Phép vua còn thua lệ làng là gì

Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.

Giải thích câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng – Bài làm 1

Câu tục ngữ này mang một nghĩa sâu rộng. Không chỉ có những luật lệ mà những phong tục tập quán ở đây còn được người trong làng bảo vệ dù có vua đến cũng coi như là không.

Câu tục ngữ này cần được triễn khai hai ý: Phép vua tức là quyền hạng cao nhất. biểu hiện cho tinh thần pháp luật quốc gia. Mang một tầm bao quát lớn. Lệ làng tức là những luật lệ ở một cái làng nào đó, do người lớn tuổi nhất đứng ra chủ trì, làm chủ và đặt ra những quyền hạn mà người trong làng phải nghe theo. Và các luật lệ được sắp xếp theo mọt trật tự trên dưới. bên cạnh đó con người chúng ta đã thú nhận “sức mạnh” của mình qua câu nói tận thâm sâu trong tâm hồn và truyền thống, cũng như phong tục: Phép vua thua lệ làng. Đơn vị làng cũng là đơn vị sống tình cảm, ở đó phản ánh trình độ sống nhiều khi nặng về cảm tính của con người.

Câu tục ngữ này muốn nói lên một điều đó là dù có pháp luật có cao tới đâu cũng không thể nào đi qua làng đo mà không tuân thủ theo luật lệ ở làng đó. Và cò khẵng định một điều là dù có ật pháp thế nào thì cũng không thể hông tuân thủ đền những quy tắc mà ông cha ta từ xưa để lại.

Vì có những sự tuân thủ đó nên bây giờ xã hội mới còn lại hằng năm những lễ hội, những lễ cúng viếng, những phong tục tập quán xẫy ra. Đó cũng là một nét truyền thống về văn hóa của ông cha ta.

Hiện nay thì câu tục ngữ phép vua thua lệ làng cũng đã nằm trọng sự kiểm soát của nhà nước. dù các luật lệ đó vẫn diễn ra nhưng mà nó nằm trong một khuôn khổ nhất định, trông một thời gian nào đó. Đó cũng là một việc tốt. để tránh những việc lạm dụng sự luật lệ mà kẻ thù xâm phạm chống phá các chế độ về an toàn xã hội của nước ta.

Qua câu tục ngữ này, ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu những truyền thống, những phong tục tập quán đầy những bản sắc của văn hóa vùng miền và muốn chúng ta phải thực hiện. bên cạnh đó còn phát huy được những tinh thần quý báu mà ông cha ta đã truyền lại.

Giải thích câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng – Bài làm 2

Từ xưa đến nay trong xã hội của nước ta có sự tồn tại song song giữa hương ước lệ làng với luật pháp. Bên cạnh việc bổ sung cho nhau ngoài ra còn mâu thuẫn với nhau sự mâu thuẫn này còn được ông cha ta lí giải qua những câu ca dao tục ngữ mà tiêu biểu là câu “Phép vua thua lệ làng”.

Đây là câu tục ngữ nói về luật lệ của một cái làng cụ thể nào đó. Ở đây lệ làng là xuất phát từ đời sống thực tế của người dân trong làng xã ngày xưa. Làng xã thường mang tính tự trị tồn tại khá biệt lập với nhau và có phần biệt lập với triều đình phong kiến có thể nói mỗi làng như một vương quốc nhỏ được khép kín với luật lệ riêng và người đứng đầu là trưởng làng. Trong không gian làng xã, pháp luật bị đẩy xuống hàng sau, mọi vấn đề phát triển đều có thể quy về cái gọi là giải quyết nội bộ trong phạm vi làng. Còn phép vua là pháp luật của quốc gia được các trạng nguyên những người có học thức cao rồi các quan trong triều cùng vua lập ra nhằm mục đích cai trị đất nước, để người dân thực hiện tạo nên một xã hội ổn định, an ổn. Xã hội có ổn định yên bình thì đất nước mới giàu mạnh phát triển.

Hai vế “phép vua” và “lệ làng” được liên kết với nhau bởi chữ “thua” nhằm so sánh và nói lên mối tương quan giữa phép vua tượng trưng cho pháp luật chính quy của cả nước với lệ làng là phong tục tục lệ của một phạm vi nhỏ theo đơn vị làng xã. Như vậy lệ làng là phong tục truyền thống được nhân dân trong làng xã giao ước, quy ước với nhau. Trong khi đó phép vua là luật lệ chính thống để áp dụng cho cả quốc gia. lệ làng khác phép vua ở điểm là người người dân ở làng đó tự nguyện thực hiện cam kết chịu trách nhiệm nếu vi phạm. Mà phép vua tuy mang tính ép buộc cao nhưng thiên tử ở xa mà dân đen lại chịu luật lệ của làng nơi xa với triều đình và lẽ đương nhiên lệ làng sẽ có ảnh hưởng lớn hơn.

Xem thêm:  Kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích

Ta có thể thấy rằng phong tục “Phép vua thua lệ làng” được mặc định ăn sâu trong văn hóa Việt Nam từ bao đời nay. Dù pháp luật mà vua đưa ra nhằm áp dụng cho toàn bộ công dân của mình thì song song với nó lệ làng vẫn tồn tại và phát triển. Câu tục ngữ có nghĩa là dù pháp luật có cao tới đâu có hoàn thiện tới đâu cũng không thể nào vượt qua được lệ làng, nhất là khi chúng ta sống hoặc đi qua cái làng đó. Ta cũng thấy được chính vì có sự tuân thủ đó nên đến tận bây giờ vẫn có những lễ hội cúng viếng, những phong tục tập quán và những tục lệ riêng của các dân tộc vẫn tồn tại và lưu giữ. Trong xã hội ngày nay bên cạnh những phong tục tập quán mang đậm văn hóa dân gian thì vẫn còn tồn tại những tục lệ cổ hủ trái với đạo đức xã hội và luân thường đạo lý thậm chí là trái pháp luật ngày nay vẫn còn tồn tại. Ví như hủ tục bắt vợ, tảo hôn của các dân tộc miền núi, tục lệ xử phạt khi gia đình có người vợ lăng loàn ngoại tình. Tuy nhiên mặc dù pháp luật quy định cấm các vấn đề đó nhưng để tránh những thế lực xấu công kích nhằm chia rẽ tình đoàn kết của dân tộc và làm mất trật tự an ninh xã hội nên những phong tục đó vẫn còn tồn tại. Để có một xã hội an toàn dân chủ và hòa bình thì phép lệ làng vẫn phải một phần nào đó tồn tại.

“Phép vua thua lệ làng” mà ông cha ta đã truyền đạt lại cho con cháu cùng với những phân tích trên cho chúng ta thấy được cần phải nhận thức được những nét mang bản sắc dân tộc những cái đẹp trong phong tục tục lệ làng xã để chúng ta giữ gìn và phát huy. Trái lại đối với những hủ tục cần nhận thức đúng đắn để bài trừ và tuyên truyền người dân giúp cho họ nhận thức được đã đến lúc phải bỏ phong tục lạc hậu đó. Từ đó tạo nên một xã hội giàu mạnh văn minh tiến bộ, một dân tộc đoàn kết đùm bọc trên mọi miền đất nước.

Giải thích câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng – Bài làm 3

Mỗi chúng ta hiểu được khi sống trong xã hội, để có thể phát triển phồn vinh, có độc lập, tự do trải qua bao nhiêu năm, thì việc có những quy tắc, luật lệ chung là điều hiển nhiên. Giờ đây, nó biểu hiện khá cụ thể ở bất kì lĩnh vực nào, chính nhờ đó nó mang lại sự quy củ, sự thành công nhất định. Câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” thêm phần giá trị vì điều đó, khiến mỗi chúng ta suy nghĩ, tôn trọng, đưa ra hành động thật đúng đắn.

Trải qua lịch sử lâu đời, chắc hẳn mỗi chúng ta cũng đủ hiểu qua được hai khái niệm thế nào là “phép vua”, thế nào là “lệ làng”. Nhưng để phân biệt rõ hai khái niệm đó trên thực tế vẫn còn là khó khăn, bởi nó đều hướng đến mục tiêu chung mang đến sự ổn định của đất nước. Dưới chế độ phong kiến, luật nước [phép vua] do nhà nước đặt ra và thi hành trong phạm vi cả nước. “Lệ làng” [hương ước, khoán ước] là những điều khoản chi tiết [nặng về phong tục địa phương] phạm vi tác dụng thu hẹp hơn, chỉ ở trong một làng và ít nhiều đóng góp cho việc thi hành luật nước, không thể trái ngược trên căn bản với phép nước, và phải do những người có chức quan trong làng soạn, lệ soạn, giao ước xong cuối cùng vẫn phải trình lên quan địa phương duyệt mới được ban hành và thực hiện.

Hai văn bản mang tính pháp lý này, đều là sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau để đạt đến những giá trị thống nhất trong luật pháp đảm bảo cho những người dân tuân theo. Dù thế nào ta cũng cần hiểu, luôn coi trọng “phép vua” hơn, bởi nó đại diện cho cả bộ mặt của đất nước, nó có giá trị pháp luật cao hơn “lệ làng”. Ví dụ, nếu như trong nhà nước đã quy định phải nộp thuế bao nhiêu, bao nhiêu người phải đi lính hàng năm là dù làng có đang khó khăn, hay hội họp thì cũng đến ngày, đến tháng phải thúc ép nhau nộp đủ…Nhưng hiện nay, đã và đang truyền rộng trong nhân dân là những câu nói mang tính hiện thực phong tục của ông cha, có phần châm biếm, “phép vua thua lệ làng” một sự bất cập, nhưng cũng là cơ hội để ta tìm hiểu, phân tích nguyên nhân của vấn đề rõ ràng hơn.

Xem thêm:  Tóm tắt dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh

Chắc cũng tại nguyên nhân, trong “phép vua” ghi chung chung, không chặt chẽ có nhiều kẽ hở, đôi khi không phù hợp lắm với hoàn cảnh, phong tục của người dân ở làng.Và vua cũng chỉ cần dân chăm chỉ, phục vụ, nghe lời, không kêu ca. Còn quan thì cũng không cần sát sao, chỉ cần cống nạp đầy đủ, hoàn thành đủ lệ làng, giữ an ninh, để không bị trách, nhưng đến dân còn phải qua nhiều cửa như bọn cường hào, địa chủ nên họ tự oai, tự tác, bắt chẹt dân.  Và cũng dễ hiểu khi “họ” loanh quanh không đi đâu xa, chỉ “nép mình sau lũy tre làng”, đa phần không học cao, để rồi nghe theo hầu như toàn bộ lời của “quan” trong vùng, rồi coi “lệ làng” như là lý lẽ, có nói sai hay đúng so với pháp luật, cái nào có trong “phép nước” cái nào tự nghĩ ra thêm để làm khổ dân, như nào cũng không biết, không thắc mắc vì thắc mắc cũng không giải quyết được lại thêm “dính luật”. Một vòng luẩn quẩn mãi không thôi với người dân trong chế độ xưa. Và chỉ ở thời kỳ chiến tranh, loạn lạc, tùy lúc, tùy nơi, “phép vua” mới  có hiệu lực, song nhân dân lại ly tán, khổ cực, vì lúc này còn làng đâu mà giữ lấy lệ?.

Ngày nay, khi xã hội phong kiến suy tàn, dù bước ra từ sự sụp đổ đó, ta vui mừng hân hoan bao nhiêu, thì cũng phải đau đớn khi vẫn thấy một số ‘lệ làng” không tốt vẫn tồn tại vì nó đã ghi sâu trong tâm khảm của người dân đó, như chè chén, lễ lạt, lễ hội thừa thãi,…chỉ có người dân ở đó họ mới làm. Nhưng giờ đây, nó cũng đã dần hạn chế bởi bị giới hạn trong khuân khổ đúng đắn của nhà nước mới, tạo nên sự an toàn, phồn vinh cho xã hội. Nhấn mạnh  tinh thần luật pháp  của người dân của một nước hoàn toàn, độc lập tự do, ta hiểu được trách nhiệm của mình.

“Phép vua thua lệ làng” còn là dịp để mỗi chúng ta suy nghĩ về sự “nhập gia tùy tục”, là lúc để cho dân làng xóm khác, thậm chí là vua đều phải tôn trọng sự tự do nhất định, những thuần phong mỹ tục đẹp đẽ, giá trị vốn có của làng, để bảo tồn và phát huy được những giá trị ấy đến với người thế hệ sau.

Câu tục ngữ giàu giá trị, đã cho ta hiểu được phong tục của ông cha ta,giữ gìn và phát huy phong tục bản sắc của mỗi bản làng của tổ quốc. Nhưng cũng không nên coi nặng về mặt tình cảm, cái gì quá cũng đều không tốt, ta cần tôn trọng, ta cần hiểu luật lệ đã đề ra của nhà nước Việt Nam, làm một công dân có ý thức xây dựng để tránh đi những hậu quả nghiêm trọng không đáng cho mỗi cá nhân, gia đình.

Giải thích câu tục ngữ: Phép vua thua lệ làng – Bài làm 4

Trong kho tàng các câu tục ngữ của các bậc tiền nhân trước có rất nhiều câu tục ngữ hay và đúc kết những kinh nghiệm cần thiết có trong đời sống của của chính chúng ta. Như nói lên những phép tắc, luật lệ xưa mà người trước vẫn quan niệm và cũng còn rất đúng cho đến tận ngày nay. Và câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” chính là một câu tục ngữ thật là đặc sắc như vậy.

“Phép vua thua lệ làng” Được đánh giá chính là một câu tục ngữ nói về luật lệ của một cái làng nào đó. Và ở trong làng đó thì lại có những quyền pháp lý và bắt buộc mọi người trong làng phải tuân theo. Và ta cũng thấy được nếu như mà nằm ngoài vùng kiểm soát của nhà nước và nhà nước lúc này đây cũng như chỉ có quyền nắm giữ chứ không có quyền xâm phạm các luật lệ của làng đó như thế nào và ra sao cả. Bởi thế nên mới có câu “Phép vua thua lệ làng” đúng như lời khuyên dạy của ông cha ta ngày trước.

Xem thêm:  Người ấy [bạn, thầy, người thân…] sống mãi trong lòng tôi

Câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” dường như cũng đã mang một nghĩa sâu rộng biết bao nhiêu. Ta như thấy được câu tục ngữ dường như cũng không chỉ có những luật lệ mà những phong tục tập quán của cha ông ta ngày trước mà ta như thấy được ở đây còn được người trong làng bảo vệ dù có vua đến cũng coi như là không vậy. Điều này nghe tưởng như cũng hết sức phi lý nhưng cũng lại có lý khi nó đực đặt trong khuôn khổ của một làng có một phạm vi nhất định nào đó.

Nếu như xem xét kỹ ta như thấy được câu tục ngữ này cần được triễn khai hai ý thật là rõ ràng. Đó chính là “Phép vua”, phé vua trong câu được hiểu tức là quyền hạng cao nhất. Và ta như thấy được chính biểu hiện cho tinh thần pháp luật quốc gia. Mang một tầm bao quát lớn. Lệ làng cũng được xem là những luật lệ ở một cái làng nào đó, do người lớn tuổi nhất đứng ra chủ trì, và có một người đứng ra để có thể làm chủ và đặt ra những quyền hạn mà người trong làng phải nghe theo. Và tất nhiên ta như thấy được tất cả các luật lệ được sắp xếp theo một trật tự trên dưới và không ai cs thể được xóa bỏ khi đã được công nhận rồi. Ta như thấy được chính bên cạnh đó con người chúng ta đã thú nhận “sức mạnh” của mình thì cũng như đã qua câu nói tận thâm sâu trong tâm hồn và truyền thống. Đồng thời ta như cũng như phong tục “Phép vua thua lệ làng” được mặc định và ăn sâu trong văn hóa Việt từ bao nhiêu đời nay. Hơn hết ta như thấy được đơn vị làng cũng là đơn vị sống tình cảm, ở đó dường như cũng đã phản ánh trình độ sống nhiều khi nặng về cảm tính của con người.

Câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” cũng đã muốn nói lên một điều đó là dù có pháp luật có cao tới đâu cũng không thể nào đi qua làng đó mà chúng ta lại không tuân thủ theo luật lệ ở làng đó. Và dường như cũng đã khẳng định thêm một điều là dù có ật pháp thế nào thì cũng không thể không tuân thủ tất cả những quy tắc mà ông cha ta từ xưa để lại được.

Ta như thấy được chính vì có những sự tuân thủ đó nên bây giờ xã hội mới còn lại hằng năm những lễ hội, những lễ cúng viếng. Hay đó còn chính là những phong tục tập quán xẫy ra. Đó, dường như cũng chính là một nét truyền thống về văn hóa của ông cha ta vẫn còn lưu giữ đến xã hội hiện đại ngày nay.

Hiện nay thì ta như thấy được chính câu tục ngữ phép vua thua lệ làng cũng đã nằm trọng sự kiểm soát của nhà nước. Và cho dù các luật lệ đó vẫn diễn ra nhưng mà nó nằm trong một khuôn khổ nhất định, trông một thời gian nào đó. Thực sự ta như cũng đã thấy được rằng đó đồng thời cũng là một việc tốt. để tránh những việc lạm dụng sự luật lệ mà kẻ thù xâm phạm chống phá các chế độ về an toàn xã hội của nước ta.

Qua câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” thì ông cha ta muốn truyền lại cho con cháu những truyền thống. Đó chính là những phong tục tập quán đầy những bản sắc của văn hóa vùng miền và muốn chúng ta phải thực hiện. Mặt khác ta như thấy được rằng nó dường như cũng đã còn phát huy được những tinh thần quý báu mà ông cha ta đã truyền lại đến bây giờ.

Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng” hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề