Nhà máy năng lượng mặt trời lớn nhất Đông Nam a

Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk cho biết ngày 15/11, nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp chính thức đóng điện thành công giai đoạn I của dự án sau khi hoàn thành 100% khối lượng xây lắp, đủ điều kiện đóng điện đường dây và trạm biến áp 500kV.

Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp giai đoạn I có công suất 600MWac/831MWp, với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỉ đồng, điện lượng 1,5 tỉ kWh/năm.

Với gần 2 triệu tấm pin mặt trời, trạm biến áp 500kV/1.200MVA và 22,2 km đường dây 500kV, dự án đã hoàn thành 100% khối lượng xây lắp, đóng điện thành công đường dây và trạm biến áp 500kV.

Đại diện Tập đoàn Xuân Thiện, nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á. Khi Nhà máy đi vào hoạt động, mỗi năm đóng góp ngân sách hàng trăm tỉ đồng, giải quyết hàng nghìn việc làm cho địa phương.

Ngay đầu năm 2021, Tập đoàn Xuân Thiện sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn II với 1.400MW điện mặt trời tại xã Ia Rvê – huyện Ea Súp. Ngoài ra, Tập đoàn dự kiến mở rộng đầu tư 5.000 MW điện gió.

Dự kiến, giai đoạn 2 của dự án sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, dự án có tổng công suất 2.000 MWac/2.800 MWp, trạm biến áp 500kV/2.400MVA, cung cấp khoảng 5 tỉ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia.

Hiện nay Tập đoàn Xuân Thiện đang triển khai đầu tư 3 nhà máy sản xuất thiết bị điện trên cả nước gồm: nhà máy thiết bị điện mặt trời tại Hòa Bình [công suất 360MW/năm]; nhà máy sản xuất thiết bị điện gió Đắk Lắk [3.000MW/năm] và tỉnh Ninh Thuận [3.000MW/năm].

Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện - Ea Súp [giai đoạn 1] có công suất 600MWac/831MWp, tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, điện lượng1,5 tỷ kWh/năm. Dự án cũng có gần 2 triệu tấm pin mặt trời, trạm biến áp500kV/1.200MVA và 22,2 km đường dây 500kV. Dự án hoàn thành 100% khối lượng xây lắp vào ngày 15/11/2020, đóng điện thành công đường dây và trạm biến áp 500kV.

Đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Khi nhà máy đi vào hoạt động, mỗi năm sẽ đóng góp ngân sách hàng trăm tỷ đồng, giải quyết hàng nghìn việc làm tại địa phương.

Theo kế hoạch, ngay đầu năm 2021, Tập đoàn Xuân Thiện sẽ tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 với 1.400 MW điện mặt trời tại xã Ia Rvê - huyện Ea Súp. Bên cạnh đó, Tập đoàn Xuân Thiện dự kiến đầu tư thêm 5.000 MW điện gió.

Giai đoạn 2 của dự án dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2021 hoặc đầu năm 2022, dự án có tổng công suất 2.000 MWac/ 2.800 MWp, trạm biến áp 500 kV/ 2.400 MVA, cung cấp khoảng 5 tỷ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia.

Những "ông lớn" đầu tư điện mặt trời ở Việt Nam có gì đặc biệt?

Ngày 15-11, Tập đoàn Xuân Thiện đã tổ chức đấu nối và đóng điện thành công Trạm biến áp 500kV Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông-Nam Á đến thời điểm hiện nay.

Dự án Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp giai đoạn 1 có gần hai triệu tấm pin mặt trời, công suất 600 MWac/831 MWp, trạm biến áp 500 kV/1.200 MVA và 22,2 km đường dây 500kV, với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng, điện lượng 1,5 tỷ kWh/năm. Theo chủ đầu tư, với công suất hiện có, đây là nhà máy điện mặt trời lớn nhất Đông-Nam Á.

Với công suất 2x600MVA, trạm biến áp này phục vụ đấu nối, giải tỏa công suất cho 600MWac giai đoạn 1 và sẵn sàng phục vụ cho một phần công suất khoảng 600/1.400MW của giai đoạn 2 dự án.

 Trạm biến áp 500kV Nhà máy điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp được đóng điện thành công.

Đại diện Tập đoàn Xuân Thiện cho biết, được khởi công vào tháng 4-2020, sau khi hoàn thành hai giai đoạn, vào cuối năm 2021, đầu 2022, dự án có tổng công suất 2.000 MWac/2.800 MWp, trạm biến áp 500 kV/2.400 MVA, cung cấp khoảng 5 tỷ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia.

Dự án điện mặt trời Xuân Thiện Ea Súp được triển khai trên vùng đất biên giới Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây vốn là vùng đất khô cằn, khí hậu khắc nghiệt thuộc khu vực đặc biệt khó khăn, hiệu quả sử dụng đất rất thấp, đời sống nhân dân eo hẹp. Dự án triển khai xây dựng ở đây giúp người dân yên tâm, ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ an ninh vùng biên, phát huy hiệu quả sử dụng đất, bổ sung vào nguồn năng lượng sạch quốc gia, giải quyết việc làm cho trăm nghìn lao động địa phương, đóng góp ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

NGUYỄN CÔNG LÝ

Công nhân thi công đường dây truyền tải 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng - Video: T.N.

Dự án trạm biến áp 500kV và đường dây 220/500 kV kết hợp Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam 450MW tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận do Công ty CP đầu tư và xây dựng Trung Nam [Trungnam Group] đầu tư với tổng vốn đầu tư 12.000 tỉ đồng.

Dự án được triển khai trên diện tích 557,09ha, trong đó có hơn 17km đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Đây là dự án truyền tải điện 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, giúp giải tỏa công suất các dự án năng lượng tái tạo cho tỉnh Ninh Thuận - Ảnh: NGỌC HIỂN

Với mục tiêu thực hiện dự án trong 102 ngày, Trungnam Group đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong vòng 45 ngày đầu tiên, hơn 8.000 con người từ cán bộ, kỹ sư, công nhân đã thi công xuyên suốt ngày đêm để hoàn thành dự án đúng tiến độ. Dự án sử dụng 1.4 triệu tấm pin, hơn 100.000 tấn thép, lắp gần 8.5 triệu mét dây và cáp điện...

Ngoài việc khai thác hơn 1 tỉ kWh từ nguồn năng lượng tái tạo [năm đầu tiên 1,2 tỉ kWh], dự án này sẽ góp phần quan trọng khi giải tỏa công suất lưới điện cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ.

Hơn 8.200 công nhân đã làm việc xuyên đêm trong 102 ngày đêm để thi công dự án, kịp hoàn thiện tiến độ - Ảnh: T.N.

Ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc Trungnam Group - cho biết dự án này có những điều đặc biệt khi đây là dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam, lớn nhất Đông Nam Á. Đặc biệt, đây là dự án trạm biến áp, đường dây truyền tải 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư, xây dựng bởi trước đây hạ tầng truyền tải điện thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.

"Sau khi dự án này hoàn thành, Trung Nam đã chính thức phát trên lưới quốc gia 1.064MW bao gồm thủy điện, điện mặt trời, điện gió. Dự kiến năm 2021, chúng tôi sẽ phát thêm 900MW điện gió và đến năm 2027 đưa vào vận hành gần 10.000MW điện năng lượng tái tạo, điện gió và điện mặt trời" - ông Tiến nói.

Đề xuất được hưởng giá ưu đãi toàn bộ dự án

Dự án truyền tải điện tư nhân do Trung Nam xây dựng đã hòa lưới thành công - Ảnh: T.N.

Ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc Trungnam Group - cho rằng doanh nghiệp này đã giữ đúng cam kết hoàn thành dự án trong năm 2020, thậm chí sớm hơn 3 tháng và bàn giao trạm, đường dây 500kV [giá trị đầu tư gần 2.000 tỉ đồng] cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] với giá 0 đồng.

Do đó, ông Tiến cũng kiến nghị chấp thuận cho doanh nghiệp này được hưởng trọn vẹn giá bán điện như những nhà đầu tư khác là 9,35 cent/kWh [tương đương 2.086 đồng/kWh] thay vì chỉ hưởng một phần.

Trong khi đó, ông Lưu Xuân Vĩnh - chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - kiến nghị EVN sớm tiếp nhận bàn giao trạm biến áp và đường dây 500kV theo đúng quy định. Đồng thời, ông Vĩnh cũng kiến nghị các bộ ngành xem xét cho doanh nghiệp được hưởng giá mua điện ưu đãi, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

Theo quyết định số 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam, các dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp và có ngày vận hành thương mại trước 1-1-2021 với tổng công suất tích lũy không quá 2.000MW sẽ được ngành điện mua điện với giá 9,35 cent/kWh.

Đường dây 500kV đầu tiên do tư nhân đầu tư đóng điện thành công

NGỌC HIỂN - HỒNG VÂN

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề