Nhập cư thuần là gì

Tỷ suất nhập cư, xuất cư và di cư thuần phân theo giới tính [ĐVT: ‰]
  Tổng số Phân theo giới tính
Nam  Nữ
Tỷ suất nhập cư 
2015 11,6 9,2 14,0
2016 12,3 10,9 13,6
2017 7,0 5,0 8,1
2018 12 11,2 12,8
Sơ bộ 2019 16,7 16,3 17,0
Tỷ  suất xuất cư
2015 6,7 7,6 5,8
2016 5,8 5,1 6,3
2017 2,7 2,4 3,5
2018 3,0 2,8 3,3
Sơ bộ 2019 3,0 2,9 3,0
Tỷ suất di cư thuần
2015 4,9 1,6  8,2
2016 6,5  5,8  7,3
2017 4,3 2,6 4,6
2018 9,0 8,5 9,6
Sơ bộ 2019 13,7 13,4 14,0

Các biểu đồ liên quan:

Quy định pháp luật về người nhập cư

  • 1. Người nhập cư là gì ?
  • 2. Phân loại người nhập cư
  • 3. Đặc điểm của người nhập cư
  • 4. Nguyên nhân của nhập cư
  • 5. Nhập cư ở Việt Nam như thế nào?
  • 6. Trình tự, thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài ở Việt Nam

1. Người nhập cư là gì ?

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về người nhập cư có thể áp dụng một cách phổ biến trong phạm vi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Nội dung của khái niệm này thường được quốc gia, các nhà nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với các mục đích nghiên cứu của mình.

Có thể hiểu: Nhập cư là hành động di chuyên chỗ ở đến một địa phương khác của một người hoặc một nhóm người để sinh sống lâu dài hoặc tạm thời. Người nhập cư là người từ một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổ này di chuyển đến một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổ khác để sinh sống, làm việc.

2. Phân loại người nhập cư

Có nhiều cách phân loại người nhập cư theo góc độ khác nhau, tuỳ vào mục đích nghiên cứu. Do vậy việc phân loại người nhập cư chỉ có tính chất tương đối và không tách bạch với nhau.

- Theo độ dài thời gian cư trú:

Người nhập cư lâu dài: Là những người chuyển đến sinh sống vĩnh viễn hoặc lâu dài tại nơi mới [thường trên 12 tháng]. Những người này thường không quay trở về sống tại nơi gốc, họ chỉ quay về để thăm viếng những không có ý định quay về trở lại sống tại nơi gốc.

Người nhập cư tạm thời: Là những người chuyển đến sinh sống và làm việc tại nơi mới trong thời gian ngắn và có khả năng quay trở về.

Người nhập cư mùa vụ: Là một hình thức đặc biệt của người nhập cứ tạm thời, loại hình này bao gofm những người lao động nhập cư vào nơi mới để làm việc thời vụ hoặc tìm việc làm vào những lúc nông nhàn, kể cả những người đi công tác, khám chữa bệnh, dụ lịch, học tập,..họ không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhập cư.

- Theo tính chất tổ chức, quản lý người nhập cư:

Người nhập cứ có tổ chức: Là những người nhập cư được luật pháp của nước gốc và nước nhập cư cho phép, được chính quyền địa phương nơi nhập cư đón nhận. Theo đó, người nhập cư được nhận sự giúp đỡ từ Nhà nước và địa phương nhập cư.

Người nhập cư tự do: Là những người nhập cư đến nơi mới do bản thân hoặc gia đình họ quyết định, không nằm trong chương trình di cứ của Nhà nước, không được hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Theo địa bàn nhập cư

Người nhập cư trong nước: Là những người di chuyển đến địa phương khác sinh sống, làm việc, học tập trong cùng lãnh thổ quốc gia.

Người nhập cư quốc tế: Là những người từ quốc gia này nhập cư vào quốc gia khác để sinh sống, làm việc, học tập hoặc vì mục đích khác.

3. Đặc điểm của người nhập cư

- Đặc điểm về nhân khẩu học

Đặc điểm nhân khẩu học phản ánh những đặc trưng về mặt dân số của người nhập cư như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân. Chúng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của người nhập cư như di chuyển hay không di chuyển đến đâu...Các nghiên cứu về di dân đều có chung một nhận xét đó là người nhập cư thường là những người trong độ tuổi lao động và ngày càng có xu hướng trẻ hoá. Tuổi của người nhập cư phần lớn tập trung ở nhóm trẻ chiếm tỷ trọng khoản 84% tổng số người nhập cư.

Giới tính của người nhập cư tuỳ thuộc vào khoảng cách di chuyển, mục đích di chuyển, nhu cầu lao động của nơi đến và thường thì tỉ lệ nam/nữ trong dân nhập cư có sự chênh lệch.

Tình trạng hôn nhân cũng có mối quan hệ với tính chọn lọc của nhập cư. Một mặt, mọi người sau khi kết hôn thường gắn bó với gia đình và con cái, do đó không thực sự sẵn sàng để di chuyển đến nơi mới.

- Đặc điểm về học vấn, chuyên môn

Trình độ học vấn, chuyên môn tuỳ thuộc vào nơi xuất cư, nhu cầu lao động nơi nhập cư và vào khoảng cách di chuyển. Trong đó đáng chú ý là lực lượng dân nhập cứ có trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao thường nhập cư nhiều hơn. Tức là ở đây có sự tương quan thuận giữa học vấn và nhập cư. Nếu mọi điều kiện khác đều như nhau thì những ngừoi học vấn cao thường hay đi ra hơn so với những người học vấn thấp hơn bởi vì họ không thoả mãn với công việc đang làm, họ muốn tìm công việc thích hợp hơn và có thu nhập cao hơn. Theo đó, người nhập cư dài hạn thường có học vấn cao hơn so với người nhập cư tạm thời.

- Đặc điểm về việc làm, thu nhập, điều kiện sống

Những người nhập cư tạm thời và mùa vụ thường là những người có việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định.

Về điều kiện sống, phần lớn lao động nhập cư cho biết được hưởng lợi từ di cư, hài lòng với công việc và thu nhập ở nơi nhập cư đến. Tuy nhiên, tình trạng ít có điều kiện để cải thiện thêm trong công việc và thu nhập nên đa số phải sống trong điều kiệm kém để tiết kiệm chi tiêu để có tiền giúp gia đình khiến cho lao động nhập cứ cũng đối mặt với một loạt khó khăn, thách thức, trong đó đặc biệt là vấn đề chỗ ở.

4. Nguyên nhân của nhập cư

- Nguyên nhân về kinh tế

Hầu hết các nhà kinh tế cùng các nhà khoa học nghiên cứu di dân ở nhiều góc độ khác nhau đều khẳng định rằng hiện tượng nhập cư có thể giải thích chủ yếu bằng nguyên nhân kinh tế.

Người nhập cư dự tính tiền lương kiếm được tăng lên so với nơi cũ, họ mong đợi kết quả ở nơi đến với đồng lương cao hơn. Họ tính toán nếu số tiền kiếm được nhiều hơn số chi phí cho giao thông đi lại và các khoản chi phí khác mà vẫn còn dư thì họ sẽ di chuyển đến nơi mới.

- Nguyên nhân về chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người nhập cư. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người nhập cư không phải những người thất nghiệm mà họ di chuyển đến nơi mới với kỳ vọng chất lượng cuộc sống tốt hơn. Phần lớn những người nhập cư với lý do này là những người có trình độ học vấn cao, thu nhập cao và họ muốn tận hưởng những dịch vụ tốt hơn cho cuộc sống của họ.

Một trường hợp khác, sự phân hoá giàu nghèo, sự chênh lệch về thu nhâp, điều kiện sinh sống, về cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn giữa thành thị và nông thôn có tác động mạnh mẽ thôi thúc một bộ phận lao động dư thừa, thiếu việc làm. cải thiện đời sống và lớp trẻ muốn ra đi để tìm kiếm những cơ may thăng tiến cho bản thân. Như vậy, người nhập cứ sẽ di chuyển từ nơi bất ổn chính trị, nghèo, công việc khan hiếm, dịch vụ cung cấp thực phẩm nghèo nàn đến nơi giàu có hơn, thịnh vượng hơn.

5. Nhập cư ở Việt Nam như thế nào?

Việt Nam chưa có luật nhập cư. Điều 82 Hiến pháp năm 1992 quy định "Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú".

Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2000 quy định "người nước ngoài thường trú" là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam [Điều 3]. Những người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam thuộc 3 trường hợp sau sẽ được xem xét, giải quyết cho thường trú:

+ Là người đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại;

+ Có công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

+Là vợ [chồng], con, cha, mẹ của công dân Việt Nam thường trú ở Việt Nam [Điều 13]. Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam được cấp thẻ thường trú [Điều 14].

6. Trình tự, thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài ở Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Người nước ngoài xin thường trú tại Việt Nam đến nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất, nhập cảnh - Bộ Công an.

* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.

Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần [ngày lễ, tết nghỉ].

Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú. Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú:

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

* Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần [ngày lễ, tết nghỉ].

Cách thức thực hiện: trực tiếp tại trụ sở Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Thành phần hồ sơ:

a] Đơn xin thường trú;

b] Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;

c] Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;

d] Bản sao hộ chiếu có chứng thực;

đ] Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú quy định tại Điều 40 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014];

e] Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam [Luật số 47/2014/QH13, ngày 16/6/2014].

+ Số lượng hồ sơ: 01 [một] bộ.

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề