Gaải thích vì sao tên truyệ là chiêc lược nhà

II. Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Ý nghĩa nhan đề

         “Chiếc lược ngà” là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình.

b. Tóm tắt

          Ông Sáu đi kháng chiến. Mãi khi con gái lên tám tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì cái sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương cho đứa con vào việc làm chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.  

c. Hoàn cảnh sáng tác 

- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 [khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ] và được đưa vào tập truyện cùng tên.

d. Bố cục [3 phần]

- Phần 1 [từ đầu đến "chị cũng không muốn bắt nó về"]: Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.

- Phần 2 [tiếp theo đến "vừa nói vừa từ từ tuột xuống"]: Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.

- Phần 3 [đoạn còn lại]: Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và chuyện chiếc lược ngà.

2. Tìm hiểu chi tiết

a. Tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí:

  – Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

– Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí:

+ Bé Thu đã lâu ngày không gặp cha. Hình ảnh của người cha trong tâm trí nó chỉ được khắc ghi qua tấm ảnh đã cũ rồi. Người cha trong nó hiền lành lắm! Còn ông Sáu, với vết thẹo dữ dằn kia, khác người đàn ông trong ảnh quá!

+ Điều này gây bất ngờ với bé Thu vì gương mặt ông Sáu giờ đã quá xa lạ. Và phản ứng không nhận cha của Thu cũng gây bất ngờ cho ông Sáu bới nó hoàn toàn trái ngược với những mong muốn và tưởng tượng của ông Sáu về cuộc đoàn tụ gia đình sau nhiều năm xa cách. Nhưng nó cũng rất tự nhiên, hợp với tâm lí, tình cảm của một đứa trẻ thơ.

+ Tình huống càng trở nên éo le, khiến người đọc phải hồi hộp theo dõi từng trang truyện vì thời gian ông Sáu ở nhà không nhiều và dù chỉ còn một ngày nữa, đứa bé vẫn quyết không nhận cha.

– Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn.

=>Tình huống truyện giúp nhà văn thể hiện rõ nét tình thương con sâu sắc của anh Sáu và nét tính cách đặc biệt của bé Thu:

- Trong phút đầu gặp lại con sau nhiều năm xa cách, anh Sáu đã không kìm được nỗi vui mừng nhưng trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh.

- Trong ba ngày ngắn ngủi, anh Sáu càng muốn được gần con, khao khát được nghe con gọi tiếng “ba” thì bé Thu càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và kiên quyết không gọi anh là ba.

- Cách ứng xử của bé Thu với anh Sáu như vậy chứng tỏ em có cá tính mạnh mẽ, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong giờ phút chia tay, tình cảm sâu sắc của bé Thu đối với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả, cuống quýt.

- Tình cảm của anh Sáu đối với bé Thu được biểu hiện tập trung và sâu sắc lúc anh ở khu căn cứ. Lời dặn của con đã thúc đẩy anh nghĩ đến việc làm chiếc lược ngà cho con. Có chiếc lược, anh nguôi ngoai nỗi nhớ con và càng mong sớm gặp lại con. Nhưng anh đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay món quà ấy cho con gái.

b. Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ chiến tranh:

Tình cảm cha con được thể hiện qua cả hai nhân vật, đặc biệt là nhân vật ông Sáu. Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong cuộc đời ông Sáu mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong cuộc đời ông.

Nhân vật bé Thu

– Ban đầu, khi ông Sáu mới về, bé Thu không chịu thừa nhận cha: không chịu vâng lời ông Sáu nói, không gọi “ba”, nói trống không, hất miếng trứng cá mà ông Sáu gắp cho nó ra khỏi bát, bỏ sang nhà ngoại khi giận ông Sáu…

– Sau khi được bà ngoại giải thích cặn kẽ, bé Thu mới hiểu ra đó là ba mình. Tiếng thét của bé Thu “Ba…a…a…ba!” chứa đựng tất cả tình yêu thương, nỗi nhớ và sự ân hận. Cô bé nhất định “không cho ba đi nữa”, “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”…

– Lớn lên, Thu trở thành một cô giao liên dũng cảm, cùng tham gia kháng chiến, tiếp bước con đường của cha cô, để lí tưởng của cha còn sáng mãi. Hai cha con quả “đã thành đồng chí chung câu quân hành”.

Nhân vật ông Sáu

* Người cha những ngày ở nhà:

– Tâm trạng háo hức, niềm xúc động khi được gặp con: cái thẹo trên má anh đỏ ửng lên, giần giật; giọng run run.

– Nỗi đau khổ khi bị con gái cự tuyệt: mặt sầm lại trông rất đáng thương, hai tay buông xuống như bị gãy.

– Cố gắng tìm mọi cách để chuyện trò, vỗ về con: gắp trứng cá cho con.

– Cơn giận và việc đánh con cũng xuất phát từ nỗi đau khổ của một người cha bị con cự tuyệt.

– Phút chia tay, niềm hạnh phúc khi được bé Thu gọi “ba” khiến anh bật khóc.

* Người cha ở chiến khu:

– Bao nhiêu tình cảm yêu thương, nhớ nhung ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi: “Lúc rảnh rỗi anh ngồi cưa từng chiếc răng lược cho đến khi hoàn thành, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía”.

– Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi, động viên ông ttrong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con – một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt.

– Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt.

c. Giá trị nội dung

- Đoạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

d. Giá trị nghệ thuật

- Tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật đặc biệt là nhân vật trẻ em.

Sơ đồ tư duy về tác phẩm "Chiếc lược ngà":

Loigiaihay.com

 - Nguyễn Quang Sáng, sinh năm 1932, quê: An Giang

-  Tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Sau 1954, ông bắt đầu sáng tác văn học từ sau năm 1954 và tiếp tục sáng tác đến sau này.

-  Đa tài, sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim…

-  Đề tài: hầu như chỉ viết về cuộc sông và con người Nam Bộ trong kháng chiến cũng như trong thời bình

-  Phong cách văn: nhà văn đậm sâu một phong cách Nam Bộ  với lối viết chân chất, mộc mạc, bình dân, tình huống kịch.

+ Không phải kiểu Nam Bộ quê rặt, địa phương tính, văn chương của Nguyễn Quang Sáng có cái hơi thở đồng bằng, phù sa dòng sông, cái khoáng đạt, giản đơn của con người miền sông nước. Và quan trọng hơn hết là ông thâu tóm vào tác phẩm cái hồn cốt Nam Bộ [Vân Thanh]

+ "Trong hơi văn của Nguyễn Quang Sáng nó sục lên mùi vị của sông nước Tháp Mười, cả cái chất đậm đặc không thể trộn lẫn". [Nhà văn Trần Đăng Khoa]

+ "Nguyễn Sáng vốn là cây bút khéo sử dụng các yếu tố ngẫu nhiên có thể xảy ra, đóng vai trò chất xúc tác thực sự, đẩy các tình huống phát triển, truyện ngắn Nguyễn Sáng tuy đậm tính kịch nhưng vẫn mang nhiều chất trữ tình. Truyện ngắn của anh đi vào từng mảng nhỏ của đời sống, làm cho ta thấy sự kết hợp của chất anh hùng cao cả và chất thơ trong trẻo, đơn giản…".

- Năm 2000, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật

 2. Truyện ngắn Chiếc lược ngà

- Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ  

- Xuất xứ: in trong tập truyện cùng tên

- Vị trí đoạn trích “Chiếc lược ngà”: trích đoạn giữa của truyện

 3. Tóm tắt đoạn trích

- Anh Sáu đi kháng chiến xa nhà từ lúc con còn nhỏ, hai cha con chưa từng được gặp mặt nhau.

- Trong 3 ngày nghỉ phép, anh Sáu cùng đồng đội về thăm nhà và nhận con, nhưng vết thẹo bên má- sự khác biệt về ngoại hình của anh Sáu so với ảnh chụp chung với má nó, khiến cho Thu không chịu nhận và gọi ba.

- Khi được bà ngoại giải thích về chiếc thẹo thì Thu mới chịu nhận ba. Tuy nhiên lúc này đã hết hạn nghỉ phép, anh Sáu và đồng đội phải trở lại miền Đông công tác, để lại sự nhớ thương và cảm động về tình cha con.

- Ở vùng căn cứ, anh Sáu làm chiếc lược ngà để tặng con. Món quà đã hoàn thành xong nhưng chưa kịp trao lại cho Thu thì anh Sáu đã hi sinh trong cuộc càn quoét của quân Mỹ- ngụy. Trước khi hi sinh, ông đã trăn trối gửi chiếc lược, nhờ bác Ba trao lại cho Thu.

- Sau này, bác Ba tình cờ gặp Thu tai trạm giao liên, lúc này đã là một cô giáo liên dũng cảm và bác đã thực hiện nguyện vọng cuối cùng của ông Sáu, trao tận tay cho Thu chiếc lược ngà.

 4. Bố cục đoạn trích “ Chiếc lược ngà”: 3 phần

- Phần 1: Từ đầu -> hai tay buông thõng xuống: Bác Ba kể lại nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh hai cha con phải xa cách và bảy tỏ sự cảm động của Bác trước câu chuyện của ông Sáu và con gái.

- Phần 2: Tiếp --> “ vừa nói vừa từ từ tuột xuống”: Tình cảm cha con bé Thu trong 3 ngày nghỉ phép.

- Phần 3: Còn lại: Ở căn cứ chiến khu, ông Sáu làm chiếc lược tặng cho con

=> phần chia bố cục chỉ để rõ ý, việc phân tích nên đi theo tuyến nhân vật.

 II. Đọc- hiểu văn bản

 * Tình huống truyện

- Tình huống 1: Cha con gặp lại nhau sau 9 năm xa và bé không chịu nhận cha

- Tình huống 2: Lúc Thu nhận và gọi ba cũng là lúc anh hết hạn nghỉ phép và trở lại công tác miền Đông. Cha con hẹn ngày đoàn tụ và Thu hẹn ba mua tặng chiếc lược ngà

=> Tình huống truyện éo le, cảm động

 1. Nhân vật bé Thu

- Là con gái duy nhất của ông Sáu. Xa ba từ khi chưa đầy một tháng tuổi thì ba  phải đi kháng chiến, mãi tận năm 8 tuổi mới gặp mặt cha

=>Không được gần gũi và tiếp xúc với ba nhiều, chưa có ấn tượng gì về người cha, việc nhận diện cha mình thông qua tấm hình chụp với má.

- Là nhân vật trung tâm, thể hiện được ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 * Là cô bé cá tính, bướng bỉnh, gan góc, quyết đoán và giữ vững lập trường

- Nhất định không chiu gọi ba khi ông Sáu nhận nó và yêu cầu nó nhận Ba.

- Đẩy khoảng cách ra xa mỗi khi ông Sáu gần gũi, vỗ về.

- Mời ông Sáu ăn cơm bằng lời trống không với sự bắt ép và miễn cưỡng từ lời nhắc nhở của mẹ

- Thôi ngay ý định nhờ ông Sáu chắt nước cơm nếu như phải gọi ông Sáu là Ba, mặc dù đang trong tình thế rất cần người giúp, cháo có thể bị nhão và bị mẹ mắng

- Khi ông Sáu gắp miếng trứng cá to vàng cho vào chén nó thì nó liền lấy đũa xoi vào chén, để rồi bất thần hất cái trứng ra, cơm văng tung tóe cả mâm.

=> Thu là một cô bé ngang ngạnh , bướng bỉnh và rất cá tính

- Sau khi giận quá, bị ông Sáu đánh vào mông, Thu đã ngồi im, đầu cúi gằm xuống, cầm đũa gắp lại ái trứng cá để vào chén, rồi mới lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm, chạy sang nhà bà ngoại khóc ở bên đấy.

=> Bị đánh rất tủi thân, nhưng bé Thu là một cô bé đã biết ý thức được việc làm của minh là sai nên đã gắp thức ăn lại. Đây cũng là tâm lí và hành động rất đáng yêu của trẻ con khi bị người lớn đánh.

 [+] Nguyên nhân việc bé Thu không nhận và không gọi ông Sáu là ba

- Do ông Sáu bị địch bắn thương, tạo thành một vết thẹo dài trên má nhìn rất dễ sợ. Giờ đây, nhìn ông Sáu không hề giống với hình ảnh ông chụp cưới với má nó. Xa cha từ khi chưa đầy một tuổi, tấm hình này chính là cơ sở duy nhất để Thu ấn tượng và nhận ra cha mình.Bởi vậy sự khác biệt trên khiến cho Thu không tin tưởng và nhất quyết không chịu nhận cha mình và nhất quyết không gọi ba.

* Cô Bé Thu là một người kính trọng và yêu thương ba hết mực

- Thể hiện ở việc tuy xa ba và chưa từng gặp ba từ lúc mình chưa đầy một tháng tuổi, song Thu vẫn luôn luôn lưu giữ về ấn tượng duy nhất của mình về người cha thông qua tấm ảnh. Thu luôn trân trọng và ý thức được sự tổn tại của mối quan hệ cha – con, luôn ý thức và nâng niu mình có một người cha như thế, luôn có niềm tin về ngày gặp lại ba của mình.

- Đối với Thu, ba chỉ có duy nhất một, và đó là ba với ấn tượng duy nhất trong ảnh mà cô được biết tới. Người nào không giống ấn tượng đó thì không phải là ba.

=> Việc không nhận một người có vẻ ngoài hơi ghê, không giống với những gì mình được biết về ba cũng chính là ấn chứa một cách hành xử khá con trẻ nhưng thể hiện được tình yêu thương và kính trọng ba rất mực của bé Thu.

 * Cô bé Thu là một người giàu lòng trắc ần và giàu tình cảm

- Khi được nghe bà ngoại giải thích về sự xuất hiện của cái thẹo và nói đó chính là ba mình, nó đã “nằm im, lăn lộn và thi thoảng lại thở dài như người lớn”. Ngay sáng hôm sau, nó lại bảo bà ngoại đưa nó về. Thu ân hận, tự trách mình vì đã không gọi ba, không nhận ba và hỗn xược với ba.

- Hành động:

+ Kêu thét lên tiếng kêu xé lòng nhận ba : Ba…a…a…ba!

+  Nó hôn ba cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.

+ Dùng mọi cách để giữ cho ba khỏi đi : “Con bé hét lên, hai tay nó siết chặt lấy cổ…, nó dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó, và đôi vai nhỏ bé của nó run run”.

--> Hành động rất con trẻ và thể hiện tình nhớ thương cha vô bờ bến.

--> Cảnh tượng thiêng liêng về tình cha con, khiến cho mọi người xúc động

- Hẹn ba mua cho mình một chiếc lược : “Ba về! Ba mua cho con một cây lược nghe ba”.

--> Tâm lí con trẻ, ngây thơ, hồn nhiên.

 * Nghệ thuật khắc họa nhân vật bé Thu

- Đặt bé Thu trong một tình huống ngặt nghoèo, bộc lộ được tính cách nhân vật

- Miêu tả ngoại hình, hành động, lời nói

- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua các đoạn đối thoại

- Sự am hiểu tâm lí con trẻ của tác giả, thể hiện thông qua lời nói, hành động  thái độ của Thu.

 2. Nhân vật ông Sáu

- Là ba của bé Thu. Ông thoát li đi kháng chiến từ khi con gái mới chưa đầy một tháng tuổi.

- Ông có một khoảng thời gian khá dài xa cách và không có điều kiện gần gũi cho con. Do vậy ông rất muốn gặp con, bù đắp tình yêu thương của người cha dành cho con. Vì chiếc thẹo- vết thương của bọn Mỹ bắn mà ban đầu Thu không nhận ông là ba, điều này làm ông rất đau lòng.

-  Cha con nhận nhau đúng lúc mà ông phải quay trở lại công tác. Trong ông vẫn luôn đau đáu, dằn vặt nỗi niềm phụ tử vì chưa bù đắp được tình cảm cho con, cứ ân hận vì đã đánh con .

- Ở căn cứ chiến khu,ông luôn nhớ thương đứa con gái bé bỏng đáng yêu của mình. Ông đã thích thú và dành thời gian làm chiếc lược ngà- món quà tặng con. Món quà dồn nén sự nhớ thương con gái, rất tỉ mỉ và công phu:

+ "Anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ"

+ "Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu con của ba"

=> Nhân vật ông Sáu là đại diện cho tình phụ tử thiêng liêng. Câu chuyện cảm động của ông cũng chính cho thấy được sự thiêt thòi của những người lính lúc bấy giờ. Họ phải hi sinh sự thiếu thốn về mặt tình cảm với gia đình, với người vợ, với những đứa con để phục vụ kháng chiến, đấu tranh chống lại bọn Mỹ- ngụy, vì lợi ích chung của dân tộc.

- Nghệ thuật khắc họa: miêu tả ngoại hình, miêu tả diễn biến tâm lí đối thoại và thông qua hành động nhân vật

 3. Nhân vật bác Ba

 - Là đồng đội với ông Sáu, cùng có mặt về thăm gia đình ông Sáu trong đợt nghỉ phép ba ngày. Đây cũng chính là nhân vật đã chứng kiến và kể lại toàn bộ câu chuyện cha con ông Sáu. Dường như đây là tác giả của câu chuyện và là người gửi gắm chủ đề, tư tưởng và thông điệp cho độc giả.

=> Khách quan, linh hoạt và chân thực

- Là người giàu lòng trắc ẩn, giàu tình cảm: Khi chứng kiến  và sau này khi kể lại câu chuyện cảm động của cha con nhà ông Sáu, ông đều rất xúc động, băn khoăn và ngậm ngùi. Là người đã thực hiện được nguyện vọng cuối cùng trao lại chiếc lược ngà cho bé Thu của ông Sáu.

- Nghệ thuật khắc họa: ngôi kể thứ nhất, giọng văn điềm đạm, trầm tĩnh, nghẹn ngào

 4. Ý nghĩa nhan đề: Chiếc lược ngà

- Tên một món kỉ vật: chiếc lược được làm bằng ngà voi

- Kỉ vật gửi gắm chứa đựng tình phụ tử thiêng liêng, xúc động nhưng lại là vật chứng cho thấy sự xa cách tình cảm cha con.

- Lên án, tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã cướp đi những thứ tình cảm giản đơn, tối thiểu, đẹp đẽ và thiêng liêng nhất của con người. Đồng thời thức tỉnh con người ta cần biết trân trọng, nâng niu những tình cảm đẹp đẽ mà mình đang có được.

Video liên quan

Chủ Đề