Ôn tập chương 2 Toán 7 Hình học

  • Xếp hạng: 4 ⭐ [ 75056 lượt đánh giá ]

  • Khớp với kết quả tìm kiếm: Câu hỏi ôn tập chương 2 Đại Số [trang 76 SGK Toán 7 tập 1]: a] Khi nào thì hai đại lượng y và x tỉ lệ...Bài 48 [trang 76 SGK Toán 7 Tập 1]: Một tấn nước biển chứa 25kg muối ...Bài 49 [trang 76 SGK Toán 7 Tập 1]: Hai thanh sắt và chì có khối lượng bằng nhau ...Bài 50 [trang 77 SGK Toán 7 Tập 1]: Ông Minh dự định xây một bể nước có thể tích là V ...Bài 51 [trang 77 SGK Toán 7 Tập 1]: Viết tọa độ điểm A, B , C , D , E , F ,G trong hình 32 ...Bài 52 [trang 77 SGK Toán 7 Tập 1]: Trong mặt phẳng tọa độ vẽ tam giác ABC với các đỉnh ...Bài 53 [trang 77 SGK Toán 7 Tập 1]: Một vận động viên xe đạp đi được quãng đường 140km ...Bài 54 [trang 77 SGK Toán 7 Tập 1]: Vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ đồ thị của các hàm số sau ...Bài 55 [trang 77 SGK Toán 7 Tập 1]: Những điểm nào sau đây không thuộc đồ thị của hàm số y=3x-1 ...Bài 56 [trang 78 SGK Toán 7 Tập 1]: Đố Xem hình 33 đố em biết được ...Giải SBT Toán 7 Ôn tập chương 2Tổng hợp Lý thuyết Chương 2 [hay, chi tiết]Bài tập ôn tập Chương 2 Đại Số 7 [có đáp án] Mục lục chương 1: SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC Mục lục chương 2: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ Mục lục chương 1: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG Mục lục chương 2: TAM GIÁCPhụ huynh đăng ký mua khóa học lớp 7 cho con, được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí. Đăng ký ngay!4.5 [243]799,000đs 399,000 VNĐ 4.5 [243]799,000đ 399,000 VNĐ 4.5 [243]799,000đ 399,000 VNĐ Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Chính sách bảo mật Tầng 2, số nhà 541 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

  • Câu hỏi ôn tập chương 2 Hình Học [trang 139 SGK Toán 7 tập 1]: 1. Phát biểu định lí về tổng ba góc của một tam giác, tính chất góc ngoài của tam giác.

    Lời giải

    – Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o

    – Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.

    Câu hỏi ôn tập chương 2 Hình Học [trang 139 SGK Toán 7 tập 1]: 2. Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

    Lời giải

    – Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

    – Nếu hai cạnh và góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

    – Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

    Câu hỏi ôn tập chương 2 Hình Học [trang 139 SGK Toán 7 tập 1]: 3. Phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

    Lời giải

    – Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

    – Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

    – Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

    Câu hỏi ôn tập chương 2 Hình Học [trang 139 SGK Toán 7 tập 1]: 4. Phát biểu định nghĩa tam giác cân, tính chất về góc của tam giác cân. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân.

    Lời giải

    – Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau.

    – Tính chất: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau

    – Các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân:

    • Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

    • Nếu một tam giác có hai cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân.

    Câu hỏi ôn tập chương 2 Hình Học [trang 139 SGK Toán 7 tập 1]: 5. Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác đều.

    Lời giải

    – Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

    – Tính chất: Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 60o

    – Các cách chứng minh một tam giác là tam giác đều:

    • Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.

    • Nếu một tam giác cân có một góc bằng 60o thì tam giác đó là tam giác đều.

    Câu hỏi ôn tập chương 2 Hình Học [trang 139 SGK Toán 7 tập 1]: 6. Phát biểu định lí Py – ta – go [thuận và đảo].

    Lời giải

    – Định lí Py – ta – go thuận:

    Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.

    – Định lí Py – ta – go đảo:

    Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh kia thì tam giác đó là tam giác vuông.

    Bài 67 [trang 140 SGK Toán 7 Tập 1]:

    Câu Đúng Sai
    1. Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn
    2. Trong một tam giác có ít nhất là hai góc nhọn
    3. Trong một tam giác góc lớn nhất là góc tù
    4. Trong một tam giác vuông , hai góc nhọn bù nhau
    5. Nếu góc A là góc ở đáy của một tam giác cân thì góc A < 90o
    6. Nếu góc A là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì góc A < 90o

    Lời giải:

    Câu Đúng Sai
    1. Trong một tam giác, góc nhỏ nhất là góc nhọn Đ
    2. Trong một tam giác có ít nhất là hai góc nhọn Đ
    3. Trong một tam giác góc lớn nhất là góc tù S
    4. Trong một tam giác vuông , hai góc nhọn bù nhau S
    5. Nếu góc A là góc ở đáy của một tam giác cân thì góc A < 90o Đ
    6. Nếu góc A là góc ở đỉnh của một tam giác cân thì góc A < 90o S

    Bài 68 [trang 141 SGK Toán 7 Tập 1]: Các tính chất, sau đây được suy ra trực tiếp từ định lí nào ?

    a] Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.

    b] Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.

    c] Trong một tam giác đều, các góc bằng nhau.

    d] Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đo là tam giác đều.

    Lời giải:

    – Các tính chất ở các câu a, b được suy ra từ định lí “Tổng ba góc của một tam giác bằng 180o“.

    – Tính chất ở câu c được suy ra từ định lí “Trong một tam giác cân hai góc ở đáy bằng nhau”.

    – Tính chất ở câu d được suy ra từ định lí: “Nếu một tam giác có ba góc bằng nhau thì tam giác đo là tam giác cân”.

    Bài 69 [trang 141 SGK Toán 7 Tập 1]: Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng a. Vẽ cung tròn tâm A cắt đường thẳng a ở B và C. Vẽ các cung tròn tâm B và tâm C có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại một điểm khác A, gọi điểm đó là D. Hãy giải thích vì sao AD vuông góc với đường thẳng a.

    Lời giải:

    Xét ΔABD và ΔACD có:

    AB = AC

    DB = DC

    AD cạnh chung

    Nên ΔABD = ΔACD [c.c.c]

    Gọi H là giao điểm của AD và a

    Xét ΔAHB và ΔAHC có

    AB = AC [gt]

    Vậy AD ⊥ a [đpcm].

    Bài 70 [trang 141 SGK Toán 7 Tập 1]: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.

    a] Chứng minh rằng tam giác AMN là tam giác cân

    b] Kẻ BH ⊥ AM, kẻ CK ⊥ AN. Chứng minh rằng BH = CK

    c] CMR AH = AK

    d] Gọi O là giao điểm của HB và KC. Tam giác OBC là tam giác gì ? Vì sao

    e] Khi góc BAC = 60o và BM = CN = BC hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và xác định dạng của tam giác OBC

    Lời giải:

    a] ΔABC cân suy ra

    Xét ΔABM và ΔCAN có:

    AB = AC

    BM = CN [gt]

    Nên ΔABM = ΔACN [c.g.c]

    => ΔAMN cân ở A

    b] Hai Δvuông BHM và CKN có:

    BM = CN [gt]

    Nên ΔBHM = ΔCKN[ cạnh huyền – góc nhọn]

    Suy ra BH = CK

    c] Theo câu a ta có ΔAMN cân ở A nên AM = AN

    Theo câu b ta có ΔBHM = ΔCKN nên suy ra HM = KN

    Do đó AH = AM – HM = AM – KN = AK

    Vậy AH = AK

    d] ΔBHM = ΔCKN suy ra

    => ΔBOC là tam giác đều.

    Bài 71 [trang 141 SGK Toán 7 Tập 1]: Tam giác ABC trên giấy kẻ ô vuông là tam giác gì.

    Lời giải:

    Vẽ lại hình:

    Xét ΔAHB và ΔCKA có:

    AH = CK

    HB = KA

    Nên ΔAHB = ΔCKA [c.g.c]

    Vậy ΔABC là tam giác vuông cân.

    Bài 72 [trang 141 SGK Toán 7 Tập 1]: Đố vui: Dũng đố Cường dùng 12 que diêm bằng nhau để sắp xếp thành.

    a] Một tam giác đều.

    b] Một tam giác cân mà không đều.

    c] Một tam giác vuông.

    Em hãy giúp Cường trong trường hợp trên.

    Lời giải:

    a] Xếp tam giác đều: Xếp tam giác với mỗi cạnh là bốn que diêm.

    b] Một tam giác cân mà không đều: 2 cạnh bên 5 que diêm, cạnh đáy 2 que.

    c] Xếp tam giác vuông: Xếp tam giác có các cạnh lần lượt là ba, bốn và năm que diêm. [Cạnh huyền 5 que diêm, 2 cạnh bên lần lượt là 3, 4 que diêm vì 52 = 32 + 42].

    Bài 73 [trang 141 SGK Toán 7 Tập 1]: Đố. Trên hình 152, một cầu trượt có đường lên BA dài 5m, độ cao AH = 3m, độ dài BC = 10m, CD = 2m. Bạn Mai nói rằng đường trượt tổng cộng ACD gập hơn hai lần đường lên BA. Bạn Vân nói rằng điều đó không đúng ? Ai đúng ai sai.

    Lời giải:

    Tam giác AHB vuông tại H nên theo định lí Pi-ta-go ta có:

    HB2 = AB2 – AH2 = 52 – 32 = 25 – 9 = 16

    Suy ra HB = 4 [m]

    Và HC = BC – HB = 10 -4 = 6 [m]

    Tam giác AHC vuông tại H nên AC2 = AH2 + HC2 = 32 + 62 = 9 + 36 = 45

    Suy ra AC = √45

    Độ dài đường trượt ACD bằng:

    6,7 + 2 = 8,7 [m]

    Và hai lần đường lên BA bằng 5.2 = 10 [m]

    Đo độ dài đường trượt ACD chưa bằng hai lần đường lên BA

    Vậy bạn Mai nói sai, bạn Vân nói đúng

    Video liên quan

    Chủ Đề