Nước nga gọi là gì

Bất chấp phải đối mặt với vô số thất bại trong chiến tranh, Nga cuối cùng vẫn giữ lại được nền độc lập của mình. Duy chỉ có cuộc xâm lăng của Mông Cổ là trường hợp ngoại lệ.

Dân Nga dưới ách cai trị của Mông Cổ. Tranh: Sergey Ivanov.

Năm 1922, từ "Nga" một lần nữa biến mất khỏi bản đồ chính trị thế giới. Nhưng lần này, sự biến mất đó mang tính tự nguyện - Nga trở thành hạt nhân của quốc gia Liên Xô mới ra đời.

Nước Nga mà thế giới biết đến ngày nay ra đời vào ngày 12/6/1990. Ngày này, còn gọi là Ngày nước Nga, được hàng triệu người Nga kỷ niệm hàng năm.

Ách thống trị của Mông Cổ

Vào giữa thế kỷ 13, quân Mông Cổ dùng lưỡi gươm và ngọn lửa để đi qua khắp lãnh thổ Rus, khi ấy đang trong tình trạng cát cứ phong kiến. Lần lượt từng công quốc Nga bị con cháu của Thành Cát Tư Hãn chinh phục. 

Trong hơn 2 thập kỷ, Nga ở vào trạng thái phụ thuộc người Mông Cổ cả về chính trị và kinh tế. Mặc dù những kẻ chinh phục không duy trì bất cứ lực lượng đồn trú thường trực nào tại các thành phố của Nga, bất cứ sự bất tuân nào trước ý chí của các Hãn Mông Cổ hay từ chối cống nạp đều dẫn tới kết quả là bị trừng phạt nhanh chóng và tàn bạo. Các Hãn cai trị quyết định thân vương Nga nào được nắm quyền và không được nắm quyền, ai sống ai chết.

Trong thời kỳ cai trị của người Mông Cổ-Tatar, các công quốc mạnh nhất trong số các công quốc Nga đánh lẫn nhau để giành thế thượng phong ở các vùng đất Nga. Thể hiện ra ngoài thái độ phục tùng các kẻ ngoại xâm, các công quốc này gia tăng ảnh hưởng của mình và mở rộng lãnh thổ của mình càng nhiều càng tốt. Có một thực tế phổ biến là các thân vương Nga kêu gọi viện binh của Mông Cổ để đánh bại đối thủ của mình.

Vào cuối thế kỷ 14, Đại công quốc Moscow trên thực tế trở thành trung tâm thống nhất các vùng đất Nga và đã đủ mạnh để công khai thách thức Mông Cổ. Vào năm 1380, Thân vương Dmitry Ivanovich của Moscow đánh bại quân của thủ lĩnh quân sự Mamai trong Trận Kulikovo. Tuy nhiên, sau đó người Nga vẫn phải mất thêm một thập kỷ nữa để đạt được sự giải phóng hoàn toàn.

Năn 1472, trong trận Aleksin, Ivan Đệ tam đánh bại quân đội của Hãn Akhmat, từ đó Công quốc Moscow ngừng cống nạp cho ông ta. Tám năm sau đó, Akhmat cố gắng giành lại ảnh hưởng của mình. Thế là quân đội hai bên dàn trận trên hai bờ sông Ugra. Nhưng Hãn Akhmat không dám vượt sông và kéo quân của mình bỏ đi. "Thế đối đầu vĩ đại trên sông Ugra" đánh dấu việc nước Nga hoàn toàn độc lập về chính trị  với Mông Cổ.

VOV.VN - Trước đây có nhiều xứ Nga nhỏ và tách biệt. Trận chiến Kulikovo đã đoàn kết người Nga lại về mặt văn hóa và tinh thần. Dân tộc Nga ra đời từ đó.

Liên Xô sụp đổ

Khi Liên Xô [Liên bang các nước cộng hòa XHCN Xô viết] ra đời vào năm 1922, nước Nga trở thành "Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang"  - đây là nước cộng hòa lớn nhất và phát triển nhất về mặt kinh tế của toàn Liên Xô.

Nhưng vào đầu thập niên 1990, Liên Xô không còn là quốc gia như cách đó một thập kỷ nữa. Những cải cách của Tổng bí thứ Mikhail Gorbachev vào giữa thập niên 1980 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng sâu sắc cả về chính trị và kinh tế ở Liên Xô.

Một trong những hậu quả đáng kể nhất của công cuộc cải tổ [perestroika] là sự bùng nổ tâm lý ly khai trong các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Lúc này chính quyền trung ương đã suy yếu và không còn có thể chống lại nỗ lực của các nước cộng hòa đòi tách ra thành nước độc lập. Lần lượt từng nước thành viên của Liên Xô tuyên bố chủ quyền. Theo Bản Hiến pháp năm 1977 của Liên Xô, các nước thành viên này trên thực tế đã chính thức có chủ quyền rồi, còn bây giờ người ta hiện thực hóa việc tuyên bố xác lập quyền uy của luật địa phương lên trên luật Liên bang.

Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga cũng tham gia vào quá trình này. Họ tin rằng mình có thể tự thực hiện các cải cách và phân phối tài nguyên quốc gia tốt hơn chính quyền trung ương.

Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga là nước cộng hòa thứ 6 [sau Estonia, Litva, Latvia, Azerbaijan, và Gruzia] tuyên bố mình là quốc gia có chủ quyền. Tuyên bố của quốc gia này, được Đại hội Đại biểu nhân dân thông qua vào ngày 12/6/1990, tuyên bố sự ra đời của một "quốc gia pháp quyền dân chủ bên trong Liên Xô mới".

Người ta có ý định đưa nước Nga có chủ quyền mới này thành một trong các trụ cột của Liên Xô cải cách, nhưng điều này không bao giờ xảy ra. Chính phủ trung ương, do Mikhail Gorbachev lãnh đạo, và ban lãnh đạo của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga lập tức đối đầu với nhau về chính trị. Thêm nữa, sau khi Nga tuyên bố chủ quyền thì các nước cộng hòa còn lại trong Liên bang cũng làm tương tự, cắt đứt hoặc làm suy yếu quan hệ chính trị và kinh tế với chính quyền trung ương tại Moscow.

Vào ngày 26/12/1991, Liên Xô chính thức ngừng tồn tại. Liên bang Nga sau đó được cộng đồng quốc tế công nhận là nhà nước kế thừa Liên Xô./.

Câu hỏi này khá đánh đố. Vì Nga có 77% diện tích đất nước nằm ở châu Á nhưng đa phần dân cư lại sống ở phần lãnh thổ thuộc châu Âu. Tự người Nga cũng tranh cãi với nhau là mình thuộc nhóm người nào, châu Âu hay châu Á. Một số người thì cho rằng họ có một bản sắc rất đặc biệt, chẳng châu Âu mà cũng chẳng châu Á, mà là sự pha trộn giữa cả hai.

Ngay quốc huy của nước Nga cũng phản ánh bản chất kép của Nga: một đầu đại bàng ngoảnh về phía châu Âu, một đầu nhìn về châu Á. Ảnh: 123RF.

Nga chắc chắn không thiếu đài tưởng niệm đánh dấu ranh giới giữa châu Âu và châu Á. Có khoảng 50 công trình như vậy và một số có thể gây hiểu sai về vấn đề. Ví dụ, khối bút tháp “châu Âu-châu Á” nổi tiếng ở Orenburg [cách Moscow 1.400km về phía đông] được xây dựng trên ý tưởng cho rằng dòng sông Ural chia nước Nga làm hai phần – châu Âu và châu Á. Nhưng bây giờ ý tưởng này đã bị coi là sai.

Theo truyền thông, hầu hết các nhà khoa học cho rằng nửa phía đông của dãy núi Ural tạo ra ranh giới tương đối giữa châu Âu và châu Á ở Nga. Theo đó, lãnh thổ Âu-Á của Nga được chia theo tỷ lệ 23%-77%.

Vấn đề khó hơn là liệu nước Nga nói chung tự coi mình là Âu hay Á?

Khía cạnh châu Âu chiếm ưu thế?

Mặc dầu đất nước lớn nhất thế giới có phần lớn diện tích nằm về phía đông dãy Ural [tức là nằm ở nửa châu Á], đa số dân cư nước này lại tập trung ở phần châu Âu. Khoảng 75% dân số Nga sống ở phần châu Âu của đất nước này. Còn đa phần lãnh thổ rộng lớn ở Siberia và Viễn Đông thì nhìn chung dân cư rất thưa thớt do khí hậu khắc nghiệt.

Vladimir Kolosov, Chủ tịch Liên minh Địa lý Quốc tế, nói với Russia Beyond rằng “dân số Nga ở phần châu Á có mật độ chỉ là 2 người trên mỗi kilômét vuông”. Hai thành phố lớn nhất của Nga là Moscow và Saint Petersburg cũng nằm ở châu Âu. Giới chức liên bang cũng cho rằng phần châu Âu là quan trọng hơn.

Nhưng mặt khác, chính phần đất châu Á là nơi tập trung hầu hết tài nguyên thiên nhiên của Nga. Do vậy, sẽ không khôn ngoan nếu đánh giá thấp tầm quan trọng của nửa phía đông của nước Nga.

Tranh cãi văn hóa

Câu hỏi chính liên quan đến bản sắc của Nga trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài là “Liệu Nga là nước châu Âu hay không?”.

Câu hỏi trên đã tạo ra tranh cãi gay gắt vào thế kỷ 19 với hai nhóm có ảnh hưởng nhất trong giới trí thức Nga là người thân Slav và người thân phương Tây.

Hồi đó, người thân Slav tin rằng Nga lẽ ra nên dựa vào di sản độc đáo của mình [truyền thống, Chính thống giáo, và cuộc sống thôn dã] trong khi phe thân phương Tây ủng hộ ý tưởng hiện đại hóa kiểu châu Âu và chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên cuộc tranh cãi này đã bị gián đoạn bởi cuộc Cách mạng Nga 1917, khi lực lượng Bolshevik cấp tiến lên nắm chính quyền. Ngày nay cuộc tranh cãi giữa 2 phe này vẫn tiếp diễn. Lập luận chính của họ là gì?

“Vâng, chúng tôi là người châu Á”

Những người phản đối ý tưởng Nga thuộc về thế giới phương Tây thường nhấn mạnh rằng người Nga trong suốt lịch sử đã sống ở “giao lộ” giữa các nền văn minh và do đó đã đón nhận các giá trị văn hóa đến từ cả châu Âu và châu Á.

Lev Gumilev, một sử gia Nga và là một trong những nhân vật có ảnh hưởng của phái Á-Âu [phái chủ trương cho rằng Nga là một nước Á-Âu, Đông-Tây], nói: “Nga là một nước riêng biệt, kết hợp cả yếu tố của phương Tây và phương Đông”.

Hơn nữa, lịch sử nhiều rắc rối của nước Nga trong mối quan hệ với các nước châu Âu và phương Tây nói chung đã chỉ đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho nhiều người ái quốc Nga nghĩ rằng “Chúng tôi không phải là châu Âu vì châu Âu sẽ không bao giờ đón nhận chúng tôi”.

Alexander Blok, một nhà thơ Nga nổi tiếng đầu thế kỷ 20 đã viết vào năm 1918 một bài thơ đầy tức giận nhằm vào những người châu Âu phủ nhận Nga là châu Âu. Bài thơ mang tên “người Scythia” có đoạn: “Ừ - chúng tôi là người Scythia, ừ - chúng tôi là dân châu Á, với đôi mắt xếch và tham lam!”.

Một phần tích hợp của phương Tây

Mặt khác, một bài thơ tương tự của Blok thì lại kêu gọi đoàn kết giữa người Nga và các láng giềng châu Âu “Hỡi các đồng chí, chúng ta sẽ là anh em!”.

Đây là một thí dụ về tư tưởng cho rằng mối liên hệ văn hóa giữa Nga và châu Âu vượt lên trên các khác biệt và các hiểu lầm chính trị.

Quan điểm này có nhiều người ủng hộ, kể từ khi Pi-e Đại đế [cai trị Nga từ năm 1682-1725] mang các giá trị, thói quen và thậm chí cả quần áo của châu Âu vào Nga vào đầu thế kỷ 18.

Chẳng hạn, Alexander Baunov – một nhà báo Nga và tổng biên tập của trang Carnegie.ru, viết trong một bài báo hồi năm 2014 rằng cả người phương Đông và phương Tây coi Nga gần gũi hơn với phương Tây, ít nhất là về văn hóa.

Baunov viết: “Các khác biệt của chúng tôi với bất cứ nước phương Tây nào đều rất đáng kể nhưng các khác biệt đó không nhiều hơn các khác biệt giữa Phần Lan và Bồ Đào Nha, Hungary và Ireland, Síp và Ba Lan”./.

Video liên quan

Chủ Đề