất của lò phản ứng hạt nhân dựa trên lượng nhiệt lượng thu được từ quá trình phân hạch của nhiên liệu hạt nhân. Lượng nhiệt lượng này sẽ được chuyển đổi thành cơ năng thông qua các tuabin. Cuối cùng, cơ năng này sẽ được chuyển đổi thành điện năng bằng máy phát điện.

Lò phản ứng hạt nhân chịu trách nhiệm xử lý phân hạch nguyên tử nhằm tạo ra rất nhiều nhiệt lượng. Với lượng nhiệt này, lò phản ứng chuyển đổi nước thành hơi nước ở nhiệt độ và áp suất cao.

Một nhà máy điện hạt nhân có nhiều lò phản ứng

Sự sản xuất điện trong nhà máy điện hạt nhân

Hơi nước thoát ra khỏi tòa nhà ngăn chặn do áp suất cao mà nó phải chịu. Cho đến khi nó chạm tới tuabin, làm cho tuabin quay. Tại thời điểm này, một phần nhiệt lượng của hơi nước đang được chuyển thành động năng. Tua bin này được kết nối với một máy phát điện. Theo đó động năng được chuyển thành điện năng.

Mặt khác, hơi nước đã thoát ra khỏi tuabin, mặc dù đã bị mất nhiệt lượng, vẫn tiếp tục tồn tại ở thể khí và rất ấm. Để tái sử dụng nước có trong lượng hơi nước này, người ta cần phải làm lạnh nó trước khi đưa nó trở lại chu trình. Sau khi ra khỏi tuabin, hơi nước đi vào buồng ngưng tụ. Tại đây nó sẽ nguội đi và hóa lỏng khi tiếp xúc với đường ống dẫn nước lạnh. Tiếp theo, người ta sử dụng máy bơm để bởm nước ngược trở lại lò phản ứng hạt nhân. Chu trình tạo ra điện sẽ được lặp lại.

Chu trình này lí giải tại sao các nhà máy hạt nhân luôn được lắp đặt gần nguồn cung cấp nước lạnh [biển, sông, hồ] dồi dào để đưa nước này vào buồng ngưng tụ. Cột khói trắng nổi lên từ các nhà máy chính là hơi nước bốc lên khi quá trình sản xuất điện diễn ra.

Các nhà máy điện hạt nhân thường được xây dựng gần nguồn nước

Vậy là chúng ta đã cùng tìm hiểu về nguyên lý làm việc của nhà máy điện hạt nhân. Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Hẹn gặp lại trong các bài viết sau!

Tìm hiểu thêm :

  • Những rủi ro của nhà máy điện hạt nhân nổi trên Biển Đông

“Các bạn có nhận ra được chúng tôi đang đứng ở đâu không?”

Đây chính là nhà máy phát điện nguyên tử số 1 Fukushima. Đây là nơi đã xảy ra sự cố đó.

Fukushima hiện nay như thế nào?

Ngày 11 tháng 3 năm 2011. Một trận động đất rất mạnh “trận động đất ngoài khơi Thái Bình Dương khu vực Tohoku [dưới đây gọi là Trận động đất mạnh khu vực phía Đông Nhật Bản” với tâm chấn ngoài khơi Thái Bình Dương đã xảy ra tại khu vực Tohoku. Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima thuộc công ty điện lực Tokyo [dưới đây gọi là nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima] nằm ven biển Fukushima là nơi xảy ra sự cố rò rỉ vật chất có tính phóng xạ.

Trên tivi, báo, các phương tiện internet ngập tràn các thông tin, cả các thông tin không chính xác về mối nguy hiểm không thể nhìn thấy bằng mắt thường là tia phóng xạ. Người dân không biết nên tin vào thông tin nào.

Từ khi sự cố xảy ra đến nay đã 8 năm trôi qua. Fukushima và nhà máy điện nguyên tử số 1 hiện nay như thế nào?

Nhà máy điện nguyên tử số 1 dưới góc nhìn của 2 phóng viên

Anh Cole [bên trái] và Frank [bên phải]

Phóng viên thực hiện điều tra là anh Cole người Mỹ và anh Frank người Hà Lan.

Cả 2 người hiện đều đang sinh sống tại Tokyo, anh Cole là nhân viên công ty, còn Frank hiện vẫn là sinh viên. Họ đều biết đến Fukushima qua các phương tiện truyền thông nhưng không có ai biết rõ về năng lượng hạt nhân, tia phóng xạ,...Đây là lần đầu tiên họ đến đây.

Để giải quyết những nỗi bất an mơ hồ

Cả 2 người họ đều có những câu hỏi, nỗi bất an. “Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima có thật sự an toàn khi vào đó?”, “hiện trường nơi xảy ra sự cố đó hiện như thế nào?”, “thời gian tới sẽ như thế nào?”. Những nỗi bất an mơ hồ, không biết hiện nay như thế nào, thời gian tới sẽ như thế nào,...

Họ có rất nhiều điều muốn tìm hiểu về Fukushima hiện nay. Nào, chúng ta hãy cùng theo họ nhé.

※ : Để thăm quan bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima, chúng tôi cần phải xin được cấp phép đặc biệt để viết bài.
※ : Bài viết này được viết dựa trên các thông tin tại thời điểm ngày 15, 16/1/2019.

Mục lục:

Phần 1: Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima hiện nay? 5 sự việc mà chúng tôi đã tìm hiểu được sau khi thăm quan tại đây

Phần 2: Khu vực xung quanh nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima hiện nay như thế nào?

1.Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima có thật sự an toàn khi vào?

Tỉnh Fukushima nằm ở khu vực Tohoku của Nhật Bản. Với diện tích rộng lớn, trong số các tỉnh thành của Nhật Bản thì Fukushima có diện tích lớn thứ 3.

Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima nằm ven biển thuộc tỉnh Fukushima.

Khu vực chỉ thị lánh nạn chiếm 2,7% toàn tỉnh

Toàn tỉnh Fukushima và khu vực chỉ thị lánh nạn hiện nay. Khi sự cố xảy ra đã có chỉ thị lánh nạn trong vòng 20km từ nhà máy điện nguyên tử nhưng hiện nay chỉ thị này đã được dỡ bỏ, ngoại trừ 1 phần khu vực.

Xung quanh nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima hiện nay cũng có khu vực chỉ thị lánh nạn nhưng dần dần sẽ được dỡ bỏ.

Diện tích toàn bộ tỉnh Fukushima là 13,783km2. Diện tích khu vực chỉ thị lánh nạn hiện nay khoảng 370km2. So với diện tích toàn bộ tỉnh Fukushima thì chỉ chiếm 2.7% [tại thời điểm tháng 4/2017].

Ngày càng nhiều người quay về quê hương

Khu mua sắm tạm thời tại thị trấn Namie “Machi Nami Marche”. Ở đây có rất nhiều tiệm ăn, cửa hàng bán sản phẩm, đây cũng là nơi nghỉ ngơi của người dân.

Số lượng người dân sơ tán trong và ngoài tỉnh Fukushima vào lúc cao điểm [tháng 5/2012] vượt quá con số 160,000 người, hiện nay số lượng người dân lánh nạn trong và ngoài tỉnh vào khoảng 45,000 người [tại thời điểm tháng 7/2018]. Số lượng người dân sơ tán quay trở về đang ngày càng tăng.

Lượng tia phóng xạ có xu hướng giảm dần. Theo tài liệu của Hiệp hội quy định năng lượng nguyên tử, tỷ lệ tia phóng xạ trong không gian trong vòng 80km từ nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima so với năm 2011 thì đã giảm khoảng 74% [※1].

Trong bài viết này, chúng tôi đã đến quận Odaka, thành phố Minamisoma, nơi đã được dỡ bỏ chỉ thị lánh nạn năm 2016 và thị trấn Namie, nơi đã được dỡ bỏ chỉ thị lánh nạn năm 2017 và có cuộc trò chuyện với người dân hiện đã trở về sinh sống tại quê hương. Các bạn hãy xem thêm cả phần sau của bài viết này nhé.

※1: Tại thời điểm tháng 9/2017. Đây là tỷ lệ bình quân của tỷ lệ tia phóng xạ trong không gian ở độ cao 1m từ mặt đất.

Giao thông ở khu vực lân cận

Thị trấn Tomioka

Chúng tôi đã đi xe buýt để đến nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima.

Từ thị trấn Tomioka nằm ở phía Nam nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima, chúng tôi đến thị trấn Okuma nơi có nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima. Hiện nay, 1 phần thị trấn Tomioka và hầu như toàn bộ thị trấn Okuma vẫn đang có chỉ thị lánh nạn.

Trong ảnh là sông Tomioka nằm ở khu vực đã được dỡ bỏ chỉ thị lánh nạn tại thị trấn Tomioka. Dòng nước phong phú chảy từ trên núi xuống, vào mùa thu cá hồi lại tìm đến đây.

Thị trấn Okuma nơi có nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima

Trên đường đi chúng tôi gặp rất nhiều xe tải cỡ lớn vận hành ngược chiều ví dụ như các xe tác nghiệp khử nhiễm trong khu vực xung quanh hoặc các xe thực hiện thao tác dỡ bỏ lò năng lượng nguyên tử.

“Tôi đã nghĩ rằng gần nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima sẽ hoàn toàn không có ai nhưng vẫn có nhiều xe tác nghiệp như thế này đi lại” [Anh Cole].

Chúng tôi rẽ qua đường quốc lộ, đi về phía nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima.

Trước tiên sẽ kiểm tra vật chất có tính phóng xạ bên trong cơ thể

Chúng tôi đã đến nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima. Từ cửa sổ của toà nhà là nơi nghỉ ngơi cỡ lớn, chúng ta có thể quan sát bao quát bên trong nhà máy.

Chúng tôi phải kìm chế sự háo hức muốn khám phá, không biết khi đến gần để xem thì sẽ như thế nào?, trước tiên chúng tôi phải tham gia kiểm tra điều kiện phóng xạ tại phòng nghỉ cỡ lớn này.

Chúng tôi được đo xem vật chất phóng xạ trong cơ thể tồn tại bao nhiêu bằng máy có tên whole body counter. Họ sẽ kiểm tra xem trước và sau khi thăm quan nhà máy thì có sự chênh lệch nhiều về con số này hay không.

Máy whole body counter sẽ đo số lượng tia phóng xạ trong 1 phút [tia γ]. Nếu trước và sau khi vào nhà máy, số lượng đó tăng lên từ 1,500cpm [counts per minute] trở lên thì có khả năng vật chất phóng xạ đã đi vào trong cơ thể.

Trong lần viết bài này, anh Cole trước khi vào thăm quan là 907cpm, sau khi vào thăm quan là 954cpm. Anh Frank trước khi vào thăm quan là 1,488cpm, sau khi vào thăm quan là 1,339 cpm. Mặc dù con số này có sự khác nhau tuỳ từng người nhưng trước và sau khi vào thăm quan thì không có sự chênh lệch nhiều.

Kiểm tra tia X

Tuy nhiên có thật sự là lượng tia phóng xạ trong nhà máy là con số an toàn hay không?

Chúng ta hãy thử xem con số bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima thực tế nhé. Đây là lượng tia phóng xạ đã đo được trước lò phản ứng số 4 hôm nay. Con số đó là 0.008mSv/h [※2].

Con số này chưa bằng 1/7 lượng tia phóng xạ khi kiểm tra tia X vùng ngực [1 lần]. Thông thường, khi tiến hành kiểm tra bằng tia X vùng ngực 1 lần thì lượng tia phóng xạ vào khoảng 0.06mSv. Khi ở 1 giờ tại một nơi gần hiện trường xảy ra sự cố điện nguyên tử thì con số đo được là 0.008mSv là con số rất thấp.

Để tham khảo, chúng tôi đã thử so sánh lượng tia phóng xạ nhiễm khi ở trạng thái thông thường.

※2: Trong ảnh là đơn vị μSv/h nhưng trong bài viết này để cho dễ hiểu chúng tôi đã thống nhất bằng đơn vị mSv/h. 1mSv/h=1,000μSv/h。

So sánh các loại lượng tia phóng xạ khác nhau Đơn vị [mSv]
Lượng tia phóng xạ nhiễm tự nhiên trong 1 năm [bình quân của thế giới] 2.4
Chuyến bay khứ hồi Tokyo ~ NY 0.11〜0.16
Kiểm tra tia X vùng ngực [1 lần] 0.06
Thị sát nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima [khoảng 5 giờ] 0.04
1 giờ tại ga Fukushima nơi đặt trụ sở uỷ ban hành chính của tỉnh [※3] 0.0002
1 giờ tại New York [※4] 0.00005

Tham khảo: //www.env.go.jp/chemi/rhm/kisoshiryo/attach/201510mat1s-01-6.pdf

Trong bài viết lần này, chúng tôi đã thăm quan bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima trong khoảng 5 giờ, lượng tia phóng xạ đo được sau cùng là 0.04mSv. Con số này bằng khoảng ⅔ giá trị 1 lần đo bằng tia X vùng ngực.

※3: Con số đo tại “Corasse Hiroba” gần ga Fukushima vào ngày 23/1/2019. Làm tròn đến con số hàng chục nghìn. Tham khảo: //fukushima-radioactivity.jp/pc/
※4: Từ con số đo được vào ngày 23/1/2018, làm tròn đến con số hàng trăm nghìn. Tham khảo: //www.jnto.go.jp/eq/eng/04_recovery.htm

Khi thăm quan chỉ cần ăn mặc nhẹ nhàng là được?

Tiếp theo chúng tôi được trang bị thêm một số đồ dùng khi thăm quan bên trong nhà máy. Chúng tôi được mượn 1 số đồ dùng như mũ, mặt nạ, tất, găng tay, áo vest,..chúng tôi mặc lên bên ngoài quần áo thông thường của mình.

Trên áo vest có dụng cụ đo tia phóng xạ trong túi [bên phải, phía dưới ảnh]. Dụng cụ này dùng để đo lường xem có thể bị nhiễm tia phóng xạ như thế nào trong quá trình thăm quan.

Chắc hẳn có nhiều người sẽ hỏi chỉ có vậy thôi sao?

Lượng tia phóng xạ bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima giảm dần hàng năm, ngoài ra công tác khử nhiễm cũng liên tục được tiến hành, vì vậy khi thăm quan chỉ cần trang phục nhẹ nhàng là được [tại thời điểm tháng 1/2019].

Có thể đi bộ mà không cần mặt nạ

Hiện nay, tại 96% khu vực bên trong nhà máy, người ta không cần phải mặc trang phục bảo hộ ví dụ như mặt nạ mà vẫn có thể làm việc được.

Vì vậy, tuỳ từng địa điểm mà có thể đi bộ bên trong mà không cần phải đeo mặt nạ như các bạn thấy trong ảnh.

Bản đồ bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima

Chúng tôi đang đi bộ trên đường “Sakura Dori” ngay phía trước nhà nghỉ cỡ lớn. Con đường này nằm cách lò phản ứng nguyên tử khoảng 1,500m.

2.Điều gì đã xảy ra tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima?

Sự cố xảy ra vào tháng 3/2011

Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima vốn là nhà máy phát điện nguyên tử do công ty điện lực Tokyo vận hành. Năng lượng điện được phát ra tại đây sẽ được chuyển đến Kanto nằm cách đó khoảng hơn 200km.

Tuy nhiên, trận động đất phía Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11/3/2011 đã kéo theo sóng thần cao khoảng 15m tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima.

Ảnh chụp ngày 15/3/2011, từ trái sang là lò phản ứng hạt nhân số 1 ~ 4. Nguồn ảnh của công ty điện lực Tokyo.

Do sóng thần mà 4 toà nhà nơi có “lò phản ứng hạt nhân” [từ 1 ~ 4] nằm ở độ cao 10m so với mực nước biển đã bị mất nguồn điện hoàn toàn.

Các lò phản ứng hạt nhân bị mất chức năng làm lạnh, bên trong lò số 1 ~ 3 có nhiệt độ tăng cao, dẫn đến hiện tượng nhiên liệu hạt nhân tan chảy “meltdown” [※5].

※5: Tại lò số 4 vào lúc đó đang kiểm tra định kỳ thì không có sự cố meltdown.

Ảnh chụp ngày 15/3/2011. Lò số 3 [bên trái] và lò số 4 [bên phải] sau vụ nổ hydrogen. Nguồn ảnh của công ty điện lực Tokyo.

Ngoài ra, tại lò phản ứng hạt nhân số 1, 3, 4 đã xảy ra vụ nổ hydrogen. Do 1 loạt sự cố như meltdown, nổ hydrogen,...dẫn đến vật chất mang tính phóng xạ lan toả trong không khí, đất, nước biển,...

Chắc hẳn có nhiều người vẫn nhớ bức ảnh này, nó tác động rất lớn trên toàn thế giới. Hiện trường đó hiện nay như thế nào nhỉ?

Chúng tôi đã được hướng dẫn bởi Abe-san, Kimoto-san phụ trách truyền thông tại công ty điện lực Tokyo.

3.Hiện trường sự cố đó hiện nay như thế nào?

Chúng tôi hướng đến hiện trường nơi xảy ra sự cố đó. Đây là lò phản ứng nguyên tử nơi đã xảy ra hiện tượng meltdown và vụ nổ hydrogen.

Diện tích của nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima rất rộng nên chúng tôi di chuyển bằng xe buýt.

Bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima gọn gàng, ngăn nắp

Anh Cole đã rất ngạc nhiên với phong cảnh có thể nhìn thấy từ cửa sổ. “Bên trong nhà máy sạch đẹp hơn tôi nghĩ. Mọi thứ được sắp xếp rất gọn gàng và ngăn nắp”.

Anh Frank cũng đồng ý với điều đó. “Nhìn giống như công trường xây dựng, nhà máy công nghiệp”.

Tuy vậy, các nhân viên tác nghiệp trong trang phục tác nghiệp khiến chúng tôi nhớ ra đây là hiện trường của nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima.

Từ khoảng cách 100m đến lò phản ứng hạt nhân

Từ trái sang là lò số 1, số 2

Chúng tôi lên xe buýt và đi khoảng 5 phút để đến mô đất cao. Toà nhà ngay trước mặt chúng tôi là lò phản ứng hạt nhân.

Từ trái sang là lò số 2, toà nhà mái vòm được phủ bên trên là lò số 3, góc trong cùng là lò số 4

Từ đây đến toà nhà có thể nhìn thấy trước mặt khoảng 100m. “Toà nhà vẫn có phần bị thiệt hại nhỉ? Quả thật nhìn vào đây chúng ta lại cảm nhận được sự cố đã xảy ra ngay tại nơi này” [anh Frank nói].

Abe-san của công ty điện lực Tokyo đã nói. “Chúng ta hãy thử đến gần một chút nữa nhé”. Anh Cole và Frank đều rất ngạc nhiên. “Chúng ta có thể đến gần như thế sao?”

Vài met đến lò phản ứng hạt nhân

Phía sau là lò phản ứng hạt nhân số 3

Chúng tôi đã đến đoạn đường giữa lò phản ứng số 2 và số 3. Khoảng cách này chỉ cách vài met đến lò phản ứng hạt nhân. Phía trên của lò vẫn còn vết tích lưu lại khi xảy ra vụ nổ hydrogen. Phía dưới vẫn còn lưu lại rõ ràng thiệt hại bởi đống gạch vụn do sóng thần.

Tuy nhiên, có thật sự an toàn khi đến gần như thế này không?

Abe-san đang giải thích [bên phải]. Phía sau là lò phản ứng hạt nhân số 2.

Abe-san giải thích rằng “Chúng tôi có thể đi bộ tại đây trong trang phục như thế này kể từ sau tháng 5/2018”.

“Chúng tôi đặt những tấm thép lên mặt đất để ngăn bụi bay lên đồng thời chúng tôi cũng dọn dẹp đống gạch vụn, nhờ đó lượng tia phóng xạ cũng giảm đi. Chúng tôi liên tục thực hiện kiểm soát lượng bụi. “Bụi” ở đây là bụi có chứa vật chất tính phóng xạ trong không khí. Chúng tôi luôn giám sát năng lượng phóng xạ”.

Phạm vi có thể đi bộ và tác nghiệp trong trang phục tác nghiệp thông thường như thế này dần mở rộng ra hàng năm.

4.Hiện nay nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima đang làm gì?

Vậy thì hiện nay nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima đang làm gì?

Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima đã được quyết định sẽ dỡ bỏ, các thao tác hiện nay được chia thành 2 nội dung lớn.

Di chuyển nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân
Giải pháp với nguồn nước bị nhiễm

①Di chuyển nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân

Sử dụng cần cẩu để di chuyển gạch vụn tại Lò phản ứng số 1

Nhiên liệu đã sử dụng bên trong lò phản ứng hạt nhân sẽ không được sử dụng nữa. Hiện nay người ta đang tiến hành các thao tác để di chuyển lượng nhiên liệu đó nhằm dỡ bỏ lò phản ứng.

Lò phản ứng số 1, 2, 3 nơi xảy ra hiện tượng meltdown do lượng tia phóng xạ bên trong lò vẫn còn cao nên người ta sẽ tiến hành các thao tác cẩn trọng theo các giai đoạn khác nhau.

Lò phản ứng số 1 hiện vẫn còn nhiều gạch vụn cần phải di dời, người ta vừa sử dụng cần cầu ở khoảng cách xa, vừa xúc bỏ gạch đá vụn từng chút một. Lò phản ứng số 2 không phát sinh vụ nổ hydrogen nhưng bên trong lò vẫn còn vật chất có tính phóng xạ, người ta cũng đã bắt đầu điều tra bên trong lò.

Lò phản ứng số 3 lúc xảy ra sự cố và sau khi hoàn thành phủ mái vòm. Bên trái là ngày 21/3/2011, bên phải là ngày 21/2/2018. Nguồn ảnh của công ty điện lực Tokyo.

Tại lò số 3, công tác dỡ bỏ gạch đá vụn, khử nhiễm đã hoàn tất, hiện nay đang tiến hành các thao tác lắp đặt thiết bị để di chuyển nhiên liệu ví dụ như phủ mái vòm [ảnh bên phải].

Hiện nay tại thời điểm tháng 1/2019, thao tác đang được tiến hành nhất để dỡ bỏ lò phản ứng là tại lò số 4 [ảnh].

Lò số 4 đã xảy ra vụ nổ hydrogen nhưng vào thời điểm xảy ra động đất thì lò không hoạt động do đang được kiểm tra định kỳ nên không xảy ra hiện tượng meltdown. Vì vậy, các thao tác cũng dễ thực hiện hơn.

Năm 2014, người ta đã hoàn thành xong việc di chuyển nhiên liệu, di chuyển sang hồ bơi cạnh đó và được kiểm soát ổn định. Thao tác tại lò số 4 đã hoàn thành và hiện nay lò đã được an toàn.

Tại lò số 1 ~ 3 cũng cần phải di chuyển các mảnh vụn nhiên liệu là nhiên liệu tan chảy, nhưng hiện nay người ta đang tiến hành điều tra bên trong bằng robot để di chuyển nhiên liệu.

Các bạn có thể xem thêm video về điều tra bên trong lò số 3 được tiến hành vào tháng 7/2017 tại đây. Vào tháng 2/2019, lò số 2 đã được tiến hành điều tra các mảnh vỡ, gạch vụn.

Hình ảnh ghi lại khi máy giống như 2 ngón tay [bên trái] đang cầm vào mảnh vỡ có hình dạng như viên đá và nâng lên [bên phải]. Ảnh bên phải được chụp tại lò số 2 vào tháng 2/2019. Nguồn ảnh của công ty Toshiba Energy Systems & Solutions Corporation [bên trái], công ty điện lực Tokyo [bên phải]

②Giải pháp với nước bị ô nhiễm

Để giảm lượng tia phóng xạ trong không khí và ngăn không cho nước mưa thấm vào đất, người ta đã phủ bề mặt đất bên trong nhà máy bằng nhựa asphalt

Một thao tác nữa cần tiến hành song song với việc di chuyển nhiên liệu trong lò phản ứng là giải pháp với nước bị ô nhiễm.

Tại sự cố năm 2011, vật chất tính phóng xạ không chỉ phát tán trong không khí mà còn ngấm vào cả nước biển và đất.

Tại thời điểm viết bài [tháng 1/2019], vật chất có tính phóng xạ trong nước biển quanh khu vực nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima có nồng độ tương đối thấp nhưng để giảm rủi ro thì cần tiến hành nhiều giải pháp khác nhau.

“Bức tường băng” bao quanh lò hạt nhân

Các đường ống được lắp đặt bao quanh dưới mặt đất ở khu vực lò phản ứng hạt nhân. Ở dưới mặt đất, người ta đã xây dựng bức tường băng sâu đến 30m.

Phía dưới mặt đất của lò phản ứng hạt nhân hiện nay đang bị ô nhiễm do vật chất có tính phóng xạ. Vì vậy, người ta đã bao quanh lò phản ứng hạt nhân trong phạm vi 1,5km bằng bức tường băng, ngăn nước mới từ bên ngoài thâm nhập vào.

Nguồn ảnh của công ty điện lực Tokyo

Ngoài ra, người ta còn xây dựng bức tường bằng thép như trong ảnh ở phía biển, để ngăn không cho nước ngầm dưới mặt đất bị ô nhiễm chảy ra biển.

Thiết bị khử đa nguyên tử

“Ở dưới mặt đất nơi có lò phản ứng hạt nhân đã xảy ra tình trạng nước bị ô nhiễm nhỉ? Nguồn nước đó sẽ như thế nào?” [anh Cole hỏi]

“Nước ô nhiễm trong nhà máy sẽ được xử lý làm sạch bằng vô số thiết bị có trong nhà máy ví dụ như thiết bị khử đa nguyên tử [ALPS]. Vật chất phóng xạ ảnh hưởng mạnh đến cơ thể con người như cesium hay strontium sẽ được loại bỏ” [Abe-san, công ty điện lực Tokyo].

Nước trong bể sẽ đi đâu?

Bể chứa nước đã qua xử lý

Chỉ có vật chất phóng xạ tritium là không thể loại bỏ bằng kỹ thuật hiện nay, vì vậy nước đã loại bỏ hầu hết các vật chất phóng xạ ngoại trừ tritium sẽ được chứa trong bể đặt bên trong nhà máy.

Bể chứa nước bên trong nhà máy

“Nước trong bể chứa sẽ như thế nào tiếp theo?” [anh Frank hỏi]

Bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima tại thời điểm tháng 1/2019 có khoảng 940 bể chứa, tổng cộng chứa khoảng 1.100.000 tấn nước. Theo kế hoạch thiết kế xây dựng bể chứa hiện nay dựa trên tình hình tại nơi xảy ra sự cố thì kế hoạch dự kiến là có thể chứa đến 1.370.000 tấn nước.

“Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục trao đổi với chính phủ và người dân địa phương về việc xử lý nguồn nước này như thế nào” [Kimoto-san, công ty điện lực Tokyo].

Những người làm việc tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima

Di chuyển nhiên liệu, giải pháp xử lý nước ô nhiễm. Tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima với nhiệm vụ quan trọng đó hiện nay có khoảng 4,000 ~ 5,000 nhân viên đang làm việc 1 ngày.

“Điều này cũng khiến tôi thật ngạc nhiên. Tôi đã nghĩ rằng phần lớn bên trong nhà máy điện nguyên tử vẫn bị bỏ không từ khi xảy ra sự cố hoặc chỉ có 1 số lượng rất ít nhân viên thao tác. Nhưng lại có nhiều nhân viên đến như vậy nhỉ? [anh Cole]

Kể từ khi sự cố xảy ra đã 8 năm trôi qua, môi trường làm việc cũng đã được cải thiện tích cực.

Lấy ví dụ về bữa ăn. Năm 2015, bên trong nhà máy đã ra đời nhà ăn, nhân viên đã có bữa ăn ấm áp. Trước đó họ chỉ có thể mang thức ăn từ ngoài vào nên các bữa ăn luôn bị lạnh.

“Đối với người Nhật thì việc ăn cùng một nồi cơm cùng nhau là rất quan trọng để làm việc giống như 1 đội”.

Abe-san là người đã nắm rõ tình hình tại đây kể từ khi sự cố xảy ra đã nói chuyện đầy xúc động về điều kiện làm việc.

“Muốn làm gì đó” tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima

Kimoto-san [bên phải ảnh] của công ty điện lực Tokyo đã hướng dẫn chúng tôi trong bài viết lần này cũng là người đã làm việc tại đây. Vào thời điểm xảy ra sự cố, Kimoto-san đã ở nhà máy phát điện số 2 Fukushima cách nhà máy phát điện số 1 Fukushima khoảng 12km. Sau trận động đất, ông đã làm việc trong vai trò phụ trách truyền thông, giải thích cho người dân và chính quyền địa phương về sự cố, hiện nay ông cũng phụ trách truyền thông, đối ngoại ví dụ như tổ chức họp báo cho các phương tiện truyền thông.

“Chúng tôi tin tưởng vào năng lượng nguyên tử để làm việc nhưng khi sự cố như thế này xảy ra khiến cá nhân tôi thấy rất shock. Hiện nay tôi luôn nghĩ rằng phải làm gì đó. Ý thức về trách nhiệm, sứ mệnh là động cơ tôi ở đây”.

Abe-san của công ty điện lực Tokyo cũng cho biết suy nghĩ rất chân thật rằng “sự cố mà chúng tôi không thể ngăn chặn được khiến tôi thấy rất xấu hổ”.

Chúng tôi phải thừa nhận về lỗi của chúng tôi, và phải vạch trần những thất bại đó một cách thẳng thắn. Lập đi lập lại, rất nhiều lần. Nhưng đó là điều mà hiện nay chúng tôi có thể làm và phải làm”.

5.Nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima sẽ như thế nào trong thời gian tới?

Người ta dự kiến để huỷ bỏ lò hạt nhân tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima sẽ mất khoảng 30 ~ 40 năm.

Việc huỷ bỏ các loại mảnh vỡ, gạch vụn, di chuyển nhiên liệu, di chuyển mảnh vỡ nhiên liệu tan chảy, xử lý nước ô nhiễm tiếp tục trong thời gian tới, xử lý nước trong bể chứa ~. Hiện vẫn còn rất nhiều vấn đề vẫn đang tồn tại.

Hiện nay đã có bảo tàng có thể tìm hiểu về nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima như quy trình dỡ bỏ lò hạt nhân đang được tiến hành như thế nào, hay điều gì đã xảy ra tại sự cố năm 2011,...

Nguồn ảnh của công ty điện lực Tokyo
Bảo tàng tư liệu lò phản ứng hạt nhân của công ty điện lực Tokyo [TEPCO Decommissioning Archive Center] nằm ở thị trấn Tomioka, ở phía Nam cách nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima khoảng 10km. Bảo tàng mở cửa năm 2018, đây là nơi các bạn có thể tìm hiểu về toàn bộ nội dung liên quan đến sự số, hiện trạng lò phản ứng hạt nhân thông qua hình ảnh tư liệu, tranh ảnh, trưng bày,...

Nếu các bạn thấy khó đến được đây thì có thể tìm hiểu về hiện trạng lò phản ứng hạt nhân, tình hình bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima qua trang HP của công ty điện lực Tokyo hoặc tour ảo bên trong nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima được công khai trên Web

Tìm hiểu thêm về Fukushima

Sau khi thăm quan tại nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima, anh Frank đã nói: “Trước tiên, tôi đã rất ngạc nhiên với việc có thể đi đến gần hiện trường nơi xảy ra sự cố như thế này. Khi thử đi bộ bên trong nhà máy trên thực tế đã để lại cho tôi ấn tượng nơi đây được kiểm soát chặt chẽ hơn là tôi tưởng tượng”.

Anh Cole đã nói “Tôi cũng cảm nhận được rằng nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima đã được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn có những điều chưa xác thực ví dụ như việc xử lý nước ô nhiễm, hay giới hạn trong kỹ thuật hiện đại trong việc xử lý chất phóng xạ. Nhưng những con người hiện đang làm việc tại đây đều có tinh thần chuyên nghiệp và họ đã cố gắng hết sức”.

Ngoài ra, anh Cole cũng bổ sung thêm. “Tia phóng xạ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Các vật chất không thể nhìn thấy bằng mắt sẽ khiến chúng ta khó lý giải và trở nên bất an. Tuy nhiên nếu tìm hiểu về các kiến thức đó, thăm quan hiện trường thực tế thì sẽ không còn cảm giác sợ hãi nữa”.

Người ta thường sợ hãi những gì không thể nhìn thấy. Nhưng nếu hiểu được bản chất thật thì nỗi sợ sẽ giảm dần.

Để hiểu thêm về hình ảnh Fukushima, họ đã đến 1 nơi khác nữa sau khi thăm quan nhà máy điện nguyên tử số 1 Fukushima.

Page 2

Enter the coupon code "MEN" when making a reservation on the official website.

MEN

COPY CODE

Book NINJA Wi-Fi

Expiry Date 2030-12-31 23:59:59

Video liên quan

Chủ Đề