Âm mưu của pháp tấn công gia định là gì

Đề bài

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 109, để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là:

- Gia Định và Nam Kì là vựa lúa lớn của Việt Nam, chiếm được gia định quân Pháp sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình nhà Nguyễn.

- Gia Định có vị trí chiến lược quan trọng:

+ Xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

+ Hệ thống giao thông đường thủy ở đây rất thuận lợi. Từ Gia Định có thể sang Cam-pu-chia một cách dễ dàng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê Công của Pháp.

- Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

- Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định:

     + Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.

     + Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.

     + Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.

     + Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia [Cao Miên] làm chủ lưu vực sông Mê Kông.

     + Pháp nhận định " Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn - xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy". Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Câu 2:

Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?

Câu 3:

Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

Câu 4:

Ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã rơi vào tay Pháp như thế nào?

Câu 5:

Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế[5/6/1862] được kí kết trong hoàn cảnh nào?

Câu 6:

Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.

Nội dung bài viết [chọn nhanh]

  • Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
  • Câu 5: Trang 110 – sgk lịch sử 11 Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?
    • Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
    • Hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?
    • Điền từ hoặc cụm từ cho dưới đây để hoàn thành kết luận về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
    • Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa?

Câu 5: Trang 110 – sgk lịch sử 11

Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì?

Bài làm:

Âm mưu của thực dân Pháp khi chọn Gia Định là điểm tấn công:

  • Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
  • Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
  • Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
  • Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia [Cao Miên] làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
  • Pháp nhận định “Sài Gòn có triển vọng trở thành trung tâm của một nền thương mại lớn – xứ này giàu sản vật, mọi thứ đều đầy rẫy”. Hơn nữa lúc này người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.

=> Chính vì vậy, sau khi kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” thất bại ở Đà Nẵng, thực dân Pháp đã chuyển sang chinh phục “từng gói nhỏ” với hướng tấn công vào Gia Định.

Câu hỏi Âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định là gì? được trả lời bởi các giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam. Hy vọng sẽ giúp các em nắm được bài học một cách tốt nhất.

Đăng bởi: Hanoi1000.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Là một người sống hơn 30 năm ở Hà Nội. Blog được tạo ra để chia sẻ đến mọi người tất cả mọi thứ về Hà Nội. Hy vọng blog sẽ được nhiều bạn đọc đón nhận.

Chủ Đề