Những câu hỏi của nhà tuyển dụng

Ở cuối mỗi buổi phỏng vấn, bạn thường xuyên nghe thấy được câu hỏi: “Bạn có muốn hỏi gì thêm không?”. Đôi khi bạn sẽ không biết nên hỏi lại câu gì. Vậy hãy xem những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng dưới đây để có thêm các kinh nghiệm cho bản thân nhé!

Xem thêm:

Nếu như thấy câu hỏi này, bạn đừng bao giờ nói tôi không có câu hỏi nào thêm. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá rằng bạn là một người không thực sự quan tâm đến công việc.

Trong buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng muốn lắng nghe thêm những nguyện vọng từ bạn. Vì thế những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng lúc này là rất quan trọng.

Trước mỗi buổi phỏng vấn, bạn nên tự mình chuẩn bị những câu hỏi khác nhau để hỏi nhà tuyển dụng. Những câu hỏi này không nhất thiết là những câu hỏi ở cuối buổi phỏng vấn. Vậy tại sao lại cần phải chuẩn bị các câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng?

Khi tìm hiểu hồ sơ xin việc và trong quá trình trực tiếp phỏng vấn, các ứng viên sẽ được nhà tuyển dụng soi rất kỹ về kiến thức chuyên môn, cách thức làm việc.

Vì thế, những câu hỏi này sẽ là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được ứng viên có cách thức tiếp cận với công việc như thế nào. Và đôi khi, những câu hỏi này có thể khiến nhà tuyển dụng quyết định có nhận bạn vào làm hay không.

Lý do nên chuẩn bị các câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng

Những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng, nhất là những câu hỏi về vị trí công việc; về công ty chính là những cơ sở để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thật sự là người mà họ cần hay không. Các nhà tuyển dụng thường có rất nhiều CV xin việc của các ứng viên trong cùng vị trí.

Vì thế, một trong những yếu tố quyết định việc có sẵn sàng nhận bạn vào làm hay không nằm ở những câu hỏi thể hiện mức độ quan tâm của bạn dành cho vị trí ứng tuyển.

Đối với một ứng viên đã chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi cho nhà tuyển dụng, họ sãn có mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về công việc, môi trường làm việc. Chính từ những câu hỏi hỏi nhà tuyển dụng này, họ có thể lựa chọn được ứng viên đã thực sự sẵn sàng cho những công việc mà họ đang cần tuyển dụng.

Cuối buổi phỏng vấn sẽ là quãng thời gian mà bạn được quyền nói lên nguyện vọng của mình. Vì thế, bạn có thể áp dụng những câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng ngay sau đâu. Và các câu hỏi này có thể được hỏi thậm chí ở giữa buổi phỏng vấn nếu bạn cảm thấy phù hợp.

  • Anh/chị có thể nói rõ thêm về một số nhiệm vụ khác trong mô tả công việc được không
  • Mong muốn của anh chị sau 2 tháng thử việc của nhân viên mới là gì ?
  • Vị trí này được tuyển mới hay thay thế cho người cũ?
  • Tại sao những người cũ lại không tiếp tục làm việc?
  • Công việc một ngày của vị trí đang tuyển dụng hiện tại như thế nào ?
  • Đâu là quãng thời gian bận rộn nhất của công việc ?
  • Kỹ năng nghề nghiệp quan trọng nhất để nhân viên mới có thể hoàn thành công việc?
  • Khó khăn lớn nhất của công việc này là gì ?
  • Lý do nhân viên của của vị trí này lại thất bại?
22 câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng
  • Đội nhóm sắp tới nếu tôi được tuyển dụng có bao nhiêu người?
  • Trong 1 năm qua có bao nhiều người mới tham gia làm việc tại phòng ban?
  • Đội nhóm tôi sẽ làm việc giữ vai trò như thế nào trong công ty?
  • Trưởng bộ phận có đánh giá như thế nào về môi trường làm việc tại phòng ban?
  • Sau 1 năm nữa số lượng thành viên trong đội nhóm sẽ có sự thay đổi như thế nào?
  • Cảm nhận của các nhân viên về môi trường làm việc tại công ty?
  • Bước tiếp theo sau quá trình diễn ra buổi phỏng vấn là gì?
  • Tôi sẽ bắt đầu làm việc vào thời gian nào nếu được tuyển dụng?
  • Tôi có thể liên lạc với ai để biết được kết quả phỏng vấn?
  • Nếu được tuyển dụng, anh/ chị mong muốn tôi cần hoàn thành mục tiêu nào trong thời gian thử việc?
  • Ai sẽ là người trực tiếp quản lý, đánh giá kết quả công việc?
  • Thời gian đánh giá công việc sẽ diễn ra trong bao lâu?

Trong buổi phỏng vấn xin việc, đặc biệt là ở giai đoạn cuối cùng trước khi ra về. Các ứng viên tuyệt đối không nên lựa chọn đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng bằng các câu mà bạn có thể tìm kiếm trên website của doanh nghiệp như:

Những câu hỏi không nên hỏi cuối buổi phỏng vấn
  • Công ty này làm về lĩnh vực gì?
  • Ai là chủ doanh nghiệp?
  • Công ty này thành lập từ khi nào?

Đây là những câu hỏi mang tính chất khá riêng tư. Nếu như bạn hỏi các câu hỏi cho nhà tuyển dụng như vậy sẽ khiến họ thấy khá mất cảm tình và có thể loại bạn để chọn lựa những người phù hợp hơn.

Bên cạnh đó, những câu hỏi như: vào công ty có được nghỉ thứ 7 hay không, các lợi ích sẽ nhận được, … cũng không nên hỏi trong quá trình phỏng vấn. Với một vài doanh nghiệp, các khoản lương, lợi ích của người lao động thường sẽ được nhân sự phổ biến rõ khi bạn đã vượt qua được các vòng phỏng vấn khác nhau.

Trên đây là một số những câu hỏi nên hỏi nhà tuyển dụng dành cho các ứng viên trong cuối buổi phỏng vấn. Và trước khi ra về, bạn nên chào và cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho mình. Đây là phép lịch sự tối thiểu trong quá trình giao tiếp mà bạn nên chú ý. Đây cũng là một trong những cách gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng của mình mà bạn cần nhớ đó nha!

Chúc bạn tìm được những việc làm phù hợp với những tiêu chí bản thân đề ra!

I. Vì sao nên đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng

Trong buổi phỏng vấn, bạn có rất nhiều cách để có thể gây ấn tượng và thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng như: Mẫu CV chỉn chu, các kỹ năng chuyên môn đáp ứng cho công việc, sự hiểu biết về công ty cũng như vị trí ứng tuyển,... Tuy nhiên, có khá ít người biết rằng việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng chính là cách để gây ấn tượng một cách khéo léo khi phỏng vấn xin việc.

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng bạn vừa thể hiện được cá tính của bản thân vừa cho nhà tuyển dụng có thể đánh giá khách quan mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển. Ngoài ra, thông qua việc đặt câu hỏi bạn cũng có thể: 

- Tìm hiểu về văn hóa, những quy định, bộ máy hoạt động của công ty.

- Làm rõ các thông tin về đặc thù công việc để không bị bỡ ngỡ khi nhận nhiệm vụ.

- Cho nhà tuyển dụng thấy được mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc.

Tìm việc làm, tuyển dụng Nhân sự có thể bạn quan tâm:

- Nhân viên Hành Chính Nhân sự tổng hợp 4K Farm

- Nhân viên HR Data Analyst/ HR Data Admin

II. Một số lưu ý khi đặt câu hỏi

1. Đặt câu hỏi với thái độ lịch sự, chân thành

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, đây sẽ là lúc họ có thể quan sát thái độ của bạn để biết được bạn có thực sự muốn tìm hiểu về công việc này hay không. Thế nên, bạn cần chú ý vào thái độ của mình khi đặt câu hỏi. Điều đó sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được sự chân thành cũng như mong muốn được tuyển dụng của bạn.

Việc chú ý đến thái độ khi đặt câu hỏi sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm của nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn và để họ thấy được sự thoải mái, tự tin, hoạt ngôn ở bạn. Bạn nên tập luyện trước việc đặt câu hỏi khi ở nhà để có thể điều chỉnh thái độ cho phù hợp và thể hiện tốt trước nhà tuyển dụng

2. Dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn

Có khá nhiều ứng viên khi đặt câu hỏi sẽ bị run, khi đó câu chữ trở nên lủng củng và không có sự liên kết. Thế nên, bạn cần chú ý đến việc dùng từ ngữ phù hợp, nhã nhặn và cố gắng giữ sự bình tĩnh để không mắc lỗi trong quá trình đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Ngoài ra khi lựa chọn từ ngữ đúng mực, bạn sẽ nhận được phản ứng tích cực từ nhà tuyển dụng. Khi đó họ sẽ thoải mái hơn trong việc trả lời và có thể chia sẻ nhiều điều hơn liên quan đến câu hỏi cho bạn biết. Vì vậy, việc dùng từ ngữ trong câu hỏi khá quan trọng, giúp bạn có thể ghi thêm điểm trong mắt nhà tuyển dụng về sự tinh tế và tác phong chuyên nghiệp.

3. Đặt câu hỏi thông minh

Nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sự thông minh và nhạy bén của bạn thông qua việc đặt câu hỏi cho họ. Do đó, bạn nên đặt các câu hỏi thường có câu trả lời đi chi tiết vào vấn đề hay cần phải mô tả cụ thể hơn về vấn đề đó. Điều này giúp gợi mở câu chuyện và tạo cho nhà tuyển dụng có cơ hội được chia sẻ với bạn nhiều thông tin về công việc hơn!

Tránh các câu hỏi có dạng trả lời có hoặc không, vì sẽ khiến cuộc đối thoại nhanh kết thúc và nhà tuyển dụng sẽ không thấy được bạn thực sự muốn tìm hiểu về công việc này. Do đó, việc đặt câu hỏi thông minh không chỉ giúp bạn biết thêm nhiều thông tin hơn mà còn cho nhà tuyển dụng thấy sự quan tâm cũng như mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này của bạn.

4. Chú ý vào mục đích câu hỏi

Đừng nghĩ việc đặt câu hỏi là một chuyện dễ dàng, vì nếu không chú ý bạn có thể sẽ bị lạc hướng và các câu hỏi trở nên lan man, không đúng với mục đích ban đầu. Điều đó sẽ làm cho bạn trở nên lo lắng, mất bình tĩnh và nhà tuyển dụng sẽ không thấy được sự nổi bật ở bạn. Ngoài ra, khi đặt câu hỏi không đúng mục đích sẽ làm mất thời gian cho cả bạn và nhà tuyển dụng.

Vì vậy, bạn nên chú ý vào mục đích câu hỏi để đặt những câu đúng trọng tâm cũng như nhận được câu trả lời mong muốn. Ngoài ra, còn để cho nhà tuyển dụng thấy được sự tập trung của bạn, họ có thể đánh giá bạn có những tố chất phù hợp với vị trí ứng tuyển đấy nhé!

5. Nên đặt câu hỏi xoay quanh vấn đề công ty, công việc

Đặt các câu hỏi xoay quanh công ty, công việc giúp bạn biết thêm về văn hóa, những quy định cũng như quy trình hay các kỹ năng cần có để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Ngoài ra, khi tập trung hỏi về công việc sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự muốn tìm hiểu về vị trí ứng tuyển này.

6. Xem xét mức độ mối quan hệ khi đặt câu hỏi

Bạn cần quan sát và xem xét để có thể đặt câu hỏi phù hợp với mức độ của mối quan hệ. Mức độ mối quan hệ ở đây chỉ việc xác định khoảng cách tuổi tác, vị trí công việc của nhà tuyển dụng để lựa chọn cách nói chuyện vừa phù hợp vừa lịch sự nhưng vẫn giữ được sự nghiêm túc cho buổi phỏng vấn.

7. Chú ý lắng nghe câu trả lời

Sau khi đặt câu hỏi, bạn sẽ nhận được câu trả lời từ nhà tuyển dụng. Khi này bạn cần phải tập trung và chú ý lắng nghe để hiểu những gì mà họ chia sẻ. Bất kể đó là những thông tin mà bạn đã biết trước đó, thì vẫn phải tập trung lắng nghe để có thể đặt thêm các câu hỏi liên quan khác.

Ngoài ra, khi chú ý lắng nghe bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng mình là người rất tập trung cũng như tôn trọng những điều mà họ đang chia sẻ. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ thông tin nào mà nhà tuyển dụng trao đổi với bạn, biết đâu nó lại rất hữu ích đấy nhé!

III. 50+ câu hỏi bạn nên hỏi nhà tuyển dụng

1. Những câu hỏi về vị trí ứng tuyển

Mục đích:

- Tìm hiểu kỹ hơn về yêu cầu công việc.

- Cho nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm và mong muốn ứng tuyển vào vị trí công việc này.

Lợi ích:

- Hiểu rõ về nhiệm vụ, đặc thù của công việc.

- Biết rằng mình nên làm gì để có thể hoàn thành tốt công việc.

- Nắm được những kỹ năng cần có để phục vụ cho công việc.

Các câu hỏi:

Nhiệm vụ chính của công việc này là gì?Để hoàn thành tốt công việc, cần phải có kỹ năng, hay nghiệp vụ chuyên môn nào?Anh/chị có thể chia sẻ thêm về yêu cầu của công việc không được nhắc trong phần mô tả công việc không?Vị trí này cần định hướng mục tiêu cụ thể như thế nào?Anh/chị có thể chia sẻ thêm về thời gian làm việc của công ty không?Tôi sẽ thử việc trong khoảng mấy tháng? Khi nào thì tôi sẽ được làm nhân viên chính thức?Những nhiệm vụ cần thực hiện trong quá trình thử việc là gì?Yêu cầu đối với nhân viên thử việc bao gồm những gì?Công việc đang tuyển dụng là dành cho vị trí mới mới hay là vị trí cũ?Người từng làm ở vị trí này đã gặp khăn gì trong công việc?

2. Những câu hỏi xung quanh công việc

Mục đích

- Tìm hiểu về mức độ thăng tiến trong công việc.

- Hiểu thêm về những thuận lợi, khó khăn khi đảm nhận công việc này.

- Để xem xét đây có phải là công việc phù hợp với bạn không.

Lợi ích

- Để có thể gắn bó lâu dài với công việc.

- Bạn biết rằng mình có thể phát triển sự nghiệp với công việc này không.

- Nắm được những khó khăn bạn phải đốii mặt khi tiếp nhận công việc này.

Các câu hỏi

- Những thách thức tôi sẽ gặp khi đảm nhận công việc này là gì?- Báo cáo công việc sẽ được thực hiện theo tháng hay theo quý? Và ai sẽ là người mà tôi trực tiếp báo cáo công việc?- Nếu được tuyển, mục tiêu tôi sẽ phải đạt được từ 6 tháng - 1 năm tới bao gồm những gì?- Có thể cho tôi biết vị trí này có cơ hội thăng tiến như thế nào?- Công ty sẽ hỗ trợ về bảo hiểm y tế cho nhân viên chính thức như thế nào?- Thời gian làm việc cao điểm nhất trong năm của vị trí này là khi nào? Vì sao đây mới là khoảng thời gian làm việc cao điểm nhất?- Để được xét duyệt thăng chức thì nhân viên cần đáp ứng những yêu cầu gì và đạt bao nhiêu chỉ tiêu?- Những áp lực sẽ gặp phải khi tôi tiếp nhận công việc này là gì?- Với công việc này, tôi sẽ cùng làm việc với những ai?- Lộ trình thăng tiến của vị trí công việc này được tính theo tháng hay năm? Diễn ra như thế nào?- Những người đã thành công trong vai trò công việc này thường sở hữu những phẩm chất nào?- Những dự án nào cần phải thực hiện ngay lập tức? Anh/chị có thể cho một vài ví dụ về các dự án mà tôi sẽ phải thực hiện?- Anh/chị đang tìm kiếm những chuyên môn và kinh nghiệm nào ở một ứng viên lý tưởng, đầy tiềm năng?

3. Những câu hỏi về công ty và các phòng ban

Mục đích

- Tìm hiểu về văn hóa, quy định của công ty.

- Biết được những điểm mạnh và hạn chế của công ty.

- Nắm rõ từng nhiệm vụ của các phòng ban.

Lợi ích

- Để dễ hòa nhập với các đồng nghiệp trong công ty.

- Biết được những phòng ban có thể hỗ trợ cho công việc này.

- Nắm được những thuận lợi, khó khăn của công ty.

Các câu hỏi:

- Văn hóa công ty có những đặc trưng nào?- Mục tiêu phát triển của công ty trong vòng 5 - 10 năm tới là gì?- Nếu được tuyển, phòng ban nào sẽ trực tiếp quản lý tôi?- Những quy định về thời gian làm việc tại công ty như thế nào?- Kế hoạch phát triển trong vòng 5 năm tới cho bộ phận này là gì?- Những phòng ban nào có sự liên kết mật thiết và hỗ trợ nhau phát triển?- Những điều gì tại công ty khiến cho anh/chị muốn làm việc ở đây?- Công ty có những mặt hạn chế và những thế mạnh gì?- Tại sao anh/chị quyết định gia nhập công ty này?- Công ty đã có những thay đổi nào kể từ khi anh/chị gia nhập?- Phòng ban nào sẽ trực tiếp đánh giá năng lực của nhân viên?- Theo yêu cầu của công ty, anh/chị đánh giá về sự thành công như thế nào?- Để mô tả môi trường làm việc ở đây, anh/chị sẽ đánh giá như thế nào? Mang tính hợp tác, bổ trợ cho nhau hay thiên về làm việc độc lập hơn?- Với vị trí công việc này, thông thường sau bao lâu công ty sẽ mở tuyển dụng lại?

4. Những câu hỏi thêm về bản thân

Mục đích:

- Cho nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh của bản thân.

- Biết được những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với ứng viên.

- Cải thiện bản thân phù hợp với vị trí công việc.

Lợi ích:

- Gây ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng.

- Thể hiện được những ưu điểm của bản thân.

- Cải thiện được bản thân tốt hơn.

Các câu hỏi:

- Những thông tin gì từ tôi mà anh/chị muốn biết trước khi ra quyết định tuyển dụng?- Anh/chị có những yêu cầu gì cho một ứng viên tiềm năng và phù hợp với công việc tuyển dụng?- Đối với vị trí công việc này, anh/chị cảm thấy tôi chưa đáp ứng được những yêu cầu nào?- Về kỹ năng của tôi, anh/chị có thấy được điểm gì nổi bật? Anh/chị có câu hỏi nào về kỹ năng dành cho tôi không?- Theo anh/chị, tôi có thể mang đến những kỹ năng gì cho vị trí ứng tuyển này?- Anh/chị có bất kỳ câu hỏi gì về bằng cấp hay kinh nghiệm làm việc của tôi không?- Anh/chị cảm thấy những kỹ năng nào của tôi cần cải thiện để phù hợp với công việc?

5. Những câu hỏi về buổi phỏng vấn

Mục đích

- Tìm hiểu về thời gian bắt đầu công việc nếu được nhận.

- Biết thời điểm có kết quả phỏng vấn.

Lợi ích

- Xác định được những việc cần làm trước khi có kết quả phỏng vấn.

- Nắm rõ các mốc thời gian thử việc nếu được nhận.

Các câu hỏi

- Các bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn là gì? Diễn ra như thế nào?- Thời gian công bố kết quả trúng tuyển cho vị trí công việc này là khi nào?- Tôi sẽ phải liên lạc với ai hay phòng ban nào để biết được thông tin sau phỏng vấn?- Nếu được nhận, thời gian bắt đầu làm việc là khi nào?- Công ty dự kiến sẽ tuyển dụng bao người cho vị trí này?- Kết quả tuyển dụng sẽ được chuyển vào mail cá nhân hay đăng danh sách trên website công ty?- Những hồ sơ, giấy tờ nào cần chuẩn bị nếu tôi được nhận?

IV. Bạn không nên hỏi nhà tuyển dụng điều gì?


1. Anh/chị có thể cho tôi biết công ty làm về gì không?

Trước khi tham gia phỏng vấn, điều bạn cần phải làm chính là tìm hiểu những thông tin cơ bản về công ty. Chính vì vậy, việc công ty đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào thì bạn bắt buộc phải biết. Nếu bạn đặt câu hỏi này đồng nghĩa nói với nhà tuyển dụng rằng mình chưa có sự chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn này!


2. Tổng thời gian mà tôi sẽ được nghỉ phép là bao nhiêu?

Về những quyền lợi và đãi ngộ của công ty sẽ được nhà tuyển dụng phổ biến cho bạn. Nếu chúng không được nhắc đến, bạn cũng không nên hỏi câu này ngay khi được đặt câu hỏi. Điều này sẽ làm mất điểm của bạn trong mắt nhà tuyển dụng và sẽ bị đánh giá thiếu tính chuyên nghiệp trong việc đặt câu hỏi.

3. Mức lương cho vị trí này được tính như thế nào?

Nên hạn chế và tránh các câu hỏi liên quan đến lương thưởng, nếu nhà tuyển dụng là người đề cập đến thì bạn có thể khéo léo đặt các câu hỏi liên quan. Tránh việc chủ động hỏi câu hỏi này, sẽ làm cho nhà tuyển dụng nghĩ bạn ứng tuyển chỉ vì mức lương hấp dẫn chứ không thực sự để tâm đến công việc.

4. Đối thủ cạnh tranh của công ty là những doanh nghiệp nào?

Nếu bạn đặt câu hỏi này, có thể nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn đang có ý đồ xấu hoặc trong tương lai sẽ có hành vi không tốt cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn không nên hỏi các câu liên quan đến đối thủ cạnh tranh trong buổi phỏng vấn.

5. Tầm quan trọng của sự có mặt là như thế nào?

Nếu bạn không muốn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì đây là câu hỏi mà bạn cần loại khỏi danh sách của mình. Bởi sẽ không doanh nghiệp nào mong muốn nhân viên của mình vắng mặt trong các buổi họp hay thậm chí là đi làm trễ giờ. Vì vậy, tầm quan trọng của sự có mặt chắc hẳn chính bạn là người hiểu rõ nhất.


6. Công ty có cho nhân viên làm việc ở nhà không?

Nếu công ty, công việc bạn ứng tuyển cho phép có thể làm việc ở nhà hay làm việc từ xa trong thời gian nhất định thì tại phần mô tả công việc sẽ được nhắc đến hoặc sẽ được nhà tuyển dụng đề cập. Do đó, tránh đặt câu hỏi này trong buổi phỏng vấn để không mất điểm với nhà tuyển dụng bạn nhé!


7. Công ty sẽ đánh giá nhân viên như thế nào?

Việc quan tâm đến bộ máy công ty và hiệu suất làm việc là tốt, tuy nhiên những thông tin liên quan đến quá trình đánh giá thì không nên đề cập. Vì vậy, tránh đặt câu hỏi liên quan đến vấn đề này nếu không muốn nhà tuyển dụng lo lắng về những biểu hiện trong công việc của bạn khi được tuyển.

8.Tôi không có không hỏi nào để đặt cả

Trong buổi phỏng vấn, tốt nhất bạn nên tránh nói câu này với nhà tuyển dụng khi được phép đặt câu hỏi. Bạn nên chuẩn bị ít nhất 1 câu để đặt cho nhà tuyển dụng, để họ thấy được sự quan tâm của bạn đến công việc cũng như sự khác biệt của bạn với những ứng viên khác.

Xem thêm:


Cách viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng sau phỏng vấn ấn tượng


15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc [Phần 2]


15 mẹo, kinh nghiệm để trúng tuyển phỏng vấn xin việc [Phần 1]

Bạn vừa tìm hiểu qua tổng hợp 50+ câu hỏi hay nhất bạn nên hỏi nhà tuyển dụng khi phỏng vấn. Hy vọng bài viết này hữu ích và cung cấp cho bạn những thông tin thú vị. Đừng quên để lại bình luận và chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Video liên quan

Chủ Đề