Ô quan chưởng ở đâu

Ngày 3/6/2009, tại Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak công bố khoản tài trợ trị giá 74.500 USD dành cho Việt Nam để thực hiện việc bảo tồn Ô Quan Chưởng, cửa ô cổ duy nhất còn lại ở Hà Nội. Dự án này được tài trợ thông qua Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ và là một phần trong các hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội sẽ được tiến hành vào năm 2010.

Ca dao Hà Nội xưa có câu:

Ở đâu năm cửa chàng ơi
Sông Nhị Hà mấy khúc nước
chảy xuôi một dòng

Ô Quan Chưởng nằm trong danh tiếng 5 cửa ô của Hà thành: Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng. Phố Ô Quan Chưởng dài 80m, từ đường Trần Nhật Duật đến cửa ô Đông Hà, nối với phố Hàng Chiếu và nối ra phía đê sông Hồng. Phố được hình thành từ thời Pháp thuộc, có tên là Rue des Nattes en joncs [nghĩa là phố Chiếu Cói], chuyên buôn các loại chiếu cói từ Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình chở lên.

Nói về thành lũy ở Việt Nam thì nhiều địa phương có. Nhưng cửa ô thì chỉ ở Hà Nội mới có. Và tới nay thì Hà Nội cũng chỉ còn có một cửa Ô Quan Chưởng. Đây là một trong 21 cửa ô mở qua tường phía Đông của tòa thành đất bao quanh khu Kinh thành Thăng Long xưa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 [1749].

Ô Quan Chưởng xưa

Hiện nay, cửa ô còn nguyên một cửa chính và hai cửa con hai bên. Trên nóc cửa chính là một vọng lâu. Ngày xưa có lính tuần canh gác ở đây. Bên tường phía trái có gắn một tấm bia khắc năm 1882 ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm bọn lính sách nhiễu những đám tang qua lại cửa ô.

Phía trên cửa lớn có ba chữ Hán: “Thanh Hà Môn” nghĩa là cửa Thanh Hà [vì cửa này ở thôn Thanh Hà, cạnh cửa sông Tô Lịch xưa. Thanh Hà là tên gọi của một phường đời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Đào Duy Từ]. Như vậy là các vòm cửa từng có cửa, ngày mở, đêm đóng.

Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, nhưng trên thực tế chỉ còn tồn tại duy nhất một cửa ô là ô Thanh Hà, còn gọi là Ô Quan Chưởng. Nhưng diện mạo Ô Quan Chưởng như hiện nay là do lần sửa chữa lớn vào năm 1817. Tên chính thức là Đông Hà môn, tức là cửa ô Đông Hà. Còn gọi là Ô Quan Chưởng.

“Ô Quan Chưởng là một di tích kiến trúc đẹp đến ngỡ ngàng nhưng đang đổ vỡ. Trước dấu mốc quan trọng Hà Nội bước vào tuổi 1.000 năm, chúng tôi rất vinh dự được cùng các bạn tu bổ, bảo tồn di tích này. Ô Quan Chưởng không chỉ là một cột mốc của thành Thăng Long xưa, nó còn là một biểu tượng của tinh thần và sự kiên cường của người dân Hà Nội. Tôi cũng hy vọng là sau khi bảo tồn xong, công trình này sẽ là một biểu tượng của tình hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong một thành phố từng chịu đựng nhiều tổn thất từ các cuộc ném bom của Hoa Kỳ trong chiến tranh, việc chúng tôi với nhân dân và Chính phủ Việt Nam cùng nhau bảo tồn một báu vật quốc gia của các bạn thật là một minh chứng tuyệt vời cho mối quan hệ ngày càng lớn mạnh và khăng khít giữa chúng ta”. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael W. Michalak nói.

Cửa ô có dáng dấp cũng như cửa thành nhưng nhỏ hơn. Theo tài liệu trên tạp chí Xưa & Nay, sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp cho phá hết các cửa ô cùng với một phần các con đê để mở rộng Hà Nội. Còn riêng ô Thanh Hà, nhờ có sự đấu tranh kiên trì của nhân dân và của ông cai tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiểu [1845 – 1916], người làng Khúc Thủy [Hà Đông], nên chủ trương đó không thực hiện được. Vì ông Cai tổng cùng với dân chúng nhất định không chịu ký tên vào tờ trình xin phép phá cửa ô nên cuối cùng người Pháp phải nhượng bộ. Nhờ vậy mà đến nay thành phố còn lưu lại được một vết tích quý của kiến trúc xưa.

Tại sao ô Thanh Hà lại được gọi là Ô Quan Chưởng?

Theo những điều còn ghi lại trong gia phả của họ Đào thì năm 1873, có một viên quan Chưởng cơ người Bắc Ninh nổi tiếng đánh Pháp, chẳng may bị bắt ở Gia Lâm, quân Pháp giải về Hà Nội chém đầu và đem bêu bên bờ sông Cái phía trước cửa ô Thanh Hà, giao cho Cai tổng Đồng Xuân canh giữ.

Ngay đêm đầu tiên, ông Cai tổng nghe tiếng chó sủa ngoài sông vọng về, cho tuần đinh ra tra xét thì thấy có hai chiếc đò cứ lởn vởn ở khúc sông gần chỗ bêu đầu quan Chưởng cơ. Sợ có người đến lấy đầu của quan Chưởng cơ, ông Cai tổng bèn cho đem thủ cấp vào treo trong cửa ô Thanh Hà.

Hôm sau người nhà quan Chưởng cơ đến thương lượng, xin ông Cai tổng cho chuộc lại thủ cấp. Biết đây là một nghĩa cử phải làm, nhưng để khỏi mang tội với quan trên, ông Cai tổng bèn lên bẩm báo với quan Đốc lý thành phố, xin cho đem thủ cấp trôi sông để giữ vệ sinh trong khu dân cư và được chấp thuận.

Đêm hôm đó, ông Cai tổng trao trả thủ cấp cho gia đình quan Chưởng cơ, rồi sáng sớm hôm sau sai tuần đinh tin cẩn lấy một hòn đất to bọc vải cho vào một cái rọ đem ra giữa sông. Trước khi ném cái rọ xuống sông phải hô to cho mọi người trong bờ nghe rõ: “Theo lệnh quan trên, thủ cấp này phải trầm hà!”.

Câu chuyện quan Chưởng cơ bị bêu đầu được lan truyền trong tổng Đồng Xuân, từ đấy ai đi qua cửa ô cũng gọi là ô Quan Chưởng, dần dần về sau cái tên cũ Thanh Hà không được nhắc đến nữa.

Ngoài ra còn có nhiều thuyết về tên dân gian gọi cửa ô này: Đời Nguyễn đặt chức quan Chưởng cơ để coi giữ cửa ô. Đời Lê có quan Chưởng ấn về hưu dựng nhà ở đây.

Là một phần của Hoàng thành Thăng Long xưa, Ô Quan Chưởng là cửa ô cổ duy nhất còn sót lại của thủ đô Hà Nội. Trải qua năm tháng, không được bảo trì, chịu tác động của chiến tranh và đô thị hóa, 15 cửa ô khác đã bị tàn phá, chỉ còn Ô Quan Chưởng nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng và rất cần bảo tồn. Đây là di tích đã được xếp hạng năm 1995.

Dự án bảo tồn Ô Quan Chưởng được tài trợ thông qua Quỹ Bảo tồn Văn hóa của Đại sứ Mỹ là một đóng góp có ý nghĩa trong hoạt động kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội./.

Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn [東河門, tức cửa phường Đông Hà], là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 [1749], đến năm Gia Long thứ ba [1817] được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ

Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương. Thời xưa, ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc [sau đổi là Đồng Xuân], huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành.

Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán 東河門 [Đông Hà môn].

Ca dao về Ô Quan Chưởng có câu:

Long Thành bao quản nắng mưa

Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây.








Quảng Cáo: Đúc tượng đồng, làm tượng chân dung.... từ hình ảnh chụp/ tranh vẽ

Video liên quan

Chủ Đề