Ông lã vọng là ai

Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá chỉ là một điển tích nhưng lại có 2 tên gọi khác nhau ? Điển tích này được trạm khảm trên đồ gỗ mỹ nghệ như: tủ chè, sập gụ, trường kỷ…Vậy điển tích này có ý nghĩa gì, hãy cùng đồ gỗ Phạm Kim tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá nghĩa là gì? 

Điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá là câu chuyện có thật  của  vua Văn Vương tức Chu Công Đán, vị vua đầu tiên của đời nhà Chu [thời Xuân Thu- thế kỷ 12 trước Công Nguyên] ở Trung Quốc khi dựng lên nghiệp lớn, lên ngôi vua gọi là  Chu Văn Vương. Vị vua anh minh này cần người hiền tài như khát nước, cứ nghe nói ở đâu có người hiền là ông tìm bằng được đến nơi cầu kiến.

Nghe ở vùng sông Vị có một người kỳ tài, học rộng tài cao, rất muốn ra giúp nước nhưng nhiều người ghen ghét không dùng. Ông chán cảnh đời ra bờ sông ngồi câu cá, ngồi lâu đến mức hòn đá ông ngồi và chỗ để để chân đã mòn lõm xuống. Năm ấy ông đã trên tám mươi tuổi, người câu cá đó là ông Lã Vọng.

Cảm ân đức của vua Văn Vương, không chê mình già, mời ra giúp nước. Lã Vọng đã hết lòng tham mưu phò tá nên đã giúp cho vua Văn Vương dựng nghiệp Nhà Chu được bền vững. Triều đại nhà Chu tồn tại được trên tám trăm năm và là một triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc [từ TK 12 TCN đến năm 256 TCN].

Trải qua hơn 3000 năm lịch sử, điển tích nổi tiếng này vẫn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian bởi ý nghĩa cầu Hiền Tài vẫn còn nguyên giá trị và mang tính thời sự cho đến tận ngày nay.

Ý nghĩa của điển tích “ Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá”.

Với người đi cầu Hiền Tài gọi điển tích là Văn Vương cầu hiền. Người ta ca ngợi nhà Vua là bậc Minh Quân đã không quản ngại khó khăn đi tìm những người có đức, có tài để giúp mình quản lý đất nước.

Với người lao động là chờ thời để tìm được việc làm yêu thích, tìm được cho minh quân để phò tá thì gọi điển tích này là “ Lã Vọng câu cá”. Ca ngợi Lã Vọng đã kiên định chờ thời để tìm cho được một vị minh quân biết trọng dụng người tài để hết mình phò tá.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ Internet, việc cầu Hiền Tài đã được nâng cấp thành các dịch vụ chuyên nghiệp tuyển dụng “ săn đầu người” trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu.

Mong muốn tuyển dụng được lao động chất lượng cao không chỉ các nhà quản lý Văn Vương quan tâm, mà người lao động  Lã Vong cũng luôn mong ngóng tìm được minh quân để phò tá.

Những sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ theo lối xưa cổ như:sập gụ-  tủ chè, bàn ghế trường kỷ,..có trạm khảm điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá luôn được khách hàng ưa chuộng.

Nhất là những gia đình có con cái đang đi học sắp ra trường, những người đang tham gia công tác quản lý kinh doanh, quản lý nhà nước..bởi chính họ vừa là người đi cầu hiền vừa đồng thời là người lao động được các minh quân sử dụng.

Nội dung của điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá.

Lã Vọng hay chính là Tề thái công tên thật là Khương Thượng, tự là Tử Nha nên thường được gọi là Khương Tử Nha, là khai Quốc công thần nhà Chu thế kỉ 12 trước công nguyên. Và là nhà vua khai lập nước Tề, tồn tại từ thời Tây chu đến thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Khương Tử Nha được biết tới như vị tướng tài vĩ đại, và là người góp phần lập lên sự nghiệp nhà Chu kéo dài hơn 800 năm, một triều đại kéo dài nhất trong lịch sử Trung Quốc.

 Lã vọng là người ở Đông hải tổ tiên ông là Bá Di từng làm chức Tứ Nhạc giúp vua Hạ Vũ trị thủy có công. Sử kí xác nhận tổ tiên ông được phong ở đất Lã vào thời Vua Thuấn đến thời nhà Hạ. Do đó lấy Lã làm họ. Ông còn được dân gian và các nhà lịch sử gọi bằng nhiều tên khác như : Khương Thái công, thái công vọng, lã Vọng.

Sang đến thời nhà Thư. Vì Lã là con cháu chi thứ nên dần dần trở thành dân thường. Vì nhà nghèo Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá ở Sông vĩ. Thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ xương đi săn gặp Khương Thượng đang câu cá phía bắc Sông Vị. Cơ Xương nói chuyện với ông rất hài lòng, ngưỡng mộ tài năng của ông.

Cơ Xương nhớ lời tổ tiên làThái Công dặn rằng sẽ có vị thánh đến nước Chu, giúp Chu hưng thịnh, ứng với quẻ bói trước khi đi săn. Do đó, Cơ Xương quả quyết Khương Thượng chính là người Thái Công mong đợi trước đây và tôn ông làm Thái Công Vọng [ người thái công mong đợi ] đón ông lên xe về triều và tôn ông làm thầy.

Ý nghĩa phong thủy tượng gỗ Lã Vọng câu cá.

Tượng gỗ Lã Vọng câu cá là biểu tượng cho khả năng liệu việc như thần, trí tuệ uyên thâm, cùng tài thao lược quân sự tài tình, biểu tượng cho lòng kiên nhẫn, chờ đợi thời cơ chín muồi để làm nên nghiệp lớn.

Tượng gỗ Lã Vọng câu cá được xem là vật phẩm phong thủy hết sức thích hợp dành cho những người làm chính trị, nắm giữ quyền hành chức cao trong xã hội. Bài trí tượng gỗ Lã Vọng sẽ mang đến hiệu quả phù trợ và phò tá đắc lực cho người chủ, giúp họ luôn minh mẫn, sáng suốt và đưa ra những quyết định đúng đắn.

Theo quan niệm phong thủy, tượng Lã Vọng câu cá có tác dụng tốt đến tinh thần người chủ, giúp họ luôn giữ được bình tĩnh và kiên nhẫn trong mọi trường hợp, kết hợp với sự minh mẫn và sáng suốt, nhất định sẽ tạo nên nghiệp lớn.

Với ý nghĩa câu cá chờ thời tượng Lã Vọng rất phù hợp với các sĩ tử đang ôn thi đại học, cao học,…hỗ trợ lý trí luôn tinh thông sáng suốt, học hành hanh thông, đỗ đạt cao.

Qua những chia sẻ trên của đồ gỗ Phạm Kim hy vọng giúp bạn hiểu hơn về điển tích Văn Vương cầu hiền – Lã Vọng câu cá.


Danh mục: Tin tức - bài viết

Trên những sản phẩm gỗ mỹ nghệ như sập gụ; bộ trường kỷ và đặc biệt là các sản phẩm tủ chè, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh một ông lão đang ngồi câu cá và một vị quan nhân cùng đoàn tùy tùng đằng sau đang tiến đến. Hình ảnh này chính là điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá mà người ta thường nhắc đến mỗi khi kể về câu chuyện vị vua anh minh lỗi lạc chiêu mộ nhân tài trong lịch sử Trung Hoa. Nguồn gốc và ý nghĩa điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá là gì? Tại sao hình ảnh này được sử dụng nhiều ở trên đồ gỗ mỹ nghệ ở Việt Nam. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Truyện Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá

Văn Vương – Lã Vọng là ai?

Điển tích Văn Lương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá bắt nguồn từ một câu chuyện có thật vào đời Nhà Chu ở Trung Quốc; thời xuân thu chiến quốc. Vua Chu Công Hán – tức Văn Vương đương thời là một vị vua anh minh lỗi lạc; rất trọng người tài. Hễ nghe nói ở đâu có người hiền tài ông không quản đường xa; tự mình tìm tới để cầu cạnh. Chính ví hiểu được tầm quan trọng cũng như biết cách chiêu mộ nhân tài nên dưới thời trị vì của ông; đất nước vô cùng vững mạnh, nhân dân ai ai cũng kính nể Văn Vương.

Lã Vọng trong điển tích chính là Khương Tử Nha hay Khương Thái Công; Thái Công Vọng – vị tể tướng công thần khai quốc của Nhà Chu; phò trợ Văn Vương xây dựng đất nước. Sở dĩ có tên Lã Vọng bởi người ta căn cứ theo lịch sử ghi chép lại; tổ tiên của Khương Tử Nha Tử từng là người đắc lực, từng làm quan trong triều đình. Nhờ có công trị thủy thời Vua Hạ Vũ nên được vua phong ở đất Lã cho nên ông lấy họ là Lã. Tài năng và công lao của ông được Trung Hoa ca ngợi và lưu truyền lại cho đến tận ngày nay: “Khương Thượng trước, Tôn Tẫn sau, năm trăm năm trước Gia Cát Lượng, năm trăm năm sau Lưu Bá Ôn”.

Nội dung Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá

Khương Tử Nha sinh thời vốn là dòng dõi con nhà quan nên thông minh ham học. Trưởng thành với vốn kiến thức sâu rộng và uyên thâm nhưng lại không được trọng dụng; vì Trụ Vương vốn là một tên hôn quân; hoang dâm vô độ chỉ biết ăn chơi bỏ mặc dân chúng lầm than. Vì thế, Khương Tử Nha từ quan và khuyên vợ bỏ sang Tây Kỳ [sau này là nước Chu]; nhưng vợ ông thấy ông đã lớn tuổi nhưng cuộc sống vẫn chưa có khởi sắc gì; mỗi chức quan nhỏ cũng không giữ được nên không theo ông. Khương Tử Nha đành một mình đi tới vùng sông Vị để tu tâm, vừa là để chờ thời tới.

Hàng ngày Lã Vọng đều đi câu cá ở sông Vị nhưng không bao giờ câu được con cá nào bởi cách câu của ông rất lạ. Cần câu chỉ một lưỡi câu thẳng tắp; không có bất kỳ mồi nào dụ cá. Ông cũng chỉ ngồi độc một tảng đá duy nhất bên bờ sông; chỉ một vị trí đó ngày qua ngày đến nỗi người ta còn cười ông lão ngồi lõm tảng đá vẫn không câu được con cá nào. Mãi cho đến năm ông 80 tuổi, khi Văn Vương nghe nói dân chúng đồn đại về ông nên đã tìm tới để nói chuyện. Ông liền biết đây chính là con cá ông chờ đợi cả cuộc đời.

Về phía Văn Vương, Chu công sau khi nói chuyện với Khương Tử Nha liền biết đây chính là vị thánh nhân mà ông đã mong đợi từ lâu nhờ tổ tiên báo mộng. Ngay sau đó ông đã mời Khương Tử Nha về tôn làm Thái Công Vọng [vọng có nghĩa là mong đợi]. Dưới chiến lược quyết sách của Lã Vọng; triều đại nhà Chu đã trở thành triều đại vững mạnh qua hơn 800 năm và là triều đại trị vì lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa.

2. Ý nghĩa của điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá

Điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá bắt nguồn từ cùng một câu chuyện; cùng một hoàn cảnh và cùng một chi tiết. Nhưng người ta thường gọi theo hai cách khác nhau như vậy là để chỉ hai khía cạnh mà mọi người có thể hiểu và rút ra bài học cho mình.

Văn Vương Cầu Hiền

Người ta sử dụng cách gọi Văn Vương Cầu Hiền để tôn vinh ca ngợi vị vua anh minh lỗi lạc trong lịch sử. Hình ảnh vị vua cũng nhắc nhở con người ta dù sống trong xã hội nào; cho dù bạn có tài giỏi bao nhiêu; nếu không biết cầu cạnh người tài thì cũng không thể làm nên việc lớn được. Như cách Chu Công đã đối xử với Lã Vọng thì với những người có tài năng đặc biệt; người làm chủ phải biết cách tiếp cận đúng đắn thì mới có thể dụng họ trong công việc. Nếu không họ cũng sẽ quay lưng từ chối làm việc cho bạn.

Đây quả là ý nghĩa hết sức quan trọng sau điển tích Văn Vương Cầu Hiền. Đặc biệt là đối với những người làm kinh doanh; giám đốc; những người đứng đầu một tổ chức cần phải có sức của nhiều người. Nếu áp dụng được ý nghĩa của điển tích Văn Vương Cầu Hiền; chắc chắn sẽ có được nhiều nhân lực tài giỏi; công ty phát triển vững mạnh. Cũng vì lý do này mà nhiều người lựa chọn các sản phẩm trang trí nội thất; văn phòng có hình ảnh Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá. Vừa để nhắc nhở bản thân bài học về sử dụng nhân tài, vừa dùng như một món đồ phong thủy giúp thu hút vượng khí, tài lộc cho việc kinh doanh.

Lã Vọng Câu Cá

Về khía cạnh của Lã Vọng Câu Cá; có thể thấy bài học ý nghĩa đầu tiên nên nhận ra được chính là phải biết chọn vua mà phụng; chọn chúa mà thờ. Rõ ràng trong hoàn cảnh cuộc sống khó khăn; nhưng Khương Tử Nha vẫn quyết tâm từ quan để bỏ đi chứ không phụng sự cho vị vua chỉ biết ăn chơi vô độ. Hơn nữa, bản thân nếu nhận ra được tài năng của mình mà người khác không nhìn ra thì cũng nên đi tìm cho mình một vị lãnh đạo mới. Như Khương Tử Nha có tài nhưng Trụ Vương lại u mê không biết trọng dụng; kết cục triều đại cũng mau chóng kết thúc.

Quan trọng nhất là ý nghĩa của việc chờ đợi gần như cả cuộc đời của Lã Vọng. Nếu bạn là người có tài ắt sẽ được trọng dụng. Cho nên phải biết kiên nhẫn chờ thời cơ cũng như sáng suốt khi lựa chọn người lãnh đạo. Không nên nóng vội mà đánh mất những cơ hội tốt của cuộc đời, khó lòng gặp lại.

Chính vì ý nghĩa sâu xa như vậy nên người ta đã sử dụng điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá trên những đồ vật dụng hằng ngày như bộ trường kỷ hay tủ chè để nhắc nhở bản thân về bài học ý nghĩa mà người xưa để lại. Cũng là để truyền lại cho thế hệ mai sau, dù là làm nghề gì hay bất cứ công việc gì cũng nên nhớ đến điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá mà áo dụng vào cuộc sống. Nhờ dó mới có công việc hanh thông và sự nghiệp thăng tiến.

Lời kết

Điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá Tích vừa ca ngợi vị vua anh minh và vị tướng tài năng lỗi lại; vừa nhắn nhủ con người ta nhiều bài học sâu sắc. Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm gỗ mỹ nghệ để trang trí cho nhà cửa; có thể lựa chọn các sản phẩm khắc chạm điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá. Dưới bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân; những sản phẩm khắc chạm điển tích này vừa sống động tinh tế; vừa mang đến nhiều ý nghĩa sâu xa.

Vừa rồi, Thư Viện Gỗ đã trình bày chi tiết ý nghĩa của điển tích Văn Vương Cầu Hiền – Lã Vọng Câu Cá; cũng như lý do tại sao mà nhiều sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Việt Nam lại sử dụng điển tích này. Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp thông tin cần thiết cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Video liên quan

Chủ Đề