Phật đản nghĩa là gì

Vào dịp rằm tháng tư âm lịch hàng năm chúng ta vẫn thường thấy người dân khắp mọi nơi đều đến chùa chiền trong địa phương để dự lễ hội. Đó là đại lễ Phật đản -  một trong những ngày lễ lớn nhất của Phật Giáo. Vậy ngày lễ mừng Phật đản này là gì, có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của mọi người? Hãy cùng tìm hiểu về ngày lễ này qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu ngày Phật đản là gì?

Lễ Phật đản còn được gọi là Vesak là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ- đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni vào năm 624 TCN. Đây được xem là một trong những lễ lớn nhất của Phật Giáo nên được nhiều người dân tham gia.

Phật đản là ngày lễ chào mừng Đức phật ra đời.

Ngày Phật đản được xép vào 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bao gồm: lễ Phật đản, lễ Vu Lan và lễ Thành Đạo. Trước năm 1959 các nước thuộc khu vực Đông Á thường tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch nhưng sau Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Colombo, 26 nước thành viên đã thống nhất ngày Phật đản là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm [tức 15/4 âm lịch].

Từ năm 1999, ngày Phật đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là lễ hội văn hóa tâm linh của thế giới và ngày lễ này là một trong ba lễ cấu thành nên lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak: Lễ Phật đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn.

Nguồn gốc của Lễ Phật Đản?

Lễ Phật đản được ra đời từ điển tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa thuộc dòng họ Cồ Đảm, vương tộc Thích Ca được sinh ra vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch [theo lý giải của phái Nam tông] và ngày 8/4 âm lịch [theo lý giải của phái Bắc tông] tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Chính vì thế lễ Phật đản thường được tổ chức vào rằm tháng 4 để kỷ niệm ngày đức Phật đản sinh.

Ý nghĩa lễ Phật đản

Vào ngày lễ các Phật tử thường vinh danh Tam bảo là Phật, Pháp và Tăng sau đó thực hành ăn chay, giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm, thực hành bố thí, làm việc thiện đối với những người có những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Bên cạnh việc hộ trì cúng dường Tam bảo, qua ngày lễ Phật đản các Phật tử sẽ bớt được các tính xấu đồng thời truyền đạt những giáo lý tốt đẹp cho mọi người xung quanh để cùng nhau sống bình an, hạnh phúc.

Vào những ngày này, Phật tử sẽ chỉ ăn chay, không sát sinh và còn tổ chức những hình thức phóng sinh, dâng hoa, cúng dường và tắm Phật để tâm tính được nhẹ nhàng hơn, thấm nhuận thêm những đạo lý mà đạo Phật muốn ứng dụng vào cuộc sống như: biết ơn đấng sinh thành, không tham sân si, đố ký, biết sống hiền lành, vị tha,....

2. Lễ phật đản 2022 được tổ chức ngày nào?

Phật đản được công nhận là một ngày lễ chính thức của Việt Nam từ năm 1958 và dần được tổ chức long trọng hơn với nhiều hoạt động phong phú như: diễu hành xe hoa trên đường phố, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các họa động từ thiện.

Phật đản thường được tổ chức vào rằm tháng tư hàng năm.

Những năm gần đây, lễ Phật Đản được coi là lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia của không chỉ Phật tử mà của mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước. Trong tuần lễ mừng Phật đản sẽ có những buổi tụng kinh siêu độ dành cho những vong linh, lễ sám hối,.... và đến trưa rằm tháng 4 sẽ chính thức tổ chức lễ với hình thức tắm Phật kéo dài đến hết ngày.

Ngày lễ Phật đản 2022 theo lịch vạn niên được diễn ra vào chủ nhật, ngày 15 tháng 5 dương lịch tức 15 tháng 4 âm lịch. Tuy nhiên có một số chùa sẽ tổ chức trước hoặc sau ngày này để đảm bảo bà con có thể được tham gia lễ Phật đản ở nhiều địa điểm trong và ngoài địa phương của mình.

3. Những việc nên làm vào lễ mừng Phật đản

Chính vì đây là một ngày lễ lớn và là một trong 3 lễ lớn của đạo Phật nên nếu bạn tham gia ngày lễ này nên thực hiện một số việc sau để bản thân trở nên tốt hơn, tâm thanh tịnh hơn.

Nghi thức tắm Phật thường được tổ chức vào ngày lễ này.

Ăn chay niệm Phật

Vào những ngày lễ của Phật giáo các Phật tử phải ăn chay, không được sát sinh động vật để tích đức cho bản thân và con cháu sau này. Nếu sát sinh quá nhiều ắt sẽ phải chịu quả báo.

Lau dọn nhà cửa và vị trí ban thờ

Đây là ngày trọng đại tưởng nhớ sự ra đời của Đức Phật nên bạn cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, trang trí và lau dọn ban thờ thật trang trọng để thể hiện sự thành thâm của mình.

Nghe giảng đạo

Vào tuần lễ mừng Phật đản sanh các Phật tử có thể đến chùa làm công quả và nghe những bài giảng của sư thầy về triết lý, đạo đức sống. Nhờ đó chúng ta có thể tĩnh tâm, tự chiêm nghiệm về những hành động đúng sai của bản thân, khiến tâm hồn được thanh thản hơn.

Khi tổ chức lễ ở chùa, các Phật tử thường dựng lễ đài, trang trí xe hoa một cách trang nghiêm và tiến hành nghi thức tắm Phật để cầu bình an cho bản thân và những người thân trong gia đình.

Vệ sinh làng xóm

Thông thường vào ngày 8/4 âm lịch ngoài việc vệ sinh nhà cửa của mình các Phật tử nên làm các công tác xã hội như: bảo vệ môi trường, dọn dẹp đường phố nơi mình sinh sống. Đây là việc làm ý nghĩa giúp môi trường sống của mình sạch sẽ hơn.

Làm nhiều việc thiện

Trong những ngày lễ này các Phật tử thường sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là việc làm thể hiện sự từ bi, độ lượng, tương thân tương ái của con người với con người. Những hành động này chính là thể hiện tình yêu thương, nhân hậu mà Đức Phật vẫn thường truyền bá đến mọi người. Chính vì thế, không chỉ vào ngày Phật đản mà trong cuộc sống hàng ngày bạn cũng nên duy trì sự từ bi, độ lượng này để bản thân mình trở nên tốt hơn.

Lễ Phật đản là ngày lễ lớn và quan trọng, nó sẽ giúp bạn tự nhìn nhận lại bản thân và dần sửa đổi những bản tính xấu của mình nhờ vào những đạo lý của đạo Phật. Hãy cùng tham gia và khám phá những điều tuyệt vời về cuộc sống, con người qua lễ hội lớn của Phật giáo nhé.

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đây là ngày kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII trước công nguyên trong hình hài của một nhân vật lịch sử.

Đại lễ Phật Đản ngày nào?

Đại đức Thích Minh Phú, trụ trì chùa Tường Nguyên [TP.HCM] cho biết, Phật Đản là ngày Đức Phật thị hiện nơi trần thế. Trước kia, các quốc gia theo truyền thống Bắc Tông [như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam] sẽ tổ chức lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch.

Đại lễ Phật Đản là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử 

Các quốc gia theo truyền thống Nam Tông sẽ tổ chức vào ngày 15/4 [rằm tháng tư âm lịch]. Tuy nhiên tại Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan vào năm 1950, 26 phái đoàn Phật giáo các nước thành viên đã thống nhất chọn ngày rằm tháng tư âm lịch hằng năm làm ngày Phật Đản quốc tế.

Đại đức Thích Minh Phú nói thêm, từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 [âm lịch] đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba đại lễ hợp thành Lễ Tam hợp được Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak [lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn].

Do đó, hiện nay, tại nước ta, một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo Phật Đản quốc tế nhưng cũng có một số tự viện tổ chức lễ Phật Đản theo truyền thống xưa, tức tổ chức vào ngày 8/4 âm lịch.

Thượng tọa Thích Tâm Hải, Ủy viên Thường trực Ban Trị sự, Trưởng ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM cũng cho hay, Đức Phật đản sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak [hay Vaiśākha] theo lịch pháp Ấn Độ cổ đại, tương đương với tháng rằm tháng tư âm lịch, tháng 5 tây lịch.

Tăng, Ni, Phật tử tham dự Đại lễ Phật Đản tại Việt Nam Quốc tự 

Do vậy, thông thường Đại lễ Phật Đản được tổ chức trong 1 tuần. Ở Việt Nam cũng tổ chức trong 1 tuần, bắt đầu từ ngày mùng 8/4 cho đến rằm tháng tư âm lịch.

Thượng tọa Thích Tâm Hải dẫn lời Tổng Thư ký Liên hiệp quốc António Guterres trong Thông điệp nhân Ngày Vesak năm 2021: “Khi tôn vinh sự kiện Đản sinh, Thành đạo và Nhập diệt của Đức Phật, tất cả chúng ta cũng đồng thời được truyền cảm hứng từ những lời dạy của Ngài”, điều đó không phải chỉ dành cho giới Phật tử mà cho tất cả nhân loại.

“Trong thời điểm sự bất bình đẳng ngày càng gia tăng và sự độ lượng ngày một thu hẹp lại, thông điệp của Đức Phật về bất bạo động và phụng sự tha nhân trở nên thích ứng hơn bao giờ hết”, Thượng tọa Thích Tâm Hải trích thông điệp của Tổng Thư ký Liên hiệp António Guterres phát đi trong Ngày Vesak năm 2019.

Với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác, khi bắt đầu tháng tư âm lịch, nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh, cộng đồng được tổ chức để kỷ niệm ngày Phật Đản - Vesak, trong tâm niệm cúng dường Đức Phật và cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Ý nghĩa Đại lễ Phật Đản

Cũng theo Thượng tọa Thích Tâm Hải, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một con người lịch sử, được sinh ra trong một gia đình hoàng tộc, cha là vua Tịnh Phạn [Suddhodana], mẹ là hoàng hậu Māyā, được nuôi dưỡng, giáo dục để trở thành người kế vị ngai vàng, lãnh đạo Kapilavastu.

Tuy nhiên, Ngài đã từ bỏ tất cả để dấn thân chứng nghiệm, khám phá bốn sự thật của cuộc đời, đó là: khổ, nguyên nhân của khổ, sự chấm dứt khổ và phương pháp để chấm dứt sự khổ [Tứ diệu đế], giảng dạy về phương pháp cho con người có được hạnh phúc tương đối và đạt được hạnh phúc thực sự - nếu có ý chí, ngay trong cuộc đời này, được soi sáng bởi trí tuệ nhờ có chánh niệm, thực hành thiền định.

Đại lễ Phật Đản được tổ chức từ 8/4 - 15/4, bắt đầu với nghi lễ Tắm Phật 

Những lời dạy của Ngài vượt lên sự ràng buộc của các giáo điều thông thường, vượt thời gian, trở thành lối sống cho những ai muốn có được hạnh phúc thực sự cho bản thân, cộng đồng.

“Đại lễ Phật Đản là dịp tổ chức không chỉ để tôn vinh Đức Phật, mà hơn thế nữa, là cơ hội để ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên phương diện một con người lịch sử, cùng những lời dạy của Ngài. Từ đó, để cùng mỗi người tự tin nhận ra rằng những điều tốt đẹp nhất, giác ngộ và giải thoát, là điều mà ai cũng có thể đạt tới được, đó không phải là sự ban phát - đặc quyền của một đấng nào đó siêu nhiên nào đó. Tin để sống theo, từ đó từng bước có được giá trị hạnh phúc thực sự, sống an lạc giữa đời mà không còn lo âu, sợ hãi; không bị danh vọng, tiền bạc, sự hưởng thụ… nhấn chìm”, Thượng tọa Thích Tâm Hải chia sẻ.

Người dân đi chùa Đại lễ Phật Đản 

Đồng quan điểm, Đại đức Thích Minh Phú cũng giải thích, Đại lễ Phật Đản là ngày để tín đồ Phật tử tưởng nhớ lại cuộc hành trình 80 năm nơi trần thế của Đức Phật, từ đản sanh cho đến thành đạo và cuối cùng là Niết bàn tịch diệt.

Ngoài ý nghĩa tưởng nhớ, ngày này có mang một ý nghĩa thiêng liêng hơn đó là nhắc nhớ tứ chúng đệ tử Phật phải không ngừng nỗ lực tu tập, buông bỏ để trở về chính mình, tìm thấy chân tâm tự tánh, bản lai diện mục.

Theo Đại đức Thích Minh Phú, ở Việt Nam, Lễ Phật Đản tại các tự viện thường được tổ chức trang nghiêm theo nghi thức Phật giáo. Tùy theo hệ phái, nghi thức cũng có phần khác biệt nhưng tương đồng ở nghi thức thiêng liêng gọi là “Mộc dục”, tức nghi thức Tắm Phật.

“Nghi thức này nhằm tái hiện lại hình ảnh chư thiên tắm mát Đức Phật lúc Ngài vừa đản sinh theo như truyền thuyết. Nhưng hành giả phải nhớ rõ, nghi lễ chỉ là hình thức, nội dung bên trong hình thức đó mới là điều quan trọng. Lễ mộc dục gửi một thông điệp vô cùng ý nghĩa đến hành giả, đó chính là hãy dùng dòng nước thanh lương kia gột rửa thân tâm, tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân - khẩu – ý”, Đại đức Thích Minh Phú nêu ý kiến.

Cũng theo Đại đức trụ trì chùa Tường Nguyên, tại gia đình Phật tử, nếu có điều kiện sẽ tôn trí bảo tướng Thích Ca Sơ Sinh, thực hành nghi thức Mộc dục như ở các tự viện Phật giáo, còn nếu không có điều kiện thì sẽ trang hoàng ban thờ Phật tại nhà mình, dâng hương tưởng niệm. “Quan trọng nhất trong việc học Phật là thông qua hình thức tìm thấy ý nghĩa giác ngộ bên trong, chứ không phải mải mê nơi hình thức”, Đại đức Thích Minh Phú nhấn mạnh./.

[Q.Đ tổng hợp]

  • Nhằm đẩy mạnh hoạt động ngoại giao văn hóa để các địa phương trong và ngoài nước, các đối tác hiểu biết hơn về vùng đất và con người Yên Bái, lan tỏa những giá...

  • Tại buổi họp báo giới thiệu Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc, Lễ hội Làng Sen năm 2022 và Chương trình nghệ thuật "Người mẹ Làng Sen" do UBND tỉnh Nghệ...

  • Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bảo tàng chuyên đề lưu niệm về sự kiện Điện Biên Phủ năm 1954. Bảo tàng đã và đang làm tốt công tác sưu tầm, kiểm...

  • Sau 30 năm tái lập tỉnh đến nay, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song sự nghiệp văn hóa [VH] tỉnh Ninh Thuận đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi...

  • Hát trống quân giữ một vị trí đặc biệt trong kho tàng dân ca Việt Nam, bởi đây là một hình thức diễn xướng dân gian từng rất phổ biến tại nhiều làng quê vùng...

  • Hướng tới kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh [19.5.1890 – 19.5.2022], 68 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ [7.5.1954 – 7.5.2022], tháng 5 này,...

Video liên quan

Chủ Đề