Phân loại đối tượng điều chỉnh luật ngân hàng

trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, luật ngân hàng với các quy phạm pháp luật của nó có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thị trường.Xét theo phương diện là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, khái niệm luật ngân hàng phụ thuộc vào tiêu chí phân định ngành luật, do vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về nội hàm của khái niệmnày. Từ những quan điểm phổ biến và chung nhất, luật ngân hàng có thể được hiểu như sau: Luật ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh và quy định về địa vị pháp lý củangân hàng trung ương và của các tổ chức tín dụng; các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước và các quan hệ giao dịch có liên quan đến hoạt động lưu thơng tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, cáchoạt động ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủ thể khác trong lĩnh vực ngân hàng và thị trường tiền tệ.6

2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật ngân hàng:

Căn cứ vào khái niệm, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng có thể được hình dung khái qt là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước cũng như các quan hệ xã hội nảy sinh từhoạt động lưu thơng tiền tệ, tín dụng, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và các chủ thể khác tham gia vào lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, đối tượng điều chỉnh của luật ngân hàng bao gồm hai nhóm:-Các quan hệ quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. -Các quan hệ về tổ chức và hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và những chủthể khác có tham gia vào lĩnh vực này. Căn cứ vào nội dung điều chỉnh các quan hệ pháp luật ngân hàng, đối tượng điều chỉnh của luậtngân hàng có thể được phân biệt thành những nhóm quan hệ xã hội như sau: -Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng nhà nước Việt Nam-Nhóm các quan hệ tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng -Nhóm các quan hệ kinh doanh ngân hàng của các tổ chức khác, tuy không phải là tổ chức tín dụngnhưng được phép thực hiện một số hoạt động thuộc lĩnh vực ngân hàng. Về phương pháp điều chỉnh, luật ngân hàng sử dụng hai phương thức chủ yếu để tác động vào cácquan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của mình là: phương pháp mệnh lệnh phục tùng và phương pháp bình đẳng thỏa thuận. Trong đó, phương pháp mệnh lệnh phục tùng chủ yếu được áp dụng trongcác quan hệ xã hội có sự tham gia của ngân hàng nhà nước Việt Nam với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Lưu ý là, trong một số trường hợp, nếu ngân hàngnhà nước Việt Nam tham gia vào những mối quan hệ mang tính chất nghiệp vụ, khơng thể hiện chức năng quản lý nhà nước, phương pháp mệnh lệnh phục tùng sẽ không được áp dụng. Các quan hệ diễn raliên quan đến giao dịch tiền tệ tín dụng, ngân hàng được thiết lập trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể là ngân hàng, kể cả mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với vai trò là trung tâm thanh toán, luân chuyểntiền tệ, làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Phương pháp điều chỉnh của pháp luật ngân hàng đối với nhóm quan hệ này chủ yếu là phương pháp bình đẳng, thỏa thuận.- Bao gồm: + Hiến pháp+ Các đạo luật Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng + Bộ luật Dân sự+ Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đầu tư + Luật Tổ chức chính phủ+ Các Nghị định, thơng tư của các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.Quan hệ pháp luật về ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về ngân hàng và những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng được các quyphạm pháp luật ngân hàng điều chỉnh.6Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khoa Luật, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, tr427Chủ thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng: - Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các Tổ chức tín dụng- Chủ thể là Pháp nhân - Chủ thể là cá nhânKhách thể trong quan hệ pháp luật ngân hàng - Tiền, hàng, các giấy tờ có giá, vàng và những dịch vụ tiện ích của ngân hàngNội dung của quan hệ PL NH:Bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ PL NH cụ thể.8I. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM. 1. Khái niệm Ngân hàng nhà nước Việt NamỞ mỗi quốc gia, ngân hàng nhà nước có thể có những tên gọi khác nhau xuất phát từ các yếu tố lịch sử, sở hữu, thể chế chính trị. Chẳng hạn như, theo hình thức sở hữu, ngân hàng nhà nước có tên gọi làngân hàng nhà nước Việt nam, Ngân hàng quốc gia Mơnđơva, Iran, Hunggari. Theo tính chất, chức năng, ngân hàng có thể được gọi tên là ngân hàng trung ương Liên bang Nga, ngân hàng dự trữ Namphi, Hệ thống dự trữ liên bang Mỹ hoặc có thể chỉ là những tên gọi có tính chất lịch sử và kế thừa như Ngân hàng Anh, Ngân hàng Pháp, Ngân hàng Nhật Bản7… Một cách chung nhất, ngân hàng trung ương được hiểu là định chế tài chính cơng quyền, tiến hànhcác họat động ngân hàng nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ quốc gia. Khi nghiên cứu về vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương, chúng ta cần phải xem xét mối quan hệ giữa ngân hàng trung ương với bộ máynhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Hiện nay, trên thế giới phổ biến có hai kiểu tổ chức mơ hình ngân hàng trung ương bao gồm: ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ và trựcthuộc Chính phủ.Đối với mơ hình ngân hàng trung ương độc lập với Chính phủ, ngân hàng trung ương sẽ không nằm trong cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ. Thơng thường, nó sẽ chịu sự chi phối từ cơ quan quyềnlực mà khơng chịu sự lãnh đạo, điều hành từ Chính phủ. Theo định chế này, họat động của ngân hàng trung ương hòan tòan độc lập với Chính phủ.Đối với mơ hình ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ, ngân hàng là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức Chính phủ, chịu sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ. Theo định chế này, Chính phủ có thểcan thiệp vào việc tổ chức, điều hành, họat động, kể cả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.8Về định nghĩa cụ thể thế nào là ngân hàng trung ương hay ngân hàng nhà nước, phần lớn pháp luật về ngân hàng của các quốc gia đều đưa ra khái niệm về ngân hàng nhà nước hoặc thông qua nhữngquy phạm pháp luật xác định đặc điểm, chức năng để thể hiện khái niệm về ngân hàng nhà nước. Có thể nói, vị trí pháp lý của ngân hàng trung ương ở một quốc gia sẽ được quyết định bởi mục đích, tính chất,u cầu quản lý vĩ mơ của nhà nước đối với họat động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng. Tổng hợp các quy phạm pháp luật ghi nhận đặc điểm, vị trí pháp lý của Ngân hàng nhà nước hay ngân hàng trung ương,thuật ngữ này thơng thường được hình dung như sau:-Ngân hàng nhà nước là một cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.-Ngân hàng nhà nước là một định chế tài chính thực hiện chức năng cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho chính phủ và cho hệ thống các tổ chức tín dụng.-Ngân hàng trung ương khơng lấy mục đích lợi nhuận làm hàng đầu. -Ngân hàng trung ương là cầu nối giữa chính phủ với nền kinh tế, giữa thị trường tài chính, tiền tệtrong nước và ngồi nước, các tổ chức tài chính quốc tế. Đối với Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 không đưa ra điều luật cụ thể vềkhái niệm Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Điều 2 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 xác định vị trí pháp lý và chức năng của ngân hàng nhà nước Việt Nam như sau:-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.- Ngân hàng Nhà nước là pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu nhà nước, có trụ sở chính tại Thủ đơ Hà Nội.7Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Ngân hàng, NXB Cơng an nhân dân, 2006, tr 27.8Giáo trình Luật Ngân hàng, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006, tr 55-569

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm đối tượng điều chỉnh của pháp luật.
  • 2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp.
  • 2.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
  • 2.2 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp gồm những gì ?
  • 3. Đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính
  • 3.1 Khái niệm
  • 3.2 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính bao gồm những gì
  • 4. Đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự
  • 5. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự

1. Khái niệm đối tượng điều chỉnh của pháp luật.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật, sự điều chỉnh của pháp luật tác động tới.

Theo nghĩa rộng, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là toàn bộ các quan hệ xã hội, được pháp luật điều chỉnh. Trong đời sống của một xã hội, giữa người và người tồn tại các quan hệ rất đa dạng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy tắc đạo đức, tôn giáo, chính trị, phong tục, tập quán... Trong xã hội, tồn tại những quan hệ xã hội, mà xét từ lợi ích của giai cấp cầm quyền, từ lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng... thì cần phải có sự điều chỉnh của pháp luật, sự quản lí của Nhà nước. Đó là những quan hệ xã hội có tính cơ bản, quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng... và đều trở thành đối tượng điều chỉnh của pháp luật. Có những quan hệ xã hội đã được các quy tắc đạo đức, xã hội, tập quán, phong tục... điều chỉnh, nhưng do ý nghĩa xã hội, tầm quan trọng của chúng vẫn được pháp luật điều chỉnh, như các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, lao động...

Theo nghĩa hẹp, đối tượng điều chỉnh của pháp luật là các quan hệ xã hội thuộc một lĩnh vực, có cùng tính chất, gần gũi nhau. Các quan hệ xã hội này trở thành đối tượng điều chỉnh của một ngành luật, một hay nhiều văn bản luật như Bộ luật dân sự, Luật lao động, Luật hình sự, dân sự...

2. Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp.

2.1 Khái niệm đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp

Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp là những quan hệ xã hội quan trọng với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lý của công dân cũng như tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2.2 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp gồm những gì ?

Luật Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội, Điều mà các học giả đã khẳng định: "Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một loại quan hệ xã hội nhất định mà ngược lại nó điều trị nhiều loại quan hệ xã hội khác nhau trên tất cả lĩnh vực hoạt động của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên phạm vi đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp cũng có giới hạn “Phạm vi đó chị yếu chỉ giới hạn ở những quan hệ xã hội quan trọng vẫn nhìn với việc xác định chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách đối ngoại và an ninh quốc phòng, địa vị pháp lý của công dân cũng như tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Hiến pháp không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội cụ thể trong mọi lĩnh vực mà chỉ quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc, định hướng trong từng lĩnh vực, cụ thể:

- Trong lĩnh vực chính trị, hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định chế độ chính trị. Nội dung của chế độ chính trị bao gồm các vấn đề như chủ quyền quốc gia; bản chất. Nhà nước; nguồn gốc quyền lực của Nhà nước; hình thức thực hiện quyền lực nhân dân; vai trò của đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước xã hội; vai trò của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các thành viên của mặt trận; mục đích nhiệm vụ của Nhà nước các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức. Nhà nước; chính sách dân tộc của Nhà nước chính sách đối ngoại của Nhà nước.

- Trong lĩnh vực kinh tế, hiến pháp quy định mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước; chính sách phát triển kinh tế; các loại hình chế độ sở hữu chính sách của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế; chính sách kinh tế đối ngoại của Nhà nước; các nguyên tắc Nhà nước quản lý kinh tế quốc dân.

- Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, hiến pháp quy định mục đích phát triển của nền văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ; chính sách của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển văn hóa giáo dục, khoa học và công nghệ; chính sách xã hội của Nhà nước.

Nói tóm lại, từ những phân tích trên đây có thể thấy rằng Luật Hiến pháp điều chỉnh hai nhóm quan hệ xã hội sau:

– Thứ nhất, nhóm quan hệ xã hội gắn với việc xác định cơ sở của quyền lực nhân dân bao gồm chế độ chính trị chế độ kinh tế văn hóa – xã hội.

– Thứ hai, nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân bao gồm tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước quyền và nghĩa vụ của công dân.

3. Đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính

3.1 Khái niệm

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính là những quan hệ xã hội hầu hết phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước với nội dung là chấp hành và điều hành:

– Việc thành lập, cải tiến cơ cấu bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước.

– Các hoạt động quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội trên từng địa phương và từng ngành.

– Trực tiếp phục vụ nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây phải được xác định là mục tiêu hàng đầu của quản lý hành chính.

– Khen thưởng, trao danh hiệu cho các cá nhân tổ chức có đóng góp và đạt được những thành quả nhất định trong lĩnh vực hành chính nhà nước hoặc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội theo luật định; xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính nhà nước…..

3.2 Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hành chính bao gồm những gì

* Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính NN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính NN trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính Nhà nước cấp dưới theo hệ thống ngành dọc.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn trung ương với cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp dưới trực tiếp, nhằm thực hiện chức năng quản lý.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp.

+ Giữa cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương với các đơn vị trực thuộc đóng tại địa phương đó.

+ Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các đơn vị cơ sở trực thuộc.

+ Giữa cơ quan hành chính với các đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Chính phủ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

+ Giữa cơ quan hành chính nhà với công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.

* Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình cơ quan Nhà nước xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan, nhằm ổn định về tổ chức và hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của mình.

+ Công tác nội bộ: thành lập, sáp nhập, giải thể, chia tách cơ quan nhà nước, bổ nhiệm chức vụ, chức danh…

+ Công tác nhân sự: tổ chức thi tuyển, xếp ngạch công chức, luân chuyển, tuyển dụng, điều động, biệt phái, phân công công tác,..

* Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý hành chính Nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

+ Nhà nước trao quyền trong 2 trường hợp:

+ Không có cqnn hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện hoạt động quản lý [người chỉ huy máy bay, tàu biển khi nó đã rời khỏi sân bay, bến cảng có quyền tạm giữ người có hành vi gây cản trở chuyến đi,… sau đó giao cho người có thẩm quyền giải quyết]

+ Khi NN thấy việc trao quyền này là cần thiết, đưa lại hiệu quả cao hơn [tiết kiệm tiền của, thời gian thuận lợi cho các bên liên quan]

+ Cá nhân được trao quyền gồm:

+ Bất kỳ cá nhân nào khi ở trong hoàn cảnh được PL đã giả định trước

+ Là người có thẩm quyền trong cqNN, đơn vị tổ chức [không phải thẩm quyền quản lý hành chính] khi ở trong những hoàn cảnh nhất định được nhà nước trao quyền quản lý hành chính.

+ Tổ chức xã hội:

+ Tổ chức tự quản: ban thanh tra nd, đội tự quản an ninh, trật tự…

+ Các tổ chức chính trị – xã hội: Công đoàn được trao quyền kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động.

4. Đối tượng điều chỉnh của luật Dân sự

Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật nước ta. Luật dân sự điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là: các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.

Quan hệ tài sản: là những quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ nhằm tạo ra một tài sản nhất định. Quan hệ tài sản là hình thức biểu hiện quan hệ kinh tế. Thông qua quan hệ tài sản quá trình phân phối, trao đổi, lưu thông các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng và các thành quả khác được thực hiện. Trong đời sống xã hội quan hệ tài sản phát sinh rất đa dạng và do nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật dân sự chỉ điều chỉnh quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá tiền tệ với đặc trưng là giá trị tính được bằng tiền đền bù ngang giá. Nhưng cũng có một số quan hệ tài sản không có tính chất đền bù ngang giá như thừa kế, cho, tặng.

Quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người không mang tính chất kinh tế, không được tính bằng tiền, nó phát sinh từ một giá trị tinh thần [giá trị nhân thân] của một cá nhân hay một tổ chức và luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự bao gồm các quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản và các quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản. Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần, tồn tại một cách độc lập không liên quan gì đến tài sản và được quy định là các quyền nhân thân như quyền đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm. Những quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản là những quyền nhân thân có thể làm phát sinh những quyền tài sản như là quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sáng tạo…

5. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật của ngành luật đó điều chỉnh. Các quan hệ xã hội được các quy phạm PLHS tác động tới là đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Luật hình sự chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội khi có tội phạm xảy ra và đó cũng chính là các quan hệ PLHS.

Vậy, Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện tội phạm. Thời điểm bắt đầu xuất hiện quan hệ pháp luật hình sự là thời điểm người phạm tội bắt đầu thực hiện tội phạm và quan hệ pháp luật này chấm dứt khi người phạm tội được xóa án tích. Trong cả quá trình này xuất hiện đồng thời quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, quan hệ pháp luật dân sự… Tuy nhiên, quan hệ pháp luật tố tụng hình sự, đa số trường hợp bắt đầu xuất hiện khi có quyết định khởi tố vụ án và quyết định khởi tố bị can.

Luật Minh Khuê [Biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề