Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine

Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sau khi tiêm vaccine Covid-19 cha mẹ cần bồi bổ dinh dưỡng cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn và kiêng một số thực phẩm.

Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine
Trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đang được tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer (Ảnh minh họa)

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Diệu Thúy - Trợ lý Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào cho thấy sự tác động trực tiếp của các yếu tố dinh dưỡng lên hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19.

Tuy nhiên, việc áp dụng các thói quen ăn uống lành mạnh luôn là cần thiết, đặc biệt vào thời điểm cơ thể cần sự hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động của miễn dịch, củng cố tăng cường sức đề kháng của cơ thể để chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn cân bằng và giàu chất dinh dưỡng.

Vì thế Bác sĩ Nguyễn Diệu Thúy khuyên phụ huynh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng toàn diện của trẻ. Trẻ suy dinh dưỡng nhìn chung vẫn tạo đáp ứng miễn dịch đủ sau tiêm vaccine, tuy nhiên mức độ và thời gian hiệu lực có thể không đạt mức lý tưởng.

Cùng với đó, phụ huynh có thể phối hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi theo khẩu vị của trẻ. Khẩu phần ăn hàng ngày nên cân đối giữa nguồn chất đạm từ động vật và thực vật như thịt cá, trứng sữa, tôm, cua, hải sản, đậu đỗ...

Một chế độ ăn đảm bảo đủ nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng như: năng lượng từ tinh bột chỉ nên chiếm 55-65% tổng năng lượng khẩu phần, chất béo chiếm 20-25% và 15-20% là từ chất đạm. Cụ thể:

- Bổ sung đủ nước: Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, vitamin A.

- Cá: Cá có đặc tính chống viêm và rất giàu chất béo Omega-3 giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

- Gà: Thịt gà có đặc tính chống viêm. Đây là nguồn thực phẩm giàu protein và có thể được tiêu thụ từ 2-3 lần trong một tuần sau khi tiêm phòng.

- Trứng: Trứng là nguồn cung cấp protein dồi dào, gồm các axit amin thiết yếu giúp tăng cường khả năng miễn dịch.

- Rau xanh: Rau xanh giàu chất dinh dưỡng, khoáng chất và các hợp chất phenolic. Các loại rau như cải xoăn, rau bina và bông cải xanh có thể chống lại kích ứng.

- Nghệ: Chất curcumin trong củ nghệ rất tốt cho sức khỏe. Đây là một loại thực phẩm chống căng thẳng.

- Tỏi: Tỏi có tác dụng kỳ diệu trong việc tăng cường khả năng miễn dịch và nuôi dưỡng các vi sinh vật tuyệt vời trong đường ruột. Tỏi rất giàu probiotics, giúp nuôi dưỡng các sinh vật cực nhỏ trong ruột.

Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine
Trước và sau khi tiêm vaccine Covid-19, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để đảm bảo chức năng miễn dịch tối ưu (Ảnh minh họa).

Đặc biệt, Bác sĩ Nguyễn Diệu Thúy nhấn mạnh, để vaccine Covid-19 phát huy hiệu quả tốt nhất, đồng thời giảm thiểu các phản ứng phụ cho trẻ sau tiêm, phụ huynh cần lưu ý:

- Không để bụng đói trước khi tiêm: Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu trẻ là người sợ kim tiêm.

- Không sử dụng thực phẩm chứa cafein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm: Cafein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

- Không ăn nhiều chất béo bão hòa: Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

- Không chà xát vào vị trí tiêm.

- Hạn chế vận động mạnh sau tiêm.

“Bố mẹ nên trò chuyện, giải thích cho trẻ về lợi ích của việc tiêm vaccine Covid-19 và những triệu chứng cần theo dõi sau tiêm, để chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho trẻ”, Bác sĩ Nguyễn Diệu Thúy nhắn nhủ.

Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 hiện nay đều được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Điều này chứng tỏ, vaccine luôn có hiệu quả mà không cần bất kỳ chế độ dinh dưỡng đặc biệt nào. Tuy nhiên ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ nhu cầu cơ thể, trước và sau khi tiêm. Cùng theo dõi nhóm thực phẩm nên ăn, kiêng ăn khi tiêm vaccine Covid-19.

Trước khi đi tiêm vắc xin Covid xong nên ăn gì cho tốt?

Giữ cho cơ thể đủ nước

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào, mà còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine

Theo Viện Y học Hoa Kỳ (Institute of Medicine), phụ nữ cần uống đủ 2,7 lít nước mỗi ngày, nam giới cần 3,7 lít. Khoảng 20% nước đến từ thức ăn, lượng nước còn lại cần được bổ sung đều trong ngày và phân bố đều trong 4 thời điểm: sau khi thức dậy đến giữa buổi sáng, giữa sáng đến trưa, giờ ăn trưa đến giữa buổi chiều, giữa chiều đến giờ ăn tối.

Ăn thực phẩm nguyên hạt

Nhiều cuộc khảo sát về chế độ dinh dưỡng của người dân trong mùa dịch cho thấy, lượng tiêu thụ các thực phẩm chế biến giàu đường, chất béo tăng cao trong mùa dịch. Các nhà dinh dưỡng cho rằng, tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến chứa chất phụ gia có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cụ thể, người ăn nhiều thực phẩm chế biến có nguy cơ cao gây béo phì, viêm miễn dịch và kháng insulin, dẫn đến xơ gan, suy gan, rối loạn điều hòa hệ thống miễn dịch. Trong khi đó, thực phẩm nguyên hạt chứa ít chất béo, giúp cơ thể bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine

Thói quen ăn uống lành mạnh giữ vai trò rất quan trọng trong việc ngăn ngừa Covid-19. Để hỗ trợ tốt nhất cho hệ thống miễn dịch sau khi tiêm chủng, nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và kháng viêm. Lưu ý bổ sung thêm các loại thực phẩm nguyên hạt có nhiều vitamin, khoáng chất, tốt cho sức khỏe như: bánh mì nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt, bắp,… bổ sung rau vào bữa trưa và bữa tối, kết hợp thêm trái cây vào bữa sáng và những bữa ăn nhẹ hàng ngày.

Chuẩn bị sẵn sàng thức ăn sau khi tiêm vắc xin

Một số người sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm dễ tiêu hóa như: sốt táo, súp rau, gạo lứt, dưa, khoai tây… Tránh mang những thức ăn khó tiêu như phô mai, nước sốt kem, thịt và thức ăn chiên, thức ăn có đường như kẹo hay bánh nướng. Lưu ý uống đủ nước, đến khi cơn buồn nôn giảm bớt hãy tiếp tục ăn thực phẩm tươi, nguyên chất.

Tham khảo thêm: Top thực phẩm tăng cường đề kháng phòng chống Covid-19

Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine

Tiêm vắc xin Covid-19 xong nên kiêng ăn gì cho tốt?

Tránh uống rượu trước và sau khi tiêm vắc xin

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vắc xin Covid-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vắc xin Covid-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vắc xin.

Những đồ ăn cần kiêng sau khi tiêm vaccine

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.