Nhật ký -- Sổ Cái là gì

30/11/2018 04:51

Thế nào là Sổ nhật lý- Sổ cái kế toán? Sổ kế toán được chia làm những loại nào? Bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

1.Khái niệm sổ Nhật ký-Sổ cái.

Nhật ký – Sổ cái là một loại sổ liên hợp. Nó kết hợp ghi theo thời gian và theo hệ thống. Sổ này có nhiều mẫu kết cấu khác nhau, nhưng đặc trưng cơ bản của nó là trên cùng một trang sổ, số liệu kế toán vừa được ghi theo thời gian [phần Nhật ký] vừa được ghi theo hệ thống [phần Sổ cái]. Chứng từ kế toán khi vào sổ liên hợp này được sắp xếp và phân loại theo thời gian và riêng cho từng đối tượng.

2. Phân loại.

Theo mức độ khái quát của nội dung phản ánh, sổ kế toán được chia làm sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và sổ kết hợp kế toán tổng hợp và chi tiết.

+ Sổ kế toán tổng hợp được dùng để phản ánh tổng quát các loại tài sản, nguồn vốn, các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể tên một số sổ kế toán tổng hợp như: Sổ cái, sổ Nhật ký – Sổ cái, sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.

+ Sổ kế toán chi tiết được sử dụng để phản ánh chi tiết các nội dung và số tiền đã được phản ánh trong các sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý cụ thể. Thuộc loại này bao gồm các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết.

Sổ kết hợp kế toán tổng hợp và chi tiết được sử dụng để phản ánh tổng quát từng loại tài sản, nguồn vốn, vừa phản ánh các bộ phận cấu thành bên trong của từng loại tài sản, nguồn vốn.

Theo hình thức cấu trúc, sổ kế toán có thể chia thành sổ kiểu một bên, sổ hai bên và sổ nhiều cột, sổ bàn cờ.

Theo hình thức tổ chức, sổ kế toán có thể phân biệt thành sổ đóng thành quyển hoặc sổ tờ rời.

Kế toán Đức Minh chúc bạn đọc thành công!

-Ms Le-

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết có liên quan:

>>> Cách ghi sổ nhật ký chung trên excel

>>> Học kế toán trên excel "Hướng dẫn vào sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung"

>>> 4 CÁCH PHÂN LOẠI HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN - Kế toán Đức Minh

Với mục tiêu “Sự thành công của học viên là niềm tự hào của Đức Minh”, Công ty đào tạo kế toán và tin học Đức Minh là nơi đào tạo kế toán thực tế và tin học văn phòng uy tín và chuyên nghiệp nhất Hà Nội hiện nay. Đức Minh luôn sẵn sàng hỗ trợ hết mình vì học viên, luôn đồng hành cùng học viên trên bước đường đi tới thành công.

Lịch học dạy kèm linh động từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần cho tất cả các học viên:

Ca 1: Từ 8h -> 11h30 * Ca 2: Từ 13h30 -> 17h * Ca 3: Từ 18h -> 20h

Bảng giá khóa học

TỔ CHỨC THI VÀ CẤP CHỨNG CHỈ CỦA VIỆN KẾ TOÁN ĐỨC MINH

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KẾ TOÁN - TIN HỌC ĐỨC MINH

Cơ Sở 1: Tầng 2 - Tòa nhà B6A Nam Trung Yên - đường Nguyễn Chánh – Cầu Giấy HN - 0339.156.806
Cơ Sở 2: P902 tầng 9 tòa Licogi 12 . Số 21 Đại Từ - Đại Kim [ đối diện khu chung cư Eco Lake View] - Hoàng Mai - Hà Nội. ĐT / ZALO: 0342.254.883
Cơ Sở 3: Tầng 2, Nhà số 2, Ngõ 4 - Đường Nguyễn Khuyến - Văn Quán - Hà Đông - Hà Nội - 0339.421.606

Hướng dẫn hình thức, cách ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký – Sổ cái theo thông tư 200/2014/TT- BTC ký ban hành  22/12/2014 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2015. Các bạn cùng tham khảo bài viết nhé. khoa hoc lap bao cao tai chinh cap toc

1. Đặc trưng của hình thứ Nhật kí – Sổ cái:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh  được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế [căn cứ vào các tài khoản kế toán] trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật kí – sổ cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký- sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán.

Tải mẫu sổ Nhật ký – Sổ cái theo thông tư 200 file Excel: TẠI ĐÂY

Tải mẫu sổ Nhật ký – Sổ cái theo thông tư 200 file Word: TẠI ĐÂY

Hình thức Nhật ký – Sổ cái bao gồm:

  • Nhật ký – Sổ cái
  • Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết

2. Cách ghi sổ Nhật ký – sổ cái:

Công việc hàng ngày: học logistics ở đâu tốt tốt nhất hà nội

Kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái. Số liệu của mối chứng từ [hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại] được ghi trên  một dòng ở cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ cái. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập cho những chứng từ cùng loại[ Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập,…] phát  sinh nhiều lần trong cùng một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày. Chứng từ kế toán và Bảng tổng hợp chứng từ cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký – Sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan. học khóa kế toán ngắn hạn ở đâu

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức sổ Nhật ký-Sổ cái

Công việc cuối tháng

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào Sổ Nhật Ký – Sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng. Căn cứ vào số phát sinh các tháng trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh trong tháng kế toán tính ra số dư cuối tháng [ cuối quý] của từng tài khoản trên Nhật Ký – Sổ cái.

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng[ cuối quý] trong Sổ Nhật ký – Sổ cái phải đảm bảo các yêu cầu sau: học xuất nhập khẩu tại tphcm

Tổng số tiền của cột phát sinh ở Sổ Nhật ký  = Tổng số phát sinh Nợ của tất cả các Tài khoản  = Tổng tài khoản phát sinh Có của tất cả các Tài khoản

Tổng số dư Nợ các Tài khoản  =  Tổng số Dư các Tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng.Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “ Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng Tài khoản. Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với các số phát ính Nợ, số phát sinh Có và số Dư cuối tháng của từng loại tài khoản trên sổ Nhật ký – Sổ cái.

Số liệu trên Nhật ký – Sổ cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết”. Sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính.

3. Ưu nhược điểm của Nhật ký- Sổ cái

Ưu điểm: học xuất nhập khẩu tại tphcm

  • Sổ kế toán gọn nhẹ, tất cả các Nghiệp vụ kế toán phát sinh đều nằm trong Sổ cái; chỉ cần một kế toán trực tiếp ghi sổ; cộng sổ, lấy số dư và lên cân đối [ giảm chi phí khâu gián tiếp].
  • Việc ghi sổ kế toán không trùng lặp [định khoản ngay trên chứng từ gốc và ghi các tài khoản đối ứng ngay trong 1 quyển sổ cái. nghiệp vụ ngân hàng
  • Việc lến cân đối phát sinh các tài khoản kế toán rất thuận lợi; nếu có sai sót rất dễ đối chiếu để tìm ra ngay.

Nhược điểm:

  • Chỉ thích hợp với doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh thương mại
  • Đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp, xây dựng,…phải sử dụng nhiều tài khoản kế toán thì không thể áp dụng loại hình kế toán này được vì sổ sẽ rất dài, hay sai sót.
  • Dễ phát sinh lệch dòng do dòng quá dài, dòng kẻ không trùng nhau…Việc ghi sổ khá lãng phí [ trong một dòng rất dài nhưng chỉ ghi một vài cột đối ứng]
  • Ghi sổ cái quá chi tiết, mất thời gian, việc tổng hợp để phân tích số liệu kế toán khó, thiếu khoa học.

Mẫu sổ Nhật Ký – Sổ cái:

Mẫu sổ Nhật ký- Sổ cái

Xem thêm: học kế toán thực hành ở đâu tphcm

Nội dung tham khảo từ: Kế toán Lê Ánh

Tags: mẫu sổ nhật kýsổ cái

Video liên quan

Chủ Đề