Ở động cơ hai kỳ trong một chu trình làm việc cơ máy kỳ sinh công và máy kỳ tiêu thụ công

Tìm hiểu và so sánh động cơ 2 kỳ và 4 kỳ là những bài học đầu tiên dành cho các bạn học sửa chữa ô tô – xe máy. Trong bài viết sau đây, chúng ta sẽ cùng VATC tìm hiểu sơ bộ về các đặc tính kỹ thuật, ưu và nhược điểm của từng loại động cơ.

Động cơ đốt trong là một cỗ máy biến đổi năng lượng của nhiên liệu [hóa năng] thành nhiệt năng [đốt cháy] rồi chuyển thành cơ năng [quay trục khuỷu] và sinh công. Trong ứng dụng thực tế, động cơ đốt trong thường có hai loại cơ bản là động cơ 2 kỳ và động cơ 4 kỳ. Cả hai loại động cơ này đều hoạt động theo một chu trình công suất khép kín là: hút – nén – nổ – xả.

Động cơ 2 kỳ thường là động cơ xăng 2 kỳ, có công suất thấp hoặc được làm để khởi động cho động cơ chính diesel, một số trường hợp động cơ tĩnh tại cũng được sử dụng động cơ diesel 2 kỳ. Động cơ 2 kỳ là động cơ đốt trong không có van [xupap], không có hệ thống bôi trơn riêng biệt, kết cấu đơn giản, ít bộ phận và nhẹ. Pittong làm nhiệm vụ đóng mở đường nạp và xả.

Ứng dụng của động cơ 2 kỳ

Động cơ 2 kỳ hoạt động với một chu trình công suất [hút – nén – nổ – xả] xảy ra trong hai hành trình của pittong [lên và xuống] tức bằng một vòng quay của trục khuỷu.

#Động cơ  2 kỳ:

Pittong đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, van lưỡi gà mở, nạp hỗn hợp không khí/ nhiên liệu vào khoang cacte, đồng thời tiến hành việc xả khí xót và nén hỗn hợp hòa khí. Ở cuối hành trình này, bugi đánh lửa đốt cháy nhiên liệu, áp suất tăng lên đẩy pittong đi xuống.

Pittong từ điển chết trên xuống điểm chết dưới thực hiện hành trình sinh công, đồng thời xả khí thải và nạp hòa khí từ khoang cacte vào trong buồng đốt động cơ. Như vậy, chu trình sinh công suất của động cơ đã hoàn thành và tiếp tục một chu trình mới.

Động cơ 2 kỳ không có hệ thông bôi trơn cụ thể, bởi vì cácte của nó cần phải làm nhiệm vụ của buồng nén phụ [nạp khí vào trong kỳ nén]. Vậy nên, nhiên liệu xăng sử dụng cần được pha trộn với dầu bôi trơn với một tỷ lệ nhất định. Khi hỗn hợp hòa khí tràn vào khoang cácte, làm nhiệm vụ bôi trơn các bộ phận bên trong động cơ. Do cách bôi trơn này không thực sự hiệu quả, nên động cơ 2 kỳ thường dễ hỏng.

#Ưu điểm của động cơ 2 kỳ:

  • Cấu tạo đơn giản, không có xupap.
  • Cháy một lần cho mỗi vòng quay, có nghĩa rằng công suất đầu ra lớn hơn động cơ 4 kỳ.
  • Chi phí sản xuất thấp.
  • Động cơ 2 kỳ có tiềm năng cho công suất gấp hai lần so với động cơ 4 kỳ có cùng dung tích [thực tế chỉ bằng 1.5 lần].

Dễ dàng bảo trì, sửa chữa.

#Nhược điểm của động cơ 2 kỳ

  • Tuổi thọ ngắn hơn động cơ 4 kỳ do không có hệ thống bôi trơn cụ thể.
  • Cần pha trộn nhiên liệu và dầu để bôi trơn động cơ nên sẽ tốn dầu bôi trơn hơn, cháy kém hiệu quả.
  • Tiêu hao nhiều nhiên liệu.
  • Động cơ 2 kỳ sinh ra rất nhiều khói nên gây ô nhiễm môi trường hơn.
  • Hỗn hợp không khí, nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài ống xả.

Động cơ 4 kỳ hoạt động với 4 hành trình của pittong [2 chu kỳ pittong] tương đương 2 vòng quay của trục khuỷu để hoàn thành một chu trình công suất. Ở động cơ 4 kỳ, nó có cấu tạo phức tạp hơn và cần có các van [xupap] để đóng/mở cửa xả và nạp. Bên cạnh đó, động cơ 4 kỳ còn có một hệ thống bôi trơn hoàn chỉnh giúp các chi tiết bên trong động cơ lâu bị hao mòn hơn, đạt được tuổi thọ cao hơn.

Ứng dụng động cơ 4 kỳ

Ở động cơ 4 kỳ, mỗi một kỳ sẽ thực hiện bởi một hành trình hoàn chỉnh của pittong. Về nguyên lý thì rất đơn giản nhưng nó lại có cấu tạo phức tạp hơn động cơ 2 kỳ, cần phải có trục cam, xupap…

#Nguyên lý hoạt động cơ bản của động cơ 4 kỳ [xăng]:

  • Kỳ 1 – Nạp: Pittong đi từ điểm chết dưới xuống điểm chết trên, xupap nạp mở, xupap xả đóng, hỗn hợp hòa khí vào xylanh.
  • Kỳ 2 – Nén: Pittong đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, cả hai xupap nạp và xả đều đóng lại, hỗn hợp hòa khí được nén trong buồng đốt đến áp suất cao.
  • Kỳ 3 – Nổ, sinh công: Cả hai xupap vẫn đóng, khi pittong lên điểm chết trên – trong một vùng lân cận điểm chết trên, bugi bật tia lửa điện, đốt cháy hỗn hợp hòa khí bên trong, áp suất tăng lên nhanh chóng trong buồng đốt, đẩy pittong đi xuống từ điểm chết trên tới điểm chết dưới.
  • Kỳ 4 – Xả: Pittong đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, hỗn hợp đã cháy hoàn toàn được đẩy ra ngoài khi xupap xả mở, xupap nạp đóng, cuối hành trình xả, xupap nạp mở và chuẩn bị cho một chu trình công suất tiếp theo.

#Ưu điểm của động cơ 4 kỳ:

  • Nhiều momen xoắn hơn, động cơ êm và đáng tin cậy hơn.
  • Tuổi thọ cao hơn động cơ 2 kỳ.
  • Không cần phải trộn lẫn dầu với nhiên liệu.
  • Chạy sạch hơn động cơ 2 kỳ, ít gây ô nhiễm hơn.
  • Tiết kiệm nhiên liệu.

#Nhược điểm của động cơ 4 kỳ:

  • Thiết kế phức tạp.
  • Cơ cấu phối khí xupap thiết kế phức tạp, khó sửa chữa/khắc phục sự cố hơn.
  • Công suất chỉ bằng một nửa so với động cơ 2 kỳ cùng dung tích [theo lý thuyết].
  • Nhiều bộ phận hơn, chi phí sản xuất và sửa chữa đắt hơn.
  • Cấu tạo phức tạp hơn nên động cơ này nặng hơn nhiều.

Trên là những so sánh cơ bản về động cơ 2 kỳ và 4 kỳ cơ bản nhất. Các bạn mới bước vào tìm hiểu nghề sửa chữa ô tô hãy trang bị cho mình những kiến thức nền tảng tốt nhất, để có thể vững hơn cho những kiến thức chuyên sâu tiếp theo.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về quạt động cơ ô tô

Các khóa học tại Trung tâm VATC đang giảm giá cực sốc, Các bạn có thể Tham khảo và Đăng ký tại đây :

KHÓA HỌC KỸ THUẬT VIÊN SỬA CHỮA Ô TÔ TOÀN DIỆN

KHÓA HỌC NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN Ô TÔ TOÀN DIỆN-RA NGHỀ SAU 6 THÁNG

KHÓA HỌC KỸ THUẬT SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ Ô TÔ

KHÓA HỌC KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG NÂNG CAO

KHOÁ HỌC XÂY DỰNG – VẬN HÀNH – QUẢN TRỊ XƯỞNG DỊCH VỤ Ô TÔ CHUYÊN NGHIỆP

KHÓA HỌC CHẨN ĐOÁN ĐIỆN Ô TÔ ĐỜI MỚI-NÂNG CAO TAY NGHỀ SAU 2 THÁNG

KHÓA HỌC ĐIỆN Ô TÔ TRỰC TUYẾN- TIẾT KIỆM THỜI GIAN VÀ ĐI LẠI TẠI SAO KHÔNG

Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam – VATC

🏣 Địa chỉ: Số 50, Đường số 12, P Tam Bình, Quận Thủ Đức

►Chat online ngay: //www.facebook.com/messages/t/daotaongheoto

►HOTLINE: 0944135339 – 0944.135.339 – 0945711717

►FANPAGE: //www.facebook.com/daotaongheoto

►WEBSITE: //vatc.com.vn/ 

Động cơ 2 thì là gì đang là cụm từ được tìm kiếm khá nhiều trên các phương tiện Internet dạo gần đây. Còn khá mới mẻ nên người tiêu dùng vẫn chưa nắm rõ các thông tin kiến thức liên quan đến loại động cơ này. Vậy còn chần chờ gì, theo dõi ngay những thông tin sau đây của chúng tôi để giải đáp mọi nghi vấn liên quan đến động cơ 2 thì.

Bạn đang xem: ở động cơ hai kỳ có


Động cơ 2 thì là gì ?

Động cơ hai thì [hay còn gọi là động cơ hai kỳ] là loại động cơ đốt trong được chế tạo theo dạng có pít tông đẩy. Động cơ hai thì được sử dụng để tạo ra năng lực được hoàn thành trong một vòng quay của hệ trục khuỷu.

Một thì là chuyển động của pit tông từ trạng thái tĩnh theo và hướng về trạng thái tĩnh mới. Sau đó, trục khuỷu sẽ hoàn thành nửa vòng quay trong một thì. Động cơ diesel của động cơ 2 thì còn được ứng dụng trong tàu thủy, tàu hỏa, máy phát điện, động cơ xăng xe máy, máy cưa,…

Cấu tạo của động cơ 2 thì

Động cơ này được đánh giá là có cấu tạo đơn giản với ít chi tiết, nhờ vậy mà vấn đề bảo dưỡng và sửa chữa máy được đơn giản hóa đi rất nhiều. Cấu tạo cụ thể của động cơ hai kỳ bao gồm:

– Piston: Bộ phận này được sử dụng với mục đích chuyển đổi năng lượng khi nhiên liệu bị đốt cháy và giãn nở bên trong buồng đốt đến trục khuỷu thông qua hệ thống thanh truyền.

Cấu trúc cơ bản bên trong của động cơ 2 kỳ

– Thanh truyền: Thanh truyền được dùng để truyền các dao động từ piston đến hệ thống trục khuỷu.

– Trục khuỷu: Bộ phận này có mục đích giúp piston chuyển đổi từ dạng chuyển động tịnh tiến sang chuyển động tròn.

– Cửa nạp: Bộ phận giúp hóa cho khí di chuyển vào phía bên trong buồng đốt nhằm phục vụ nhu cầu đốt cháy.

– Bugi: Bugi được sử dụng nhằm tạo ra các tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu [bộ phận này thường chỉ có ở động cơ chạy xăng].

– Cửa xả: Bộ phận này có mục đích đưa lưu lượng khí thải ra ngoài môi trường.

– Bánh đà: Bộ phận hỗ trợ lưu trữ nguồn năng lượng.

Chu trình vận hành của động cơ 2 thì

Động cơ 2 thì vận hành dựa vào 2 chu kỳ nhỏ bao gồm: Nổ- xả và Hút-nén. Đây chính là mỗi lần piston thực hiện chuyển động lên xuống sẽ hoàn thành sinh công động cơ.

Kỳ đầu tiên: Quá trình tạo công và nén trước

Piston sẽ di chuyển từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới từ đó hỗn hợp nhiên liệu và không khí sẽ được đưa vào bên trong buồng đốt. Bugi sẽ hoạt động và đốt hỗn hợp phía trên piston từ đó nhiệt độ tăng lên dẫn đến gia tăng áp suất phía bên trong buồng đốt. Từ đó tạo ra công cơ học cho động cơ.

Chu trình vận hành của động cơ 2 thì

Đối với không gian phía dưới piston, khí hút vào sẽ tạo ra nén bởi chuyển động đi xuống bên dưới cửa piston.

Giai đoạn cuối, piston di chuyển xuống dưới, lỗ thải khí cùng ống dẫn khí sẽ được mở ra. Hỗn hợp khí mới đang nén dưới áp suất sẽ chuyển động từ buồng nén dưới piston đi qua ống dẫn khí và di chuyển vào xi lanh rồi đẩy lưu lượng khí thải ra ngoài môi trường. [Quá trình này trục khủy sẽ quay được nửa vòng 180 độ].

Xem thêm: Trọn Bộ Công Thức Nhân Liên Hợp Lớp 11, Chuyên Đề Nhân Liên Hợp Cơ Bản Phương Trình

Video liên quan

Chủ Đề