Nước máy để bao lâu thì hết clo

Hướng dẫn xử lý nước máy nuôi cá cảnh. Nếu bạn muốn nuôi cá cảnh bằng nước máy thì cần phải xử lý clo trong nước rồi mới tiến hành các bước nuôi cá sau.

1. Nuôi cá cảnh bằng nước máy được không?

Trong trường hợp không xử lý hết clo trong nước thì tỷ lệ cá chết sẽ lên 95% so với các nguồn nước khác.

Tuy nguồn nước máy được các công ty cấp đã được xử lý cơ bản và sạch sẽ nhưng khi cung cấp đến cho người tiêu dùng thì không tránh khỏi nhiễm những tạp chất dư thừa từ môi trường xung quanh như clo, nitri, asen…

Cho nên, nguồn nước máy nhiễm các tạp chất này mà không được xử lý trước khi nuôi cá thì bạn sẽ thấy hiện tượng cá có những triệu chứng bỏ ăn, bơi lội chậm, màu sắc nhợt nhạt, sau một thời gian bạn sẽ thất cá bị co giật và chết.

2. Các yếu tố trong nước máy ảnh hưởng đến cá cảnh

Cá với nước là một sự gắn kết, đó là môi trường sống của cá, cũng giống như con người sống trên cạn. Cho nên môi trường sống sẽ là yếu tố góp phần quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cá.

Như chúng ta cũng đã biết, nước đối với cá tương đồng với mọi sinh vật cần không khí nhưng vấn đề ở đây chúng ta cần quan tâm đó là sự ô nhiễm trong nước máy gồm những thành phần gì gây hại đến cá cảnh?

Clo [Chlorine]: tồn tại trong nguồn nước máy xuất phát từ việc khử trùng của nhà máy nước. Tuy nhiên, nếu sử dụng nước này để nuôi cá thì nên để nó bốc hơi trong vòng 2-3 ngày. Trong trường hợp sử dụng nước máy trực tiếp có thể sử dụng Thiosulfat sodium để khử Chlorine

Flouride: đây là một chất hóa học nguy hiểm, nó được tồn tại trong nước cũng từ việc khử trùng của nhà máy nước. Khi đun sôi thì nó sẽ bay đi hết. Có thể xử lý bằng cách sục khí hoặc để nước vài ngày rồi mới sử dụng. Thông thường trong nước, hàm lượng chất này không cao, ảnh hưởng ít, dễ dàng bay hơi khi sử dụng hồ cá

Độ pH: pH trong nước lý tưởng để nuôi cá từ hơi acid [6] đến trung tính [7] hoặc hơi kiềm [8]. Nếu như là nước biển thì độ pH từ 8.1 – 8.3. Có thể kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ hoặc bộ test pH có bán tại các cửa hàng bán cá kiểng

Nhiệt độ của nước: đây cũng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến việc nuôi cá cảnh với môi trường xung quanh. Tùy theo môi trường sống của từng loài cá, do đó chúng ta cần phải tìm hiểu xem chú cá của bạn có môi trường sống thích hợp ở nhiệt độ nào.

3. Khử clo trong nước máy để nuôi cá cảnh

3.1. Phơi nước máy để khử clo

Trữ nước máy trong các bồn chứa, hồ chữa nước, xô, chậu…. không đậy nắp nhé để khí clo bốc hơi dễ dàng, nếu để ngoài ánh nắng càng tốt, sau 24h có thể dùng để nuôi cá.

3.2. Dung dịch khử clo trong nước máy:

Cửa hàng cá cảnh có bán chai dung dịch khử clo giá 20k/Chai [Nhỏ khoảng 4 giọt/10 lít nước máy]

3.3. Sử dụng Vitamin C khử clo trong nước máy [Ascorbic acid]

Vitamin C là chất thay thế “Hypo” tuyệt vời vì không độc và không làm sụt giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước. Phản ứng trung hòa của Vitamin C như sau:

C5H5O5CH2OH + HOCl –> C5H3O5CH2OH + HCl + H2O

Công thức: 2.5 phần Vitamin C khử được 1 phần clor.

Nồng độ clor trong nước máy là 0.2 mg/lít.

Như vậy 1 viên Vitamin C 500mg có thể khử clor cho 500/2.5/0.2 = 1000 lít [1 mét khối]!

1/4 viên đủ để khử clor cho hồ có kích thước 100 x 50 x 50 cm. Nghiền nát Vitamin C, hòa tan trong chén và đổ vào hồ trước khi châm nước máy!

Lưu ý: cần trữ vitamin C trong tủ lạnh đề phòng thuốc bị phân huỷ. Đối với cá dĩa, cá rồng thì dùng quá liều vitamin C khiến pH giảm đôi chút cũng không sao.

3.4. Sử dụng chất khử “Hypo” [Sodium Thiosulfate] Na2S2O3

Clor tồn tại trong nước dưới dạng Hypochlorous acid HOCl. Các phản ứng trung hòa của “Hypo” như sau: Na2S2O3 + 4HOCl + H2O –> 2NaHSO4 + 4HCl Na2S2O3 + HOCl –> Na2SO4 + S + 4HCl

2Na2S2O3 + HOCl –> Na2S4O6 + NaCl + NaOH

“Hypo” có bán ở chợ Kim Biên và khu dụng cụ y tế đường Tô Hiến Thành, giá khoảng 5000 đ/kg. Công thức: pha 0.5 kg Hypo trong 2 lít nước – tỷ lệ khử là 1 giọt/10 lít nước máy. Các bạn có thể lấy bất kỳ lọ thuốc cũ hay dụng cụ thí nghiệm nào để trữ dung dịch khử.

Lưu ý: tránh dùng quá liều bởi vì: đây là chất tương đối độc đối với cá, chất này làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước khiến cá bị ngạt. Hậu quả của việc dùng quá liều tùy theo mức độ, từ lờ đờ, sưng mang cho đến cháy vây và chết!

Nguồn: Sưu tầm.

Xem thêm:  Hướng dẫn xử lý nước giếng khoan nuôi cá cảnh

Nuôi cá cảnh với những người chơi tại thành phố là điều không đơn giản bởi cá rất dễ chết. Với cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh được trình bày sau đây thì việc nuôi cá sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với người dân tại các đô thị và thành phố. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về cách xử lý nước nuôi cá cảnh này nhé!

Nuôi cá cảnh bằng nguồn nước máy là vấn đề không hề đơn giản với những người chơi cá cảnh

Nuôi cá cảnh bằng nước máy

Cá cảnh vốn là loài cá có “sức đề kháng” thấp, rất dễ chết, đặc biệt khi thay đổi môi trường sống hoặc sống trong những môi trường chứa tạp chất độc hại. Và nguồn nước máy tuy đã được xử lý bớt tạp chất nhưng vẫn không phải là nguồn nước an toàn với cá cảnh.

“Kẻ thù” lớn nhất của cá cảnh tồn tại trong nước máy chính là Clo và Florua. Việc dư thừa nồng độ của 2 chất này có thể giết chết cá cảnh với tỉ lệ tới 95%. Mà nguồn nước máy là gần như là nguồn nước sinh hoạt duy nhất ở các thành phố và đô thị.

Ngoài Clo và Flo thì còn 2 yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ và sự thích nghi của cá cảnh đó là:

  • Nồng độ pH trong nước máy có nằm trong khoảng an toàn [môi trường trung tính] từ 7 – 8 không? Để biết pH trong nước chính xác nhất thì cần sử dụng bút đo độ pH. Trong trường hợp không có bút mà sẵn quỳ tím thì cũng có thể thử được, nếu quỳ tím đổi màu thì đó không phải là môi trường trung tính.
  • Nhiệt độ của môi trường sống: Cá cảnh sống thích hợp ở nhiệt độ lý tưởng 27 – 280 Nếu nhiệt độ không nằm trong khoảng này cũng có thể làm ngắn tuổi thọ của cá.
Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh được nhiều người yêu cá cảnh tìm kiếm

Do đó, vấn đề cần thiết đặt ra ở đây là tìm cách xử lý cách khử clo trong nước máy để nuôi cá khỏe mạnh tối ưu và hiệu quả nhất. Và không để quý vị phải chờ lâu thêm nữa, chúng tôi xin giới thiệu ngay cách xử lý nước nuôi cá cảnh ngay ở phần tiếp theo.

Cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh

Có rất nhiều cách khử clo trong nước máy để nuôi cá, quý vị có thể tự lựa chọn một giải pháp phù hợp nhất với mình như:

  1. Mua dung dịch khử Clo với giá chỉ khoảng 20.000VNĐ ở các cửa hàng bán cá cảnh. Sau đó nhỏ vào bể nuôi cá với tỉ lệ 3 – 4 giọt/10 lít nước. Giải pháp này nhanh, đơn giản mà cũng không tốn kém mấy;
  2. Xả nước từ vòi ra xô, chậu rồi để qua 24h cho khí Clo và Flo tự động bay hơi đi, sau đó mới cho vào bể thả cá;
  3. Dùng sục bể cá cảnh để khoảng 3 – 4h cho Clo và Flo bay đi rồi mới thả cá. Cách này giảm thời gian chờ đợi so với cách 2 đi rất nhiều;
  4. Cách này sẽ là câu trả lời cho câu hỏi “nuôi cá cảnh bằng nước lọc được không”. Sử dụng nước sạch lấy từ những máy lọc nước để nuôi cá cảnh cũng rất hiệu quả trong việc lọc sạch các khí độc hại nhưu Clo và Flo mà lại không mất công chờ đợi;
Cần xử lý sạch nước trước khi thả cá cảnh để tránh làm cá chết

Nước máy hiện nay là nguồn nước sinh hoạt chính của các hộ gia đình ở thành thị và nhiều vùng nông thôn. Việc nuôi cá cảnh bằng nguồn nước này là bắt buộc, tuy nhiên lại có thể gây nhiều tác động làm cho cá khó hòa nhập, dễ chết.

Mong rằng với những cách xử lý nước máy để nuôi cá cảnh chúng tôi trình bày trên đây sẽ giúp người chơi cá cảnh dễ dàng nuôi cá ở nước máy hơn.

26/12/2019 09:41

Clo có tên gọi đầy đủ là Clorine là một loại khí thuộc nhóm halogenua có tính oxy hóa rất mạnh, được hóa lỏng và sử dụng rộng rãi để khử trùng nước. Nhờ tính chất hóa học với khả năng oxy hóa mạnh như vậy, clo rất hiệu quả trong việc tiêu diệt các vi sinh vật có hại trong nước như vi khuẩn, virus và cả các động vật kí sinh.

 

Khử trùng bằng clo là phương pháp được áp dụng rộng rãi để khử trùng nước cấp bằng cách sục clo dạng khí hoặc dạng lỏng [tồn tại dạng muối sodium hypochlorite] với nồng độ 0,5 – 2ppm. Khi vào nước, clo tách gốc tự do – là một chất oxy hóa cực mạnh có khả năng khử trùng cực cao. Nhờ đạt được hiệu quả diệt khuẩn cao kết hợp với giá thành rẻ khiến clo được lựa chọn khá nhiều để khử trùng nước máy trên toàn thế giới.

Theo quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước máy, nồng độ clo cho phép trong nước sử dụng để làm nước sinh hoạt phải nhỏ hơn hoặc bằng 300mg/l.

Những tác dụng phụ khi sử dụng nước có chứa clo

Mặc dù clo được cho phép sử dụng để diệt khuẩn, tuy nhiên chúng là một trong những hóa chất có hoạt lực mạnh, gây ra những tác dụng phụ không mong muốn và có thể gây hại tới sức khỏe nếu sử dụng ở nồng độ vượt ngưỡng cho phép trong một thời gian dài.

  • Có mùi khó chịu đặc trưng và làm nước có vị lạ.
  • Uống nước chứa clo gây ra một số vấn đề trong tiêu hóa như: tiêu chảy, đau bụng do clo tồn dư trong nước đi vào cơ thể sẽ giết chết những vi sinh vật có lợi trong ruột, gây mất cân bằng hệ vi sinh, là cơ hội gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Sử dụng nước có chứa clo để nuôi cá cảnh hoặc thải ra ngoài ao hồ sẽ làm chết các loài thủy sản. Do vậy, những dân chơi cá cảnh chuyên nghiệp thường phải khử clo trong nước trước khi thả nuôi.
  • Uống quá nhiều nước chứa clo làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư vú, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tăng khả năng sảy thai ở thai phụ.
  • Clo trong nước khiến các đường ống làm từ kim loại dễ bị ăn mòn.
  • Tiếp xúc với nước chứa clo nhiều khiến da bị khô, ngứa và dễ mắc các bệnh viêm da…

 

Các cách khử mùi clo trong nước máy

Cách khử mùi clo trong nước máy sử dụng hóa chất

Clo có thể được loại bỏ bằng các phản ứng trao đổi ion. Người ta thường tiến hành lắp các cột ion vào bộ lọc nước nhằm tạo ra các phản ứng trao đổi clo với các muối sulfite, bisulfites hoặc các metabisulfites. Mặc dù cách khử clo này khá hiệu quả nhưng sẽ làm tăng nồng độ các ion natri, sulfate trong nước, khiến nước có vị mặn và nhờn. Chú ý: phương pháp này chỉ sử dụng để khử clo trong nước nuôi cá chứ không thể dùng để làm nước sinh hoạt. Máy bơm bể bơi

Cách khử mùi clo trong nước máy bằng vitamin C

Cách khử clo trong nước bằng vitamin C chỉ sử dụng cho lượng nước ít, dùng để nuôi cá hoặc là cách cấp bách để loại bỏ clo trong những vùng có điều kiện thiếu thốn, những vùng đang bị lũ lụt… Bà con không nên làm dụng quá nhiều sẽ khiến pH trong nước giảm, ảnh hưởng tới việc nuôi cá cảnh hoặc không tốt khi sử dụng để ăn uống. Ngoài ra, vitamin C cần phải bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, tránh làm giảm hiệu lực của thuốc.

 

Do là chất không độc và khi hòa tan vào nước, vitamin C làm giảm nồng độ của các chất có trong nước nên sử dụng loại vitamin này để khử clo khá hiệu quả. Cách thực hiện như sau: nghiền nát viên vitamin C rồi hòa vào chén nhỏ chứa nước để đảm bảo thuốc tan hết rồi đổ vào bồn chứa nước cần khử clo. Sử dụng với liều lượng 500mg vitamin C cho 1 mét khối nước.

Cách khử clo trong nước máy bằng phương pháp vật lý đơn giản

Sử dụng các tác nhân vật lý là cách khử clo trong nước đơn giản và được áp dụng nhiều nhất hiện nay. Bà con có thể thực hiện một trong 3 cách sau:

  • Bay hơi thoát khí: Clo là một phi kim mạnh tồn tại ở dạng khí, ở nhiệt độ phòng clo dễ dàng hóa hơi và bay ra khỏi nước. Do vậy, có thể đuổi clo ra khỏi nước bằng cách đổ nước ra các thùng, xô, chậu, bể hoặc các vật dụng chứa nước khác và để clo bay hơi tự nhiên. Lưu ý, bà con nên đổ mực nước thấp và tăng diện tích bề mặt nước tiếp xúc với không khí để quá trình đuổi khí clo diễn ra nhanh hơn. Phương pháp này có nhược điểm là thời gian khử clo rất lâu, sau 1 ngày mới đạt được hiệu quả mong đợi.
  • Đun sôi nước: Đun sôi nước là cách hữu hiệu để khử clo. Quá trình đun sôi khiến nước từ dạng lỏng hóa hơi thành dạng khí, nhờ vậy clo sẽ bám vào và theo hơi nước thoát ra ngoài. Chỉ cần đun sôi khoảng 20 phút là đảm bảo đuổi hết clo ra khỏi nước. Tuy nhiên, phương pháp này rất tốn năng lượng cũng như chỉ sử dụng với lượng nước ít dùng để uống và không thể loại bỏ được Chloramines – một chất độc có chứa clo.

 

  • Tạo thác nước hoặc sục khí: Bản thân phương pháp này tương tự như cách khử clo bằng bay hơi thoát khí, nhưng hiệu quả hơn nhờ việc sử dụng các tác nhân cưỡng bức dòng nước như sục khí, tạo thác nước từ trên cao chảy xuống để tăng diện tích tiếp xúc giữa không khí và nước, gia tăng tốc độ clo thoát ra ngoài môi trường. Phương pháp này được những người chơi cá cảnh sử dụng rộng rãi để khử clo trong nước nuôi cá.

Cách khử mùi clo trong nước máy bằng sục khí Ozone

Với những hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, lắp đặt hệ thống tiệt trùng nước bằng Ozone là cách hiệu quả để khử mùi và khử trùng nguồn nước. Nhờ khả năng tạo ra các gốc oxy tự do – có hoạt lực còn mạnh hơn cả clo, khiến clo dễ dàng bị đuổi ra khỏi nước, đồng thời đảm bảo hiệu quả khử mùi, tiệt trùng cao. Để đảm bảo nguồn nước sạch bóng clo, bà con cần sử dụng máy Ozone có công suất 1g/h trở lên.

 

Cách khử mùi clo trong nước máy bằng tia cực tím

Các nước phát triển đã dần thay thế công nghệ khử trùng bằng clo sang khử trùng bằng tia cực tím nhờ tính an toàn của phương pháp này mang lại. Với bước sóng 185nm, tia cực tím có thể đuổi được các gốc clo tự do ra khỏi nước. Còn với bước sóng lớn hơn từ 245 -365 nm có thể khử được cả chloramines – độc chất có chứa clo. Tuy nhiên, lượng tia cực tím cần thiết để loại bỏ clo trong nước nhiều hơn gấp 15-30 lần so với lượng cần dùng để diệt khuẩn. Do vậy, thay vì tốn công phải loại bỏ clo, với những hộ gia đình có điều kiện, có thể trực tiếp xử lý nước giếng khoan và dùng tia cực tím diệt khuẩn.

 

Cách khử mùi clo trong nước bằng than hoạt tính

Than hoạt tính không chỉ là chất khử clo hữu hiệu mà còn có thể loại bỏ rất nhiều độc chất khác có trong nước như SO­2, NOx, màu, mùi hôi, chloramine… nhờ diện tích bề mặt lớn, làm tăng khả năng hấp phụ, giữ các chất có hại trong các khe hở siêu nhỏ của lớp than và loại bỏ chúng ra khỏi nước. Tùy vào nguồn nước bẩn hay không mà lựa chọn lõi lọc than hoạt tính có kích thước lớn khác nhau.

 

Khử clo trong nước máy bằng màng lọc RO [thẩm thấu ngược]

Công nghệ màng lọc RO là một trong những công nghệ xử lý nước hiện đại nhất. Với kích thước màng lọc siêu bé, chỉ đủ để cho các hạt nước tinh khiết lọt qua, màng lọc RO đảm bảo giữ lại toàn bộ các tạp chất có lẫn trong nước, từ bụi bẩn, chất hữu cơ, vi khuẩn, chất độc, clo… đảm bảo chất lượng nước tinh khiết nhất. Tuy nhiên, sử dụng màng lọc RO có những nhược điểm như: chi phí đầu tư ban đầu và chi phí thay màng lọc đắt, quá trình vận hành lãng phí lượng nước lớn kết hợp nước sau khi lọc RO là nước tinh khiết, không còn chứa khoáng chất, không tốt khi sử dụng làm nước ăn uống lâu dài.

 

Trên đây, khomay3a.com vừa chia sẻ tới bà con các cách khử mùi clo trong nước máy đơn giản và hiệu quả nhất. Tùy vào thực trạng nguồn nước và điều kiện cụ thể để lựa chọn ra cách đuổi clo ra khỏi nước phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Chúc bà con mạnh khỏe.

Video liên quan

Chủ Đề