Phân tích và xây dựng bảng mô tả công việc của điều dưỡng hàng 4

Nhằm giúp các bạn trẻ quan tâm đến ngành Điều dưỡng hiểu rõ hơn về ngành này, bài viết sau đây xin chia sẻ bảng mô tả công việc của nhân viên Điều dưỡng tại bệnh viện.

Bảng mô tả công việc của nhân viên Điều dưỡng tại bệnh viện

Điều dưỡng viên là lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, kiểm tra tình trạng người bệnh và các công việc khác để phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khỏe cho người bệnh từ lúc mới nhập viện cho đến khi phục hồi.

Cô Lê Thị Trinh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tại các bệnh viện, Điều dưỡng viên thực hiện công việc lên chi tiết phác đồ chăm sóc người bệnh, phối hợp, điều chỉnh, lưu trữ và đảm bảo kế hoạch đi vào hoạt động, thủ tục chăm sóc bệnh nhân và xử lý các hồ sơ y tế trên máy tính.

Chi tiết các công việc của nhân viên Điều dưỡng tại bệnh viện như sau:

  • Tham gia vào quá trình tiếp nhận bệnh nhân.
  • Tham gia vào các thủ tục và phương pháp đảm bảo chất lượng dịch vụ.
  • Thực hiện những bước chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân như tắm rửa, gội đầu, giúp đứng dậy và di chuyển.
  • Chuẩn bị và dọn giường cho bệnh nhân; Sử dụng những dụng cụ hỗ trợ và biện pháp phòng ngừa chứng lở loét hoặc huyết khối.
  • Lấy đồ ăn, nước uống và giúp đỡ bệnh nhân ăn uống.
  • Đưa ra và thực hiện các biện pháp chăm sóc điều trị [băng bó, tiêm].
  • Xác nhận dữ liệu về tình trạng bệnh nhân [nhận biết bệnh nhân sau phẫu thuật hay điều trị bên ngoài, khẩu vị, tình trạng giấc ngủ, trạng thái nhận thức của bệnh nhân, tiến hành đo nhiệt độ cơ thể, huyết áp, mạch và trọng lượng cơ thể bệnh nhân].
  • Thực hiện lộ trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ như cấp phát thuốc, chăm sóc các vết thương, thay băng và nẹp.
  • Thực hiện và giúp đỡ việc tiêm, truyền, lấy máu, rửa vết thương.
  • Chuẩn bị bệnh nhân cho thủ tục chẩn đoán, điều trị hoặc phẫu thuật và theo dõi các hoạt động này [ví dụ như cho quá trình chụp, chiếu, kiểm tra chức năng cơ thể, phẫu thuật…].
  • Chăm sóc và theo dõi bệnh nhân trong những phòng bệnh chuyên khoa, ví dụ như chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu, bệnh nhân trong khoa bệnh truyền nhiễm, nội khoa, khoa tâm thần, phụ khoa hay chỉnh hình…
  • Chăm sóc người bệnh lúc lâm chung.
  • Tổ chức và quản lý
  • Viết báo cáo điều dưỡng.
  • Thực hiện công tác tổ chức hành chính và xử lý những hóa đơn, thủ tục liên quan đến dịch vụ điều dưỡng.
  • Quản lý thuốc theo quy định.
  • Tư vấn cho bệnh nhân và gia đình
  • Tham gia vào quá trình chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng của bệnh nhân, đặc biệt là thông báo cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng sức khỏe và hướng dẫn các biện pháp tự điều trị.
  • Hợp tác với các dịch vụ y tế [bảo hiểm y tế, hoạt động trợ giúp về y tế].

Để trở thành một Điều dưỡng viên giỏi, thành thạo các công việc của Điều dưỡng viên thì thí sinh nên chọn trường Y Dược đào tạo uy tín để được đào tạo một cách bài bản về kiến thức chuyên môn lẫn tay nghề.

Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng năm 2021

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur địa chỉ đào tạo gắn liền với thực hành

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực đào tạo nhân lực khối ngành sức khỏe nói chung và ngành Điều dưỡng nói riêng. Nhà trường có đội ngũ giảng viên, bác sĩ, dược sĩ giàu kinh nghiệm giảng dạy tại trường đảm bảo đầu ra cho các bạn với mục tiêu “Sâu Y lý – Giỏi Y thuật – Giàu Y đức”.

Chương trình đào tạo đạt chuẩn, mang tính ứng dụng cao, đào tạo bám sát thực tế, chú trọng thực hành. Bên cạnh đó, nhà trường có đầy đủ cơ sở vật chất, phòng học, phòng thí nghiệm đầy đủ, trang thiết bị giảng dạy hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập tốt nhất cho sinh viên.

Năm 2021, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng chính quy theo hình thức xét tuyển thẳng thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến tại đường link sau:

Hoặc gửi hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Điều dưỡng năm 2021 theo hình thức trực tiếp hoặc nộp chuyển phát nhanh qua bưu điện về địa chỉ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại:

Nộp hồ sơ tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

  • Cơ sở đào tạo Hà Nội: Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 - 0996.212.212.
  • Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Số 49 Thái Thịnh, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội [Bệnh viện Châm cứu Trung Ương] - VPĐD: Phòng 506, Tầng 5, Nhà 2. Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
  • Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  37/3 Ngô Tất Tố, Phường 21, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 09.6295.6295
  • Cơ sở đào tạo TP Hồ Chí Minh: Số  913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0799.913.913
 

Có rất nhiều chuyên ngành điều dưỡng khác nhau như chăm sóc đặc biệt, chăm sóc bệnh nhân ung thư, chăm sóc trẻ sơ sinh, nhi khoa, lão khoa, hộ sinh, khoa ngoại,... Nhiều điều dưỡng có thể hoạt động cùng lúc nhiều chuyên khoa khác nhau, ví dụ như ung thư nhi khoa,... Cũng có nhiều điều dưỡng làm công việc hành chính, chăm sóc sức khỏe ban đầu và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Việc làm Nhân viên điều dưỡng

Nhân viên điều dưỡng phụ trách những công việc gì?

I. Trách nhiệm của Nhân viên điều dưỡng

Điều dưỡng chăm sóc là người trực tiếp theo dõi sức khỏe bệnh nhân theo thông tin ghi trên bệnh án, triệu chứng và phản ứng với phác đồ điều trị. Họ cũng sẽ thường xuyên gặp gỡ người nhà bệnh nhân để hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sau khi rời khỏi bệnh viện. Ngoài ra, nhân viên điều dưỡng có thể sẽ phải thực hiện thêm một số công việc khác tùy theo yêu cầu của đơn vị tuyển dụng. Dưới đây là một vài công việc thường thấy nhất trong bản mô cả công việc của điều dưỡng viên:

  • Tiếp nhận bệnh nhân vào các cơ sở y tế, bệnh viện.
  • Thực hiện các thủ tục xét nghiệm đặc biệt theo quy định và theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Tiếp cận, tìm hiểu tình trạng, yêu cầu của bệnh nhân và đáp ứng những yêu cầu này nếu có thể.
  • Đánh giá kết quả xét nghiệm để chuẩn đoán tình trạng của bệnh nhân.
  • Tham gia vào quá trình chăm sóc đặc biệt và cấp cứu bệnh nhân.
  • Đưa ra các quyết định trong quá trình làm việc dựa trên nghiệp vụ điều dưỡng.
  • Quản lý các loại thuốc kê đơn và không kê đơn.
  • Cùng với các điều dưỡng khác lên kế hoạch và phân chia công việc chăm sóc tất cả bệnh nhân.
  • Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thực hiện theo chỉ định của bác sĩ.

II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với nhân viên điều dưỡng

Để trở thành một nhân viên điều dưỡng, bạn cần phải có bằng Trung cấp trở lên các chuyên ngành như Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng hộ sinh, Xét nghiệm Y học hoặc một lĩnh vực liên quan khác. Hoàn thành một trong những khóa học này, bạn sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để hoàn thành tốt công việc của mình như:
  • Kiến thức về khoa học sức khỏe.
  • Nắm vững các quy trình chuẩn đoán, kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và nâng cao [truyền dịch, tiêm, khâu/rửa/băng bó vết thương,...].
  • Kỹ năng phân tích và áp dụng nguyên lý điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe vào thực tế công việc.
  • Có khả năng hỗ trợ bác sĩ, y tá triển khai hoạt động khám chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân.
  • Có khả năng giáo dục và tư vấn tâm lý cho bệnh nhân.
  • Am hiểu các biện pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe con người.
  • Dược lâm sàng.
  • Chăm sóc sức khỏe ban đầu.
  • Am hiểu các thủ tục hành chính bệnh viện.
  • Sự tự tin, chuyên nghiệp khi hành nghề.

Thu nhập của nhân viên điều dưỡng bao nhiêu mỗi tháng?

III. Mức lương của nhân viên điều dưỡng

Mức lương nhân viên điều dưỡng ở Việt Nam hiện được chia thành 4 bậc như sau:

  • Sinh viên mới ra trường: 3 - 4 triệu đồng/tháng.
  • Người có 1 năm kinh nghiệm: 4 - 5 triệu đồng/tháng.
  • Người có 2 - 5 năm kinh nghiệm: 6 - 7 triệu đồng/tháng.
  • Từ 5 năm kinh nghiệm trở lên [trưởng khoa điều dưỡng]: 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố quyết định mạnh mẽ nhất đến mức lương chính là kinh nghiệm bởi nó sẽ góp phần nâng cao năng lực và cả tay nghề của nhân viên y tế. Mức lương trên cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào nơi làm việc cũng như năng lực thực tế của bản thân nhân viên điều dưỡng.
Ngoài ra, nếu như muốn nâng cao mức lương hơn nữa thì có thể tham gia các khóa học đào tạo liên thông, đi du học nước ngoài hoặc đi xuất khẩu lao động tại các nước phát triển có nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng cao như Nhật Bản, Đức,... hoặc làm thêm ở các phòng khám ngoài giờ sau ca làm việc chính.

IV. Phẩm chất cần có của Nhân viên điều dưỡng​

Nhân viên điều dưỡng là người tiếp xúc thường xuyên và hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị, phục hồi nên cần có những kỹ năng nhất định. Đây là công việc không phải ai cũng có thể đảm nhận bởi mang đặc trưng riêng. Để trở thành nhân viên điều dưỡng chuyên nghiệp, ứng viên cần có những phẩm chất, kỹ năng như:
  • Lòng trắc ẩn: Điều dưỡng viên phải có tình yêu thương đối với bệnh nhân và thực sự cố gắng hết mình vì sức khỏe của người bệnh.
  • Sự tỉ mỉ và khả năng tổ chức, sắp xếp công viêc: Tính tỉ mỉ và kỹ năng tổ chức công việc tốt sẽ giúp nhân viên điều dưỡng làm việc theo đúng quy trình, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bản thân và cả đồng nghiệp khác.
  • Khả năng tư duy logic: Kỹ năng này sẽ cho phép các nhân viên điều dưỡng đánh giá vấn đề và đưa ra giải pháp thiết thực trước khi nó trở nên quá phức tạp.
  • Sự bình tĩnh và nhẫn nại: Bệnh viện và các cơ sở y tế luôn xảy ra các tình huống phức tạp, dễ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý; vì thế, sự kiện định và bình tĩnh sẽ giúp nhân viên y tế nhìn nhận vấn đề một cách đơn giản và giải quyết khéo léo hơn.
  • Biết lắng nghe và kỹ năng giao tiếp tốt: Điều dưỡng viên phải biết lắng nghe và có kỹ năng giao tiếp tốt với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của họ trong quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, không phải một điều dưỡng là có thể hoàn thành công việc, họ sẽ phải cùng hợp tác với những nhân viên y tế khác để đáp ứng yêu cầu từ phía bệnh viện, bác sĩ hay bệnh nhân.
  • Khả năng đa nhiệm: Nhân viên y tế sẽ không chỉ làm một công việc duy nhất, họ sẽ phải cùng lúc chăm sóc nhiều bệnh nhân khác nhau; do đó, cần phải có khả năng đa nhiệm để thực hiện nhiều nhiệm vụ mà không mắc lỗi.

Đa số nhân viên điều dưỡng [khoảng 60%] làm việc trong các bệnh viên, phần còn lại có thể làm việc ở các trung tâm y tế, phòng khám ngoài giờ của bác sĩ hay cung cấp dịch vụ y tế gia đình, trong trường học, công xưởng,...

Những kỹ năng nhân viên điều dưỡng cần có để đáp ứng yêu cầu công việc

Mặc dù nhu cầu tuyển dụng điều dưỡng rất cao và mức lương, chế độ đãi ngộ trọng lĩnh vực này cũng khá tốt nhưng họ cũng phải đối mặt với không ít những rủi ro trong quá trình làm việc. Họ cũng có nguy cơ bị chấn thương kéo dài nếu như điều kiện thể chất không đảm bảo. Vì vậy, nhìn chung nhân viên điều dưỡng thường gặp nhiều áp lực cả với sức khỏe thể chất và tinh thần. Ngoài ra, nhân viên điều dưỡng phải làm việc theo ca trực nên có áp lực thời gian, thường khó được nghỉ ngày lễ.
Điều dưỡng viên cũng phải sẵn sàng đến bệnh viện làm việc bất cứ khi nào, trong những trường hợp khẩn cấp dù là không phải trong ca trực của mình. Tuy nhiên, bất cứ ngành nghề nào cũng đều có những khó khăn của riêng nó. Và nếu như bạn thực sự tâm huyết với nghề nhân viên điều dưỡng thì hãy cứ tự tin theo đuổi ước mơ của mình. Với tất cả sự quyết tâm và cố gắng, bạn chắc chắn sẽ thành công. Bên cạnh đó các bạn cũng tham khảo thêm những vị trí việc làm khác trong nghành y như dược sĩ, y sĩ, y tá, phụ tá, trình dược viên, bác sĩ...để có thể lựa chọn cho mình việc làm phù hợp nhất.

Hiện nay, cơ hội tìm kiếm việc làm của người lao động luôn được rộng mở. Nếu bạn yêu thích công việc nhân viên điều dưỡng thì có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp tại các trang web hỗ trợ nhà tuyển dụng đăng tuyển nhân sự như JobOKO.com. Tại trang chủ JobOKO, bạn chỉ cần nhấn vào việc làm theo ngành nghề mình mong muốn là sẽ hiện ra hàng loạt các tin tuyển dụng mới nhất để bạn lựa chọn.

MỤC LỤC:
I. Trách nhiệm của Nhân viên điều dưỡng
II. Yêu cầu trình độ và kỹ năng đối với nhân viên điều dưỡng
III. Mức lương của nhân viên điều dưỡng
IV. Phẩm chất cần có của Nhân viên điều dưỡng​

Đọc thêm: Học Y dược xin việc ở đâu?

Đọc thêm: Kinh nghiệm xin việc làm ngành y cho sinh viên mới ra trường

Video liên quan

Chủ Đề