Những người liên quan đến kháng cáo là gì năm 2024

– Người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo là người chưa thành niên hoặc là người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

– Nguyên đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.

– Bị đơn dân sự và người đại diện hợp pháp của họ.

– Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án và người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

– Người được Tòa án tuyên bố là không có tội có quyền kháng cáo phần lý do bản án sơ thẩm đã tuyên là họ không có tội.

2. Thời hạn kháng cáo: (Điều 234, 235 Bộ luật tố tụng hình sự)

– Đối với những người có mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

– Đối với những người vắng mặt tại phiên tòa là 15 ngày kể từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

-Thời hạn kháng cáo quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận quyết định.

– Nếu đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Nếu đơn kháng cáo gửi qua Ban giám thị trại tạm giam, thì ngày kháng cáo tính từ ngày Ban giám thị trại tạm giam nhận được đơn.

– Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng.

3. Thủ tục kháng cáo: (Điều 233 Bộ luật tố tụng hình sự)

– Người kháng cáo phải gửi đơn đến Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc Toà án cấp phúc thẩm. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Ban giám thị trại tạm giam phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo.

Người kháng cáo cũng có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo đó.

4. Mẫu đơn kháng cáo (Mẫu đơn tham khảo)

5. Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn kháng cáo:

(1) Ghi tên Toà án đã xét xử sơ thẩm vụ án.

– Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnhX );

– Nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Toà án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo

– Đối với cá nhân, thì ghi họ và tên, năm sinh của cá nhân đó;

– Đối với người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó và ghi họ và tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

(3) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú của cá nhân (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T);

– Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Ghi tư cách pháp lý của người kháng cáo

Ví dụ: Ghi rõ là Bị cáo, Người bị hại, Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan……..trong vụ án hình sự……….ghi rõ, vụ án gì, ví dụ: “ Trộm cắp tài sản” “ Cố ý gây thương tích”………

(5) Ghi cụ thể ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm

– Trường hợp kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì ghi kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm, vụ án gì, ngày, tháng, năm của bản án và Tòa án đã xét xử sơ thẩm ví dụ; Kháng cáo toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm vụ án “Trộm cắp tài sản” ngày 23/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện H tỉnh T

– Trường hợp kháng cáo một phần bản án thì ghi rõ kháng cáo phần nào của bản án, ví dụ: kháng cáo phần bồi thường thiệt hại của Bản án hình sự sơ thẩm vụ án “Cố ý gây thương tích” ngày 29/5/2009 của Tòa án nhân dân huyện H tỉnh T

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo : căn cứ kháng cáo

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết ví dụ như :

– Yêu cầu giảm mức hình phạt

– Yêu cầu cầu giảm mức bồi thường thiệt hại.

– ………………………………

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có:

– Biên lai, giấy biên nhận…;

– Bản sao giấy khai sinh….

(9) Trường hợp người kháng cáo là cá nhân, thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ và tên của người kháng cáo đó;

– Trường hợp người kháng cáo là cơ quan, tổ chức kháng cáo, thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ và tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. /.

(Baonghean.vn) - Theo Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên có quyền kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định sơ thẩm theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo và đương sự cả về phần hình sự và dân sự.

Liên quan đến vụ án Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên bị Toà án nhân dân huyện Hưng Nguyên tuyên phạt 5 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", mới đây Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An đã ban hành kháng nghị phúc thẩm bản án sơ thẩm, đề nghị Toà án nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án theo hướng huỷ bản án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.

Trước đó, bị cáo Lê Thị Dung cũng đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân huyện Hưng Nguyên.

Vậy, kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm là gì, chủ thể thực hiện, phạm vi và thời hạn như thế nào?

Những người liên quan đến kháng cáo là gì năm 2024

Phiên toà sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung - nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Hưng Nguyên về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ảnh tư liệu

Theo luật sư Trần Thị Thanh Hằng - Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Tín Tâm thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Nghệ An, xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Kháng cáo là quyền của những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật đề nghị Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

Chủ thể của kháng cáo là những người tham gia tố tụng, có quyền lợi bị ảnh hưởng bởi bản án, quyết định của Tòa án hoặc là những người đại diện, bào chữa, bảo vệ cho chủ thể có quyền lợi bị ảnh hưởng. Các chủ thể có quyền kháng cáo chỉ được thực hiện quyền kháng cáo của mình trong giới hạn nhất định được gọi là phạm vi kháng cáo.

Phạm vi kháng cáo là giới hạn nội dung mà người kháng cáo được yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án hoặc xem xét lại quyết định để bảo vệ quyền lợi cho mình, cho người mình bào chữa, bảo vệ hoặc đại diện, theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Thủ tục kháng cáo được quy định tại Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự: Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

Thời hạn kháng cáo được quy định tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 7 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Những người liên quan đến kháng cáo là gì năm 2024

Trung tâm GDTX - GDNN huyện Hưng Nguyên, nơi bị cáo Lê Thị Dung từng làm Giám đốc. Ảnh tư liệu

Kháng nghị là hành vi tố tụng của người có thẩm quyền, thể hiện việc phản đối toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án với mục đích bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công bằng, đồng thời sửa chữa những sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án.

Kháng nghị được đưa ra đối với những bản án, quyết định của Tòa án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đã có hiệu lực nhưng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phát hiện thấy có sai lầm, vi phạm pháp luật hoặc phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản hay một phần quan trọng trong nội dung bản án, quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định.

Kháng nghị trong tố tụng hình sự bao gồm: Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Kháng nghị phúc thẩm là quyền năng pháp lý được Nhà nước giao cho Viện Kiểm sát nhân dân để kháng nghị đối với những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Toà án cùng cấp và cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng để yêu cầu Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh và kịp thời. Viện Kiểm sát cùng cấp, Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

Chủ thể của quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là Viện Kiểm sát cùng cấp với Toà án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm và Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp của Viện Kiểm sát đó. Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Nội dung kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp và Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp có thể trùng nhau hoặc bổ sung nhau. Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án quyết định sơ thẩm theo hướng tăng nặng hoặc giảm nhẹ đối với bị cáo và đương sự cả về phần hình sự và dân sự.

Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án. Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp đối với quyết định của Toà án sơ thẩm là 7 ngày, của Viện Kiểm sát cấp trên trực tiếp là 15 ngày kể từ ngày Toà án tuyên án.

Theo Điều 339 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, khi có kháng cáo, kháng nghị thì toàn bộ bản án, quyết định của Toà án chưa được đưa ra thi hành. Trong trường hợp kháng cáo, kháng nghị một phần bản án, quyết định thì phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị chưa được đưa ra thi hành. Phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành.

Tuy nhiên, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm vẫn được thi hành ngay mặc dù có kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà án quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hoặc thời gian phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam. Quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh của Toà án vẫn có hiệu lực thi hành mặc dù có kháng cáo, kháng nghị.